Baắc giang có bao nhiêu xã đạt chuẩn ntm

[ĐCSVN] - Đến hết tháng 6, cả nước có 6.022/8.177 xã [73,65%] đạt chuẩn nông thôn mới; 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT], 6 tháng đầu năm 2023, cả nước huy động được 404.618 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến hết tháng 6, cả nước có 6.022/8.177 xã [73,65%] đạt chuẩn nông thôn mới [tăng 0,6% so với cuối năm 2022]. Trong đó, có 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao [tăng 330 xã] và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu [tăng 55 xã]; bình quân đạt 16,9 tiêu chí/xã.

Bên cạnh đó, đã có 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới [tăng 8 đơn vị, chiếm 40,8% tổng số đơn vị cấp huyện cả nước]; có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới [tăng 1 địa phương]. Trong đó có 5 tỉnh [Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương] đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bộ NN&PTNT cho biết thêm, đến hết tháng 6, có 63/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận 9.852 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên [trong đó có 42 sản phẩm đạt 5 sao] với 5.069 chủ thể tham gia. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng cuối năm, Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023 đảm bảo chất lượng, hiệu quả và bền vững. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn về các nội dung mới, yêu cầu mới của Chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai; lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình năm 2023. Hướng dẫn các địa phương triển khai hiệu quả 6 Chương trình chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình và tiếp tục vận động, thực hiện các dự án quốc tế, chương trình phối hợp với đối tác nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chương trình./.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành các quyết định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 bao gồm xã Tiến Dũng, Tư Mại huyện Yên Dũng và Tân Hưng, Quang Thịnh, Đại Lâm huyện Lạng Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang và các xã được công nhận có trách nhiệm tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định; tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.

Bắc Giang công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, năm 2022, Bắc Giang có kế hoạch xây dựng thêm 18 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, đến nay đã có 5 xã về đích, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao toàn tỉnh lên 42 xã, đạt tỷ lệ 23% tổng số xã.

Phấn đấu đến hết năm 2022, tỉnh Bắc Giang có thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế 145/182 xã đạt chuẩn, chiếm 79,7%; có 19 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 94 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Số tiêu chí bình quân/xã năm 2022 đạt 17,1 tiêu chí/xã. Triển khai công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở năm 2022.

Sang năm 2023, Bắc Giang sẽ phấn đấu có thêm huyện Lục Nam đạt chuẩn nông thôn mới, có thêm 17 xã nông thôn mới nâng cao và thêm 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện từ tỉnh tới cơ sở. Nội dung xây dựng nông thôn mới đã được cụ thể hóa thành chỉ tiêu phấn đấu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, kế hoạch của UBND các cấp giai đoạn 2021 - 2025. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tiếp tục được thực hiện thường xuyên hơn tại các xã giao đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao và kiểu mẫu.

[HNMO] - Ngày 17-2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới [NTM] các cấp năm 2023.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo báo cáo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 2-2023, cả nước đã có hơn 6.000/8.211 xã [hơn 73%] đạt chuẩn NTM; trong đó, có 958 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 113 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí.

Tuy nhiên, kết quả xây dựng NTM của một số vùng vẫn còn khoảng cách, chênh lệch lớn: vùng đồng bằng sông Hồng đạt 100%; Đông Nam Bộ đạt 92,6%; còn khu vực miền núi phía Bắc mới đạt 47,5% và Tây Nguyên đạt 57,8%.

Đối với Chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP], hết năm 2022 đã có 8.867 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Mục tiêu năm 2023, cả nước sẽ có 78% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 25 số xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu; có ít nhất 270 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; có từ 7-8 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và có khoảng 9.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí về OCOP.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 5 vấn đề cốt lõi để phấn đấu đạt được chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Cụ thể là: Xây dựng NTM gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Theo đó, vấn đề thứ nhất là trao đổi, thống nhất, quán triệt về tư duy, cách làm trong toàn hệ thống văn phòng, cán bộ tham mưu công tác xây dựng NTM từ trung ương đến địa phương; về nội hàm, định hướng, yêu cầu trong xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Thứ hai, đưa ra giải pháp triển khai đồng bộ các quy định về quản lý, tổ chức, cơ chế phối hợp thực hiện chương trình xây dựng NTM giữa các bộ, ngành và các địa phương.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ để tập trung hoàn thành mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn 2021-2025.

Thứ tư, đề xuất các giải pháp phối hợp thực hiện, cơ chế lồng ghép và huy động các nguồn lực để ưu tiên tập trung thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn nông thôn.

Vấn đề cuối cùng các đại biểu thảo luận là Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có một điểm rất mới so với các giai đoạn trước, đó là: Ngoài việc ban hành Chương trình xây dựng NTM chung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 Chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM.

Ngoài việc triển khai thực hiện 11 nội dung của Chương trình xây dựng NTM, các sở, ngành và các địa phương cần làm gì, làm như thế nào để cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề theo hướng sát thực nhất.

Chủ Đề