B52 là loại máy bay như thế nào

           Wilbur Wright và Orville Wright đã sáng chế ra máy bay [airplane], và được cấp bằng sáng chế airplane như là chiếc máy để bay: "flying machine".Chiếc máy bay đầu tiên có động cơ là chiếc Kitty Hawk bay thành công ngày 17 tháng 12 năm 1903.

3 kiểu máy bay mới của Mỹ

      NASA đã ký hợp đồng với ba công ty Lockheed Martin, Northrop Grumman và Boeing để nghiên cứu và thử nghiệm các thiết kế máy bay của từng hãng.Theo tiêu chuẩn:

                                          Xanh hơn  -  Nhanh hơn -   Giảm tiếng ồn          

                                                        Boeing gợi liên tưởng đến máy bay tàng hình B-2 

                                                          Lockheed có động cơ nằm ở đuôi máy bay

Thiết kế của công ty Northrop Grumman.  

  • Tầm bay lên đến 11.265 km cũng như có thể chuyên chở được từ 22,5 - 50 tấn.

Pháo đài bay B-52 Stratofortress = Con ngáo ộp của USA AIRFORCE [Phần 1]

Lần đầu tiên B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam và được nổi tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn phá ghê gớm của nó. Cũng tại Chiến trường Việt Nam,B-52 lần đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Liên Xô cung cấp.B-52 cũng đã bị máy bay tiêm kích MiG-21 của Việt Nam bắn rơi.

Lịch sử

  • Nhà sản xuất : Boeing,bắt đầu sx từ năm 1954.
  • Mẫu thử nghiệm đầu tiên: ngày 28 tháng 11 năm 1951 
  • Trang bị cho không quân chiến lược Mỹ: 1955 
  • Từ năm 1955 đến năm 1961 cải tiến 8 lần 
  • Ném bom lần đầu tiên: 
    • Ngày 18 tháng 6 năm 1965 tại Bến Cát [Tam giác sắt],Bình Dương.
    • Ngày 12 tháng 4 năm 1966 ở đèo Mụ Giạ, tỉnh Quảng Bình. 
  • Từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973 đã dùng ở Đông Dương trên 120.000 lần-chiếc.Phương tiện chủ yếu tiến hành cuộc tập kích đường không của quân Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng từ 18 đến 30-12 năm 1972. 
  • Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và 1991.Chiến tranh Nam Tư,1999. Afghanistan năm 2001. 

Tính năng kỹ thuật

  • Sải cánh 56,39 m - Dài 40,05 m  -  Cao 12,4 m    -   8 động cơ 
  • Khối lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn  -  Mang 30 tấn bom  
  • Tầm bay: 12.000 km - 16.000 km  -  Độ cao 15 km so với mặt biển 
  • Tổ lái: 6 người:chỉ huy,phi công,sĩ quan phụ trách radar,sĩ quan dẫn đường,sĩ quan tác chiến điện tử và một xạ thủ súng máy ở phía đuôi máy bay..

Trang bị

  • Pháo chống máy bay: B-52 có pháo ở đuôi chỉ để duy trì tác dụng tâm lý.B-52 được máy bay tiêm kích hộ tống. 
  • Bom:30 tấn,khoảng 150 quả [bom tiêu chuẩn gần 250 kg.] 
  • Tên lửa: Sau Chiến tranh Việt Nam,Hoa Kỳ dần dần không sử dụng B-52 vào mục đích ném bom nữa mà chuyển sang trang bị tên lửa hành trình,B-52 phóng tên lửa hành trình từ xa vào các mục tiêu của đối phương như trong Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Kosovo.  
  • Hệ gây nhiễu điện tử: mỗi máy bay có từ 9 đến 15 máy do một sỹ quan điện tử phụ trách, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam người sỹ quan điện tử này thường có quân hàm cao nhất trong tổ lái và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của máy bay. 
    • Máy gây nhiễu có hai loại: máy gây nhiễu thụ động và máy gây nhiễu chủ động. 
  • Các thiết bị liên lạc, dẫn đường và radar chuyên dụng. 

B-52 giữ ba kỉ lục trong Chiến tranh Việt Nam

    1. Lần đầu tiên máy bay B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam.
    2. Lần đầu tiên B.52 bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Việt Nam cải tiến.
    3. Lần đầu tiên,B-52 bị bắn rơi bằng máy bay tiêm kích MiG-21 do phi công VN điều khiển. 

            Máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên,trên độ cao 9-10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn gần 250kg thì mật độ bom rơi là khoảng 150 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét,xác xuất huỷ diệt trong bãi bom là cao.

             Mĩ đã sử dụng rất rộng rãi máy bay này trên chiến trường B,C,K và trên đường Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh là khu dân cư,đồng ruộng,làng mạc không có phương tiện phòng không để đối chọi với loại máy bay này.B-52 liên tưởng đến sự chết chóc huỷ diệt,tàn phá nhà cửa,ruộng vườn,cầu đường,bệnh viện trường học...

B-52 trong Chiến dịch Linebacker II

                Trong chiến dịch Linebacker II phía Việt Nam công bố đã bắn hạ 34 máy bay B-52.Phía Mỹ chỉ công nhận mất 15 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi [hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu] hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP: Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng.

              Sau Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Phương án vũ trang này làm giảm nguy cơ bị bắn hạ của B-52 nhưng nó chỉ thích hợp với loại chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh thông thường với các mục tiêu đơn lẻ có giá trị cao. Hiệu ứng tâm lý gây choáng bị ném bom rải thảm sẽ không còn nữa.

"Ngáo ộp" B-52 với cánh dài 56,4m.
  • Từ năm 1965, Mỹ đã đem B-52 tới Việt Nam tham chiến. Hầu hết các máy bay B-52 đều cất cánh từ hai sân bay Utapao [Thái Lan] và Anderson [Guam].
  • Chiến dịch Linebacker II năm 1972, bên cạnh các loại máy bay chiến đấu chiến thuật thì B-52 chính là “quân át chủ bài” mà Tổng thống Nixon tung ra hòng “đưa miền bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán hiệp định Paris. Để thực hiện mưu đồ này, chúng đã huy động 193 chiếc B-52D/G [chiếm gần 50% số B-52 mà Mỹ có]. 

B-52D ném bom rải thảm.
  • Tên lửa hành trình AGM-28 bay tầm cao ở tốc độ siêu âm thì tầm bắn lên tới 800km, còn bay ở tầm thấp và tốc độ cận âm thì tầm bắn giảm xuống còn trên 300km. Tên lửa AGM-28 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa hành trình không đối đất AGM-28.

Lớp hỏa mù che đậy hành tung B-52
  • Bốn tên lửa “mồi bẫy” ADM-20 Quail [chim cút]. 
  • Vũ khí có khả năng đánh lừa được radar địch, thu hút tên lửa tầm nhiệt K-13 của MiG-21. 
  • Tên lửa sử dụng một động cơ phản lực Pratt & Whiteney J85, tầm bắn khoảng 700km, tốc độ Mach 0.9.

Tên lửa "mồi bẫy" AMD-20
B-52 đang thả tên lửa "mồi bẫy" AMD-20
  • Trang bị trên chưa đủ để B-52 vượt qua được lưới lửa phòng không miền Bắc hay “rồng lửa” SAM-2. Không quân Mỹ đã trang bị thêm cho “con ngáo ộp” này 16 máy gây nhiễu điện tử tích cực, hai máy gây nhiễu tiêu cực và hai máy thu tần số radar đối phương. 
  • Hệ gây nhiễu điện tử tích cực: tự động thu và phân tích tần số sóng radar đối phương,sĩ quan phụ trách sẽ lựa chọn phát tần số sóng để chế áp đài radar đối phương. 
  • Hệ gây nhiễu tiêu cực:là các “quả bom” chứa hàng triệu triệu sợi kim loại màu bạc,rất mỏng,nhẹ [mỗi quả bom chứa 450 bó nhiễu].Những sợi nhiễu này còn được thả từ các tốp F-4,  khi gặp sóng radar sẽ phản xạ hiển thị trên màn hình theo dõi thành các chấm nhỏ li ti che giấu mục tiêu thật.Tất cả được kỳ vọng sẽ hình thành một hành lang an toàn cho B-52 xâm nhập bầu trời thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam.
  • Đắc ý với những vũ khí siêu hiện đại như vậy, không quân Mỹ hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng.Nhưng chúng đã lầm, với ý chí quật cường, lòng quyết tâm cao độ quân dân miền bắc đã bẻ gãy chiến dịch Linebacker II làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng.
  • Trong 12 ngày đêm [từ 18 tới 30/12], lực lượng phòng không - không quân miền bắc đã bắn hạ 81 máy bay. Trong đó, có 34 chiếc B-52. Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới từng bắn hạ pháo đài bay B-52.

                                                                                                                           Nguồn: www.vietpilots.com và nguồn khác.

MỘT SỐ LOẠI MÁY BAY QUÂN MĨ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

             Linebacker II là cuộc tập kích đường không chiến lược của quân đội Mỹ vào miền bắc Việt Nam, với âm mưu “đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.            Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động 193 B-52 [chiếm gần một nửa trong tổng số 400 B-52], 1077 máy bay chiến thuật chiến đấu hiện đại trong tổng số trên 3000 chiếc. 

               Một số loại máy bay hiện đại quân đội Mĩ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II:

Tiêm kích – bom F-4 Phantom II 

                   F-4 “Con ma” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm,hai động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. F-4 là một trong những thiết kế thành công nhất của tập đoàn McDonell. 
  • Thân dài tới 19m bằng hợp kim titan.
  • Tổng trọng lượng cất cánh tối đa 27 tấn. 
  • Tốc độ Mach 2.23 [2.370km/h],tốc độ lên cao 210m/s, tầm bay 2.600km và trần bay trên 18.000m.
  • Tổ lái :Hai phi công:một phi công điều khiển và một phi công phụ trách vũ khí hoặc theo dõi radar.
  • Hệ điện tử gồm radar điều khiển hỏa lực,thiết bị hỗ trợ ném bom, thiết bị dẫn đường quán tính...
  • Hệ vũ khí của F-4 được mang trên 9 giá treo gồm:tên lửa không đối không,tên lửa không đối đất,bom thông thường,bom dẫn đường bằng laser, bom chùm                

F-4 "con ma" đang ném bom.                          
            Tên lửa chống radar AGM-88 HARM [tên lửa có thể phát hiện, tấn công và phá hủy trạm radar, ăng ten]. 

 Tiêm kích – bom F-105G Thunderchief 


                   F-105 “Thần sấm” là máy bay tiêm kích – bom siêu âm của không quân Mĩ. F-105 cũng là một trong những chiến đấu cơ được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
  • Chiều dài 19,6m.
  • Tổ lái : một phi công.
  • Tốc độ Mach 2.08 [2208km/h], tầm bay tối đa 3.500km, trần bay trên 14.000m. 
  • Trang bị:một súng M-61,bom,tên lửa không đối không,tên lửa chống radar [tầm bắn 90km] có khả năng phát hiện, tiêu diệt các trạm radar của hệ thống tên lửa đối không.
  • Vai trò chính của F105 trong cuộc chiến tại Việt Nam lại là ném bom đánh phá.       

F-105 "thần sấm" mang đầy đủ bom.

Máy bay ném bom cánh cụp – cánh xòe F-111 Aardvark


             F-111 là máy bay ném bom siêu âm của không quân Mĩ. F-111 cũng là loại máy bay mang thiết kế độc đáo cánh cụp cánh xòe đầu tiên trên thế giới.
  • F-111 cánh có thể thay đổi,cho phép phi công có thể bay tầm thấp với vận tốc siêu âm và đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh ở tầm bay cao.
  • Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn.
Máy bay "cánh cụp cánh xòe" F-111.
  • Hệ điện tử gồm: hệ thống dẫn đường,thông tin liên lạc,hệ thống áp chế hỏa lực phòng không,radar điều khiển ném bom,radar theo dõi địa hình cho phép máy bay bay trong khu vực thung lung,đồi núi,ngày hay đêm hay trong thời tiết xấu.
F-111 khi cụp cánh hết cỡ.
  • Vũ khí :Súng M-61; 14.000 kg bom thông thường,bom hạt nhân.
  • Tốc độ vượt âm Mach 2.5 [2.665km/h], tầm bay trên 5000km.
  • Tại Việt Nam, đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng. Lợi dụng ưu thế bay tốc độ cao ở tầm thấp giúp F-111 tránh được sóng radar,Mĩ sử dụng nó với vai trò áp chế hệ thống tên lửa phòng không. 
  • Quân đội Nhân dân Việt Nam khai thác nhược điểm của F-111, các lực lượng phòng không miền Bắc đã giáng trả cho không quân Mỹ những đòn nặng nề, khiến Tiểu ban thượng nghị viện Mỹ tuyên bố, cuộc thử nghiệm máy bay F-111 là một thất bại lớn.

Máy bay cường kích A-4 Skyhawk


              Trong chiến dịch Linebacker II, bên cạnh các chiến đấu cơ của không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại máy bay ném bom hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7.
A 4 là máy bay cường kích được hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi trong các phi vụ ném bom đánh phá miền Việt Nam.

  • Máy bay đầu tiên áp dụng kĩ thuật tự tiếp dầu trên không, nghĩa là các máy bay cùng loại A-4 có thể tiếp dầu cho nhau mà không cần máy bay chuyên dụng.          
A-4 cải tiến mang thùng nhiên liệu và hệ thống bơm dầu đang thực hiện tiếp liệu cho "con ma" F-4
  • Hệ điện tử:radar dẫn đường Doppler, hệ thống định vị,radar độ cao,máy tính điều khiển ném bom, thiết bị dẫn đường ném bom tầm thấp.
  • Vũ khí:một pháo 20mm,cánh có mang được tên lửa không đối không,tên lửa chống radar,tên lửa không đối đất và bom thông thường.
                                                                                        Nguồn: Đất Việt

Vào tháng 7.2008 vừa qua, không quân Nga lần đầu tiên đã thao diễn chiếc Su–35 thế hệ mới. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Thế hệ tiên tiến 4 ++
Trước lần thao diễn này, vào ngày 19.2.2008, đội ngũ chế tạo Su-35 đã đón Tổng thống Vladimir Putin cùng người sắp kế nhiệm ông – Dmitry Medvedev, đến thăm và trực tiếp chứng kiến chuyến bay đầu tiên của chiếc tiêm kích này.

Su-35 cất cánh lần đầu tiên là vào tháng 4.1992. Nhưng khi đó Su-35 đang ở giai đoạn thử nghiệm, được cải tiến, nâng cấp từ chiếc Su-27M [NATO thường gọi là Flanker-E]. Trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995, lực lượng không quân Nga được trang bị 12 chiếc Su-35,

Su-35BM được trang bị hệ thống điều khiển thông tin tiên tiến nhất, có trạm phát sóng bằng ăng-ten lưới “Irbis” và động cơ 117S có thể thay đổi các lực đẩy véc-tơ. Về ngoại hình, Su-35BM hầu như không có gì khác so với chiếc Su–27, ngoại trừ phần đuôi nằm ngang được giữ lại từ thiết kế của những chiếc Su-35 đầu tiên.

 


Tổ hợp sản xuất vũ khí mang tên Sukhoi – Sergei Bogdan, chiếc Su-35BM mới khác nhiều so với máy bay cùng loại được sản xuất trước đây.Trước hết là hệ thống điều khiển với những trang thiết bị kỹ thuật cao cho phép tự điều chỉnh cân bằng máy bay trong mọi chế độ bay. Nếu sử dụng các loại máy bay khác thì phi công cần phải tính toán khá phức tạp mỗi khi thay đổi chế độ bay.

Chiếc tiêm kích mới này được thiết kế để có thể bay và tác chiến trong điều kiện mà các loại tiêm kích “kinh điển” dạng 4+ không thể tiến hành chiến đấu được.Nhờ có các tính năng ưu việt, trong đó có tốc độ lẫn trần bay, Su-35BM được giới quân sự Nga đánh giá là nhỉnh hơn so với các loại tiêm kích hiện đại thế hệ 4+ của Mỹ, Liên minh châu Âu hay Pháp như F-18 Super Hornet, Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon. Thậm chí chiếc máy bay này có thể không đối không với loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ là F–22.

Đáng lưu ý là giá thành của Su-35BM khá rẻ, chỉ vào khoảng 40 triệu USD, rẻ hơn cả Eurofighter Typhoon lẫn F-22.


Nhiều tính năng ưu việt

Trong lần thử nghiệm đầu tiên chiếc Su-35BM, các nhà quân sự Nga đã cho một chiếc Su–30MK bay song hành để so sánh tính năng, tải trọng, động cơ của hai chiếc máy bay này. Trong khi chiếc Su-35BM tăng tốc một cách nhẹ nhàng, thì chiếc Su–30MK phải sử dụng các chế độ phụ trợ mà đôi khi vẫn không đeo bám kịp.

Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan sau 13 lần bay thử chiếc Su-35BM tỏ vẻ khá thích thú khi không cần sử dụng chế độ bắt buộc mà chiếc máy bay vẫn đạt xấp xỉ tốc độ siêu thanh một cách khá dễ dàng. Điều này cho thấy, ở điều kiện trọng lượng nào đó, Su-35BM có thể đạt tốc độ siêu thanh mà không cần chế độ bắt buộc. Tính năng này chỉ có ở MiG–31 và F-22 Raptor.

Nhờ có loại động cơ mới 117S, nên độ an toàn của mỗi chuyến bay của Su-35BM được nâng cao. Máy bay không bị “bổ nhào” và luôn đảm bảo sự cân bằng với bất kỳ vận tốc nào. Được tăng sức đẩy của động cơ, nên Su-35BM rất dễ dàng khi muốn tránh xa hay tiếp cận nhanh chóng đối phương. Không chỉ thực hiện các động tác chiến đấu phức tạp như nhào lộn, bay dựng đứng, bổ nhào khi cài đặt chế độ đặc biệt, ngay cả khi bay với vận tốc thấp thì Su-35BM vẫn cho phép phi công thực hiện các động tác phức tạp như thế.

Trạm phát sóng ăng-ten lưới “Irbis” cho phép cùng một lúc Su-35BM quan sát 30 mục tiêu trên không và bắn hạ cùng lúc 8 mục tiêu trong số ấy. Chiếc máy bay này có thể hạ gục các mục tiêu trên không từ khoảng cách 400 km. Ngay cả những chiếc máy bay được coi là “tàng hình”, trang bị hệ thống chống ra-đa tối tân cũng sẽ bị Su-35BM phát hiện từ khoảng cách 90 km.

Tuy được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn, nhưng do hệ thống thông tin được cải tiến gọn nhẹ, nên trọng lượng của Su-35BM không khác Su–27, chỉ nặng 16,5 tấn. Hơn thế nữa, nhờ có động cơ mới nên trọng tải cao nhất của Su-35BM lên đến 38,8 tấn. Điều này cho phép máy bay tăng thêm lượng nhiên liệu dự trữ lên đến 11,5 tấn so với 9,4 tấn của Su–27. Ngoài ra, Su-35BM còn có bình nhiên liệu phụ 3 tấn. Tuy trọng lượng vũ khí mang theo trên máy bay của Su-35BM và cả Su -27 là như nhau, chỉ 8 tấn, nhưng với các trang thiết bị mới nhất, Su-35BM có thể sử dụng tất cả các loại vụ khí hiện đại nhất, từ vũ khí điều khiển bằng tay đến vũ khí tự động, kể cả bom tấn, tên lửa để hủy diệt các cơ sở không quân của đối phương.

Do có tính năng vượt trội so với nhiều loại máy bay cùng loại của các quốc gia khác, nên Su-35BM có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, giới chuyên gia Nga nói rằng nó có thể cạnh tranh với cả loại tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, hiện đang rất được ưa chuộng. Quốc gia đầu tiên mong muốn sở hữu loại máy bay này là Venezuela. Cách đây không lâu, Tổng thống Hugo Chavez đã xem loại máy bay này và ông rất hài lòng với các tính năng hiện đại của nó.

Trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của mình, vào năm 2006, Nga đã ra quyết định sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay Su-35BM. Điều này cho thấy cùng với chương trình hiện đại hóa các hạm đội hải quân, Nga đang đẩy mạnh nâng cấp sức mạnh không quân để khôi phục vị trí hàng đầu thế giới về mặt quân sự của mình.

Nếu đến năm 2015, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chưa được đưa vào sản xuất đại trà thì Su-35 sẽ là át chủ bài để thay thế cho loại Su-27 vốn đã lạc hậu. Dòng Su-35 sẽ bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2011, vào năm 2020, các nhà máy sản xuất máy bay sẽ chuyển giao 182 chiếc cho Bộ Quốc phòng Nga theo đơn đặt hàng của bộ này. Vào thời điểm đó, không quân Nga sẽ được trang bị từ 120 đến 140 chiếc Su-27 đã được nâng cấp và có từ 30 – 40 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

[Theo TNO – vndefence.info

 Máy bay tiêm kích  mới của Nga

                        Không quân nước Nga được trang bị  máy bay tiêm kích chiến đấu đa năng của Sukhoi.

Su-35 Flanker 

Máy bay tiêm kích đa năng Su-35 Flanker,máy bay tiêm kích thế hệ 4 plus với công nghệ của thế hệ 5.

Máy bay ném bom Su-34 Fullback 

Mỹ sẽ trang bị máy bay tiêm kích F-35C cho tàu sân bay

  • F-35C Lightning II là máy bay chiến đấu đa năng tàng hình thế hệ thứ năm
  • Một  động cơ, một ghế lái duy nhất.
  • Nhiện vụ:Tấn công trên bộ, trinh sát và phòng không.
  • Có 3 loại :
                    1/Cất cánh và hạ cánh thông thường
                    2/Cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng.
                    3/Dùng cho tàu sân bay.

Video liên quan

Chủ Đề