Bà đẻ bao lâu thì được tắm

Sinh mổ giúp mẹ bầu “vượt cạn” thành công và tránh nhiều biến cố nguy hiểm. Sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội đến nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng bỉm sữa.

Sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội lại? Phụ nữ sau sinh mổ cần được chăm sóc cẩn thận để sớm trở về với sinh hoạt thường ngày. Và việc đầu tiên các mẹ cần làm đó chính là tắm gội và vệ sinh thân thể để tránh vết thương bị nhiễm trùng.

Nhiều chị em cho rằng cần kiêng cữ ít nhất vài tuần theo phong tục của ông bà. Song số khác lại ủng hộ việc tắm ngay sau sinh của các mẹ Tây. Bài viết dưới đây của MarryBaby sẽ giúp các mẹ tìm ra được vấn đề cho câu hỏi trên nhé!

Có nên tắm sau khi sinh mổ?

Phương pháp sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn so với sinh thường. Nếu chăm sóc sau sinh mổ không cẩn thận, bà đẻ có thể sẽ gặp phải những biến chứng khó lường như nhiễm trùng; chảy máu; nứt chỉ vết thương.

Sau sinh mổ được trở về nhà từ bệnh viện, hầu hết sản phụ đều muốn được tắm gội cho sạch sẽ và dễ chịu. Nhưng việc này có nên không? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!`

Câu trả lời là có. Sau khi sinh mổ, sản phụ có thể tắm sơ qua để vệ sinh cơ thể. Song cần lưu ý, bạn không được chà rửa vào khu vực vết mổ. Nếu vết mổ được băng kín thì bạn nên đợi vài ngày sau mới tắm.

>> Xem thêm: Sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội

Sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội?

Sau khi sinh mổ bao lâu thì được tắm? Theo phong tục của người Việt, dù sinh bằng phương pháp nào thì bà đẻ cũng cần phải kiêng cữ vài tuần mới được tắm gội.

Theo khoa học, việc tắm gội sau khi sinh mổ không cần phải kiêng cữ nghiêm ngặt. Nhưng vì vết mổ thường phải mất một tuần mới lành lại. Cho nên trong thời gian này, bà đẻ cần tránh làm chỉ khâu bị ướt. Bởi vì việc này có thể gây nhiễm trùng vết thương khiến sản phụ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Thông thường, bạn nên đợi đến khi nào các dải băng vết thương tự rơi ra khỏi vết mổ thì mới tắm. Tốt hơn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa để được tư vấn về việc vệ sinh và chăm sóc sau sinh.

Cách tắm sau khi sinh mổ để an toàn cho sản phụ

  • Bạn có thể để nước chảy qua vết mổ; song cần tránh sử dụng vòi sen tay hoặc dội nước trực tiếp lên vết mổ.
  • Sản phụ nên tắm bằng xà bông sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên chà xà bông trực tiếp lên vết mổ.
  • Bạn nên tắm bằng nước ấm vì nước quá lạnh hoặc quá nóng; có thể dẫn đến các biến chứng cho vết mổ.
  • Tuyệt đối không được dùng nước hoa hoặc dầu tắm vì hai sản phẩm này có thể gây kích ứng vết mổ.

Những lưu ý khi tắm gội sau sinh mổ

Bên cạnh việc sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội, các mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý:

  • Sau khi trải qua việc sinh mổ, cơ thể của mẹ rất yếu. Do sức đề kháng không được tốt nên dễ bị các loại bệnh tấn công. Vì thế các mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe thật tốt.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nhớ vận động nhẹ để tránh động đến vết mổ sẽ gây đau nhức. Thông thường vết mổ sẽ bắt đầu lành lại sau khoảng 3 tuần đầu.
  • Quan trọng nhất, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và khả thể kích thích sữa. Điều này sẽ giúp cho mẹ có thêm sữa nuôi con trong những ngày mới sinh.
  • Dù mẹ bỉm sinh thường hay sinh mổ đều phải dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con yêu. Thời gian nghỉ ngơi này sẽ giúp cho mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, vết mổ của mẹ cũng sẽ nhanh chóng lành lại.

Lợi ích của việc tắm sau khi sinh mổ

Sau khi trải qua thời khắc sinh mổ, sản phụ vô cùng đau đớn về thể xác và mệt mỏi về tinh thần. Vì thế, thư giãn sau sinh rất cần thiết để bà đẻ nhanh phục hồi thể chất cũng như tâm lý.

Việc tắm với nước ấm sau sinh là một trong những giải pháp khoa học mà sản phụ nên áp dụng

  • Nước ấm giúp cơ xương chậu thư giãn.
  • Việc tắm cũng tăng tốc quá trình phục hồi.
  • Một số phụ nữ bị bệnh trĩ hay bị viêm; kích thích và sưng hậu môn hơn sau khi sinh. Việc tắm bằng nước ấm có thể làm giảm sưng và giảm viêm vùng trĩ cho sản phụ.

>> Xem thêm: 9 điều bất ngờ sau khi sinh mổ

Phẫu thuật sinh mổ ngày càng phổ biến. Vì thế, biết cách chăm sóc sau sinh mổ sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi và giảm thiểu các nguy cơ từ biến chứng vết mổ.

Sinh mổ sau bao lâu thì được tắm gội cũng là một trong những về đề nổi bật của việc chăm sóc sau sinh mổ mà bà đẻ cần quan tâm. Việc tắm gội sau sinh là việc rất cần thiết, tuy nhiên bạn cũng cần tránh làm hại đến viết thương. Hy vọng với các chia sẻ của MarryBaby trong bài viết này có thể giúp các sản phụ yên tâm với việc tắm gội sau sinh mổ. Nếu còn thắc mắc gì về chuyện sau sinh, các mẹ bỉm có thể truy cập vào trang MarryBaby để tìm lời giải đáp nhé. Chúc các mẹ bỉm luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Từ xa xưa, theo quan niệm dân gian của các cụ, phụ nữ sau sinh không nên đụng nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc tắm gội, ăn uống nước lạnh không tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Vậy mẹ sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp nhé. 

Phụ nữ sau sinh kiêng tắm nước lạnh bao lâu

Kiêng nước lạnh được chia thành nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kiêng tắm gội, kiêng ăn uống. Đối với việc tắm gội nước lạnh, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên kiêng trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu mẹ sinh em bé vào mùa đông, thì nên dùng nước ấm trong sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. 

Có nhiều quan điểm cho rằng, mẹ sau sinh đang ở cữ nên hạn chế tắm gội. Vậy điều này đúng hay sai? 

Về cơ bản, mẹ đang ở cữ có thể tắm gội để đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng nấm, viêm nhiễm. Cụ thể: 

  • Sinh thường: Có thể rửa, lau người sau 1 đến 2 ngày sinh. Tắm gội nên từ 3 đến 4 ngày sau sinh. Bởi lúc này, sức khỏe của mẹ đã ổn định, việc tiếp xúc với nước không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Sinh mổ: Có thể rửa, vệ sinh sau 2-3 ngày, cần đảm bảo lau khô cơ thể, vết mổ sau mỗi lần tắm để tránh nhiễm trùng. Về tắm gội, mẹ nên kiêng tắm trong 6 đến 7 ngày đầu tiên. 

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không kiêng nước lạnh

Nếu mẹ không kiêng nước lạnh sau khi sinh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. 

  • Sức khỏe suy yếu: Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng nước lạnh sẽ bị nhiễm hàn, gây tổn thương đến thể chất bên trong như lạnh tử cung, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, mẹ cũng rất dễ bị ốm, cảm cúm, tăng nhịp tim, tụt huyết áp, đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Vi khuẩn dễ lây lan: Môi trường lạnh khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt mẹ sau khi vượt cạn, trải qua việc phẫu thuật rất dễ xuất hiện vi khuẩn. Việc tắm nước ấm sẽ hạn chế những tác nhân này. 

Lưu ý khi tắm gội sau sinh

  • Dùng nước ấm: Mẹ sau sinh thường, sinh mổ đều nên tắm bằng nước ấm để an toàn nhất. Nước ấm giúp mẹ thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế viêm nhiễm, nấm trên da. 

  • Tắm nhanh: Mặc dù mẹ sau sinh có thể tắm gội sau vài ngày, nhưng không nên đụng nước quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên tắm từ 5 đến 10 phút. 

  • Không tắm và gội đầu cùng lúc: Sau khi sinh, mẹ nên giãn cách giữa thời gian tắm và gội. Tuyệt đối không làm đồng thời cùng lúc, vì nó sẽ làm gia tăng khả năng bị nhiễm lạnh, trúng gió. 

  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm: Tắm bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn tắm vòi sen. Đặc biệt các mẹ sinh mổ, nếu tắm bồn sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vì thế, mẹ sau sinh nên hạn chế tắm bồn để vi khuẩn từ vết thương không lây lan sang các vùng khác. 

Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách, khoa học

Sau sinh kiêng uống nước lạnh, nước đá bao lâu

Ngoài câu hỏi sau sinh kiêng tắm gội nước lạnh bao lâu, thì việc khi nào được ăn, uống đồ lạnh cũng rất được quan tâm. Các bà, các mẹ ngày xưa truyền tai nhau rằng, phụ nữ sau sinh không nên uống nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh, nước đá sau sinh. Thời gian mà mẹ có thể uống lạnh là khoảng 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian kiêng càng dài càng tốt cho sức khỏe. 

Hậu quả nếu không kiêng uống nước lạnh sau sinh

  • Gây ê buốt răng: Sau khi sinh em bé, sức khỏe răng miệng của mẹ rất kém, dễ gặp một số vấn đề như viêm lợi, viêm nướu. Đặc biệt, việc ăn lạnh uống lạnh còn gây ra tình trạng ê buốt răng, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong khoang miệng. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa của mẹ sau sinh cực kỳ kém. Vì vậy, việc ăn, uống nước lạnh, nước đá sau sinh sẽ gây cản trở khả năng tiêu hóa của nó. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng, khó tiêu khi ăn uống lạnh quá sớm sau sinh. 

  • Lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Một hậu quả khác chính là mẹ có thể bị lạnh bụng, nhiễm hàn khí ăn lạnh sớm sau sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung - cơ quan sinh sản của phụ nữ. 

Một số lưu ý khi uống nước lạnh sau khi sinh

Về cơ bản, sau khi sinh khoảng 3 tháng mẹ có thể ăn uống lạnh. Tuy nhiên, mẹ cần ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất. Dưới đây là 3 lưu ý mẹ nên ghi nhớ mỗi khi ăn, uống nước lạnh sau sinh. 

  • Không uống buổi sáng: Thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cực kỳ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là mẹ phải uống nước ấm. Nếu mẹ uống nước lạnh sẽ bị phản tác dụng bởi nước lạnh sẽ gây ra tình trạng co mạch niêm mạc dạ dày. Đồng thời, cơ thể vào buổi sáng thường khá yếu ớt, uống nước lạnh dễ bị mắc bệnh. 

  • Không uống khi cơ thể đang mệt: Khi vừa hoạt động mệt mỏi, uống một ly nước lạnh sẽ giúp bạn giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại làm suy giảm năng lượng của cơ thể rất nhanh. Vì vậy, bạn sẽ càng uể oải và mất sức hơn, rất nguy hiểm. 

  • Không uống thường xuyên: Uống nước lạnh thường xuyên cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Nó làm hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu, gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày. 

Như vậy, mẹ đã giải đáp được câu hỏi sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu rồi phải không. Về cơ bản, mẹ có thể ăn, uống và sử dụng nước lạnh trong sinh hoạt sau 3 tháng sinh em bé. Tuy nhiên, việc ăn uống đồ lạnh thường xuyên không tốt cho sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn uống đồ lạnh để tốt nhất cho sức khỏe nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề