Attempting repairs nghĩa là gì

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi Automatic Repair trên [Windows 10] mà nhiều người dùng thường hay gặp phải.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Bởi lẽ trên phiên bản Windows 10 sẽ được trang bị thêm công cụ sửa chữa có tên Automatic Repair nhằm khắc phục các sự cố có trên máy tính. Tuy nhiên, công cụ này đôi khi không những không thể khắc phục được sự cố mà còn gây thêm lỗi Windows 10 Automatic Repair couldnt repair your PC xuất hiện trên màn hình máy tính gây hoang mang cho người sử dụng.

Tùy thuộc vào trường hợp lỗi Automatic Repair khác nhau mà bạn sẽ cần phải sử dụng đến một trong những cách khắc phục tương ứng được mình giới thiệu trong bài viết này. Trước khi tham khảo các cách sửa lỗi thì mời cùng bạn cùng tìm hiểu rõ lỗi Automatic Repair là gì và nguyên nhân gây ra lỗi này ngay sau đây.

1. Preparing Automatic Repair là gì?

Preparing Automatic Repair là một tính năng được ra mắt để giúp người dùng khắc phục một số sự cố có trong máy tính Windows. Nhưng đôi khi, công cụ này có thể sẽ không hoạt động và gặp hiện tượng bị kẹt trong vòng lặp sửa chữa khởi động trên phiên bản Windows 10, 8.1 và 8.

Lỗi Automatic Repair sẽ xuất hiện khi bạn gặp phải một trong các tình huống như sau:

Khi sử dụng công cụ [Windows Automatic Repair] thì bỗng nhiên màn hình đen xuất hiện với thông báo lỗi "Preparing Automatic Repair" hoặc "Diagnosing your PC".

Trên màn hình máy tính Windows sẽ hiển thị tiến trình chuẩn bị sử dụng công cụ Automatic Repair nhưng kết quả là sau đó lại xuất hiện màn hình đen không rõ lý do.

Khi truy cập vào công cụ Windows Automatic Repair thì lỗi màn hình xanh lại hiện ra, cùng với đó là các thông báo lỗi như "Your PC did not start correctly" hoặc "Automatic repair couldn't repair your PC". Nếu bạn nhấn vào "Restart" thì bạn sẽ bị kẹt trong vòng lặp khởi động lỗi Automatic Repair mà không thể thoát ra được.

2. Nguyên nhân lỗi Automatic Repair trên Windows 10

Khi xảy ra lỗi này, người dùng thường cảm thấy rất phiền phức vì những thông báo lỗi hiện lên liên tục trên màn hình, vậy bạn có bao giờ tự hỏi tại sao vấn đề này lại xảy ra trên máy tính của mình không? Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Chế độ [Windows Registry] gặp lỗi hoặc bị vấn đề.
  • File BOOTMGR [Windows Boot Manager] trên máy tính bị hỏng.
  • Các tập tin hệ thống bị hỏng hoặc bị thiếu.
  • Đã xảy ra các sự cố với các bộ phận phần cứng như trình điều khiển ổ cứng, trình điều khiển bo mạch chủ hoặc trình điều khiển đồ họa.

Ngoài ra, còn có rất nhiều lý do gây ra nhưng không rõ nguyên nhân khác nữa có trên máy tính.

3. Cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10

Sau đây sẽ là một vài phương pháp sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10 mà các bạn các bạn nên tham khảo với các bước thực hiện như sau:

Sử dụng Check Disk Utility

Để sử dụng phương pháp này, bạn sẽ cần kết nối [Recovery Drive] / [System Repair Disc] với máy tính của bạn, rồi chọn tùy chọn ngôn ngữ và cuối cùng nhấn vào nút Next để tiếp tục với các bước sau:

Bước 1: Bạn nhấn vào mục Repair your computer ở phía dưới màn hình.

Bước 2: Bạn lần lượt nhấn vào Troubleshoot -->Advanced Options -->Command Prompt.

Bước 3: Khi hộp thoại nhập lệnh mở ra, bạn nhập câu lệnh chkdsk / f / r C: và sau đó nhấn Enter

Bước 4: Gõ từ exit và nhấn Enter.

Bước 5: Giờ bạn hãy khởi động lại máy tính để xem sự cố đã được khắc phục hay chưa.

Sửa lỗi Automatic Repair bằng Command Prompt

Bước 1: Bạn nhấn vào mục Repair your computer ở phía dưới màn hình.

Bước 2: Bạn lần lượt nhấn vào Troubleshoot -->Advanced Options -->Command Prompt.

Bước 3: Khi hộp thoại nhập lệnh mở ra, bạn nhập exe / RebuildBcd và nhấn Enter.

Bước 4: Nhập tiếp câu lệnh exe / Fixmbr và nhấn Enter.

Bước 5: Nhập tiếp exe / Fixboot và nhấn Enter.

Bước 6: Sau khi đã hoàn thành nhập lệnh thành công, bạn gõ từ exit và nhấn Enter để thoát ra và khởi động lại máy tính để kiểm tra.

Khôi phục chế độ Windows Registry

Bước 1: Trong menu Windows Boot Options, bạn lần lượt nhấn chọn Troubleshoot -->Advanced Options -->Command Prompt.

Bước 2: Khi hộp thoại Command Prompt mở ra, bạn nhập lệnh sau vào rồi nhấn Enter.

cd C: \ windows \ system32 \ logfiles \ srt \

Bước 3: Bạn gõ txt để mở file bằng notepad.

Bước 4: Nhấn tổ hợp phím CTRL + O. Sau đó chọn All files từ cho mọi tập tin và điều hướng đến C: \ windows \ system32 .

Bước 5: Bạn nhấn chuột phải vào CMD và chọn Run as administrator.

Bước 6: Khi hộp thoại mở ra, bạn gõ dòng lệnh này và nhấn Enter.

cd C: \ windows \ system32 \ config

Bước 7: Sao lưu các file đó bằng cách đổi tên các file mặc định, phần mềm, hệ thống và bảo mật thành đuôi .bak.

Bước 8: Nhập từng đoạn lệnh sau và nhấn enter:

rename DEFAULT DEFAULT.bakrename SAM SAM.bak rename SECURITY SECURITY.bak rename SOFTWARE SOFTWARE.bak rename SYSTEM SYSTEM.bak

Bước 9: Bạn tiếp tục nhập dòng lệnh sau và nhấn Enter:

copyc: \ windows \ system32 \ config \ RegBack c: \ windows \ system32 \ config

Bước 10: Bạn khởi động lại máy tính để kiểm tra.

Tiến hành xóa các file gặp lỗi

Bước 1: Bạn truy cập vào Command Prompt và nhập lệnh sau:

cd C: \ Windows \ System32 \ LogFiles \ Srt SrtTrail.txt

Bước 2: Sau đó, bạn sẽ thấy dòng chữ Boot critical file c:\windows\system32\drivers\tmel.sys is corrupt.

Bước 3: Giờ bạn sẽ gõ lệnh sau vào file bị lỗi.

cd c: windowssystem32drivers delvsock.sys

Bước 4: Giờ bạn hãy khởi động lại máy tính để kiểm tra.

5. Vô hiệu hóa tính năng Automatic Repair

Bước 1: Trong Command Prompt, nhập dòng lệnh sau và nhấn Enter:

bcdedit / set {default} recoveryenables No

Bước 2: Bạn khởi động lại máy tính của bạn, lúc này công cụ Automatic Repair sẽ bị vô hiệu hóa và bạn có thể truy cập lại Windows 10 như bình thường.

Trong trường hợp bạn cần kích hoạt lại công cụ này, bạn có thể truy cập vào lại CMD và nhập dòng lệnh sau và nhấn Enter:

bcdedit / set {default} recoveryenables Yes

Refresh hoặc Reset lại máy tính của bạn

Nếu lỗi Automatic Repair của Windows vẫn xuất hiện sau khi đã thử các giải pháp trên, thì bạn hãy thử đến phương pháp refresh hoặc reset máy tính lại để khắc phục này bằng các bước sau:

Bước 1: Bạn chọn mục Troubleshooting khi Boot menu mở lên.

Bước 2: Bạn chọn một trong hai tùy chọn đó là Refresh your PC hoặc Reset your PC.

Bước 3: Bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn để hoàn thành quá trình này là xong.

Lưu ý: cho dù bạn nhấn vào tùy chọn nào, thì một số dữ liệu có trên máy tính của bạn có thể sẽ bị xóa trong quá trình refresh hoặc reset máy tính. Do đó, bạn nên tiến hành sao lưu các file quan trọng trước khi thực hiện bước này.

Vậy là mình đã vừa cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về lỗi Automatic Repair trên Windows 10 và những cách sửa lỗi này hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Các bài viết liên quan khác:

  • Anhdv Boot 2021
  • Hướng dẫn sử dụng Win 10 PE [Win Mini] để cứu hộ máy tính chuyên nghiệp
  • Hướng dẫn tạo USB Boot DLC 2019 và tích hợp bộ cài Win vào DLC
  • Tạo USB Boot 1 Click MultiBoot 2 chuẩn UEFI và Legacy

Video liên quan

Chủ Đề