Bài hát màu hoa đỏ của nhạc sĩ nào năm 2024

Ca khúc "Màu hoa đỏ" của cố nhạc sĩ Thuận Yến là nhạc phẩm được rất nhiều ca sĩ nổi danh như Cẩm Vân, Trọng Tấn, Tùng Dương thể hiện thành công, song có lẽ người ghi dấu ấn tốt nhất chính là ca sĩ Thanh Lam - con gái của tác giả.

Bài hát "Màu hoa đỏ" từng giành giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng [1994]. Ca khúc này cũng từng được trình diễn trong chương trình “Giai điệu tự hào” [2015] tôn vinh các bài ca đi cùng năm tháng, phát trên sóng đài truyền hình quốc gia VTV.

![ Thanh Lam biểu diễn ca khúc Màu hoa đỏ của cha trong Giai điệu tự hào tháng 3/2015 trên kênh VTV1. ][////i0.wp.com/giadinh.mediacdn.vn/2017/thanh-lam-giai-dieu-1490329602978.gif]

Thanh Lam biểu diễn ca khúc "Màu hoa đỏ" của cha trong Giai điệu tự hào tháng 3/2015 trên kênh VTV1.

Nhưng mới đây, xuất hiện thông tin ca khúc nhạc Cách mạng này đã bị cấm hát. Cụ thể, trong công văn số 120/SVHTTDL-Tr của Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang ban hành ngày 7/2/2017 có nội dung đề nghị Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành thị thông báo cho các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn quản lý trong thời hạn 30 ngày phải gỡ bỏ ngay các bài hát chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung cho phép lưu hành và phổ biến theo quy định của pháp luật.

Trong danh mục các bài hát được chú thích là “chưa được phê duyệt nội dung và cho phép lưu hành, cấm phổ biến” đi kèm với công văn trên có ca khúc “Màu hoa đỏ” của cố nhạc sĩ Thuận Yến. Sáng tác này còn được ghi rõ là nhạc đỏ.

![ Ca khúc của cố nhạc sĩ Thuận Yến bị liệt vào trong danh sách các ca khúc mà lãnh đạo Sở VHTTDL Tiền Giang cấm lưu hành và phổ biến ][////i0.wp.com/giadinh.mediacdn.vn/2017/photo-0-1490328471655.jpg]

Ca khúc của cố nhạc sĩ Thuận Yến bị liệt vào trong danh sách các ca khúc mà lãnh đạo Sở VHTTDL Tiền Giang cấm lưu hành và phổ biến

Một ca khúc thuộc dòng nhạc Cách mạng được tôn vinh trong chương trình "Giai điệu tự hào" ở sóng truyền hình quốc gia lại bị cấm là một điều khó hiểu với công chúng yêu nhạc.

Trả lời về lý do bị cấm, ông Nguyễn Đức Đảm - Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang cho biết nguyên nhân của việc cấm lưu hành và phổ biến “Mùa hoa đỏ” là bởi ca khúc này khi được sử dụng tại các điểm kinh doanh karaoke có phần hình ảnh thể hiện chưa phù hợp với nội dung [!?].

Câu trả lời của ông Đảm đã không nhận được sự đồng tình từ phía dư luận và gây nên một làn sóng tranh cãi nảy lửa.

![ Bài hát Màu hoa đỏ do cố nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác với những hồi tưởng đẹp dễ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát đã đi cùng năm tháng với niềm tin yêu lòng tự hào dân tộc. ][////i0.wp.com/giadinh.mediacdn.vn/2017/photo-2-1490328471660.jpg]

Bài hát "Màu hoa đỏ" do cố nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác với những hồi tưởng đẹp dễ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài hát đã đi cùng năm tháng với niềm tin yêu lòng tự hào dân tộc.

Khi sự việc đã ở trong hồi tranh cãi thì ônng Phạm Văn Trọng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, việc Sở VHTTDL Tiền Giang cấm lưu hành và phổ biến ca khúc “Màu hoa đỏ” là không đúng, vì mọi người đều biết đây là một bài hát truyền thống Cách mạng nổi tiếng.

Nói về ca khúc "Màu hoa đỏ" không ai là không biết đó là một ca khúc thuộc dòng nhạc cách mạng với lời ca giàu cảm xúc bi tráng và đẹp đẽ. Vậy nên khi có thông tin ca khúc này bị cấm, dư luận hết sức bất ngờ.

Nhiều ca sĩ từng thể hiện thành công ca khúc này đã ngay lập tức lên tiếng. Chia sẻ trên Dân Trí, Trọng Tấn nói: "“Tôi tin là có sự nhầm lẫn ở đây. Và nếu có sự nhầm lẫn thì cần phải rà soát lại xem ở khâu nào, do lỗi đánh máy hay nhầm lẫn với một ca khúc khác tên na ná như thế. Nếu “Màu hoa đỏ” bị cấm hát ở Tiền Giang thì đây là vấn đề quản lý văn hóa” và chúng ta chờ đợi sự lên tiếng, phản hồi trước thông tin này từ các cấp quản lý cao hơn như Bộ VH,TT&DL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn…".

Trọng Tấn được biết đến là nam ca sĩ thuộc dòng nhạc Cách mạng, anh đã từng rất nhiều lần hát ca khúc "Màu hoa đỏ". Nam ca sĩ đã xúc động khi nói về ca khúc này: "Mỗi khi thể hiện “Màu hoa đỏ”, tôi thấm thía sự mất mát để đổi lấy tự do, độc lập cho dân tộc. Mỗi khi ngân lên: “…Việt Nam ơi ! Việt Nam ! Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con/ Việt Nam ơi ! Việt Nam ! Ngọn núi nơi anh ngã xuống…” tôi không kìm nén được xúc động…".

Đồng cảm xúc với Trọng Tấn, ca sĩ Tùng Dương cũng chia sẻ: "Ở đây có sự nhầm lẫn trong khâu thẩm định chăng? Theo tôi nghĩ, có thể ca khúc “Màu hoa đỏ” rất quen thuộc, được phổ biến rộng rãi và được nhiều người biết đến, nhiều nhất là ở miền Bắc. Có thể ở khu vực miền Tây, người dân quen hát các sáng tác của các nhạc sĩ Sài Gòn hơn, vì ca từ gần gũi với đời sống người dân nơi đây. Có lẽ vì thế nên cơ quan quản lý văn hóa nơi đây đã có sự nhầm lẫn trong việc thẩm định? Theo tôi, không có lý do gì để cấm ca khúc cách mạng này".

Tùng Dương cũng là một ca sĩ đã thể hiện rất nhiều lần ca khúc "Màu hoa đỏ" và anh cảm thấy rất xúc động mỗi lần cất lên những ca từ trong bài hát ấy. Chính vì vậy việc tin đồn, ca khúc "Màu hoa đỏ" bị cấm hát khiến anh cảm thấy bất ngờ.

Ca sĩ Thanh Lam, con gái cố nhạc sĩ Thuận Yến thể hiện ca khúc "Màu hoa đỏ" trong Giai điệu tự hào tháng 3/2015.

Chủ Đề