Áp xe vú là gì

1. Áp xe vú là gì?

Áp xe vú tình trạng tụ mủ khu trú ở mô vú.

Thường gặp trong thời kỳ hậu sản, đang cho con bú [tỷ lệ 2-3%]. Do tình trạng tắc tia sữa, viêm hóa mủ tạo nên những ổ mủ tại vú

2. Phân loại áp xe vú như thế nào?
* Áp xe vú nguyên phát: – Áp xe vú trong giai đoạn tiết sữa [áp xe vú thời kỳ hậu sản]. – Áp xe vú ngoài giai đoạn tiết sữa [áp xe vú ngoài thời kỳ hậu sản]: + Thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, đặc biệt hút thuốc + Người lớn tuổi, có bệnh lý mãn tính [đái tháo đường, viêm khớp mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch ]: hiếm gặp hơn

* Áp xe vú thứ phát: Sau nhiễm trùng vùng dưới da núm vú như viêm tuyến bã, xạ trị.

3. Thời điểm nào dễ bị áp xe vú ở phụ nữ cho con bú? Phụ nữ cho con bú dễ bị áp xe vú nhất tại 2 giai đoạn: – Trong tháng đầu tiên của thời kỳ cho con bú: có thể trong lần đầu tiên mang thai do thiếu kinh nghiệm và không đủ vệ sinh thì núm vú dễ bị tổn thương hơn. 85% trường hợp áp xe vú xảy ra trong thời gian này.

– Lúc cai sữa, khi vú bị cương sữa. Ngoài ra có một yếu tố bổ sung sau khoảng 6 tháng là răng sữa của bé làm tăng khả năng bị chấn thương ở núm vú.

4. Yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến áp xe vú là gì? – Viêm vú hậu sản điều trị không hiệu quả. – Những nguyên nhân gây tắc tuyến sữa.

– Các tình trạng làm suy giảm miễn dịch.

5. Triệu chứng của áp xe vú là gì? – Toàn thân: Biểu hiện nhiễm trùng, sốt, có thể có hạch nách cùng bên, người cảm giác mệt mỏi. – Tại chỗ: + Vú có biểu hiện sưng nóng đỏ đau, có dấu phập phều, chọc ra mủ hoặc có thể chảy mủ qua núm vú. Một số trường hợp khối áp xe tự vỡ ra ngoài da.

+ Có thể có nổi tĩnh mạch dưới da.

6. Chẩn đoán áp xe vú dựa vào yếu tố nào? Khi có biểu hiện bất thường tại vú [sưng, nóng, đỏ , đau ] kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân [sốt, ớn lạnh người cảm giác mệt], bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám.

Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào siêu âm vú [có khối áp xe hay không, kích thước khối áp xe]. Ngoài ra BS có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như [công thức máu, CRP, cấy mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ] tùy theo trường hợp.

7. Áp xe vú cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gì? Một số tình trạng cần được phân biệt với áp xe vú như: – Cương tức tuyến vú. – Tắc ống dẫn sữa. – Nang bọc sữa. – Ung thư vú thể viêm.

Việc chẩn đoán phân biệt cần có sự tư vấn của nhân viên y tế và thăm khám của BS chuyên khoa.

8. Biến chứng của áp xe vú là gì? – Có thể gây áp xe lan tỏa, hoại tử, tạo hốc sẹo xấu, xơ cứng ở vú.

– Nhiễm trùng huyết.

9. Nguyên tắc điều trị áp xe vú trong thời kỳ hậu sản? – Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa: kháng sinh + dẫn lưu ổ mủ.

– Tiếp tục khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoặc vắt sữa [cắt sữa trong trường hợp không nuôi con bằng sữa mẹ hay có nhiễm trùng nặng, áp xe tái phát nhiều lần] theo hướng dẫn của Bác sĩ.

10. Các phương pháp dẫn lưu ổ mủ thường sử dụng là gì? Hiện nay có 2 phương pháp thường được sử dụng là: – Chọc hút ổ mủ bằng kim dưới hướng dẫn siêu âm. – Rạch dẫn lưu ổ áp xe và bơm súc rửa.

Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy theo đặc điểm của ổ áp xe [ kích thước, một ổ hay nhiều ổ, sự lựa chọn của bệnh nhân].

11. Chọc hút ổ mủ bằng kim dưới hướng dẫn siêu âm là gì? – Là phương pháp hút dịch mủ bằng bơm tiêm có dưới hướng dẫn của máy siêu âm – Có thể chọc hút 1 lần hoặc vài lần [sau 2-3 ngày] tùy theo trường hợp cho đến khi hết mủ.

– Với phương pháp này bệnh nhân không cần nhập viện, nhưng cần tái khám theo hẹn để kiểm tra.

12. Rạch dẫn lưu ổ áp xe là gì? + Đây là phương pháp tháo dịch mủ ra ngoài bằng cách dùng dao xẻ một đường nhỏ tại vùng da vú ngay trên ổ áp xe và súc rửa ổ áp xe bằng dung dịch sát khuẩn.

+ Với phương pháp này bệnh nhân cần nhập viện và chăm sóc vết thương hằng ngày.

13. Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? – Tuân thủ phác đồ điều trị của BS và làm theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. – Báo ngay cho nhân viên y tế nếu có các vấn đề sau: ngứa, nổi mẫn đỏ, khó thở, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vết thương chảy dịch, máu nhiều thấm băng, sốt… – Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị: + Dị ứng thuốc. + Đa kháng kháng sinh. + Chảy máu tại vết mổ. + Nhiễm trùng tái phát. + Dò sữa. – Tái khám theo lịch hẹn của BS hoặc khi có dấu hiệu bất thường như: sốt, vết rạch chảy dịch máu nhiều, sưng đau vú trở lại. – Chế độ chăm sóc trong và sau điều trị: + Vết thương sẽ được chăm sóc hàng ngày: bơm rửa ổ áp xe, dẫn lưu bằng penrose hoặc meche [nếu điều trị ngoại khoa]. + Nặn hút sữa – nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của BS. + Dinh dưỡng: uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít/ngày. Ăn thực phẩm bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, đường, chất béo và vitamin khoáng chất. + Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa là nguy cơ áp xe vú. Vệ sinh tay và vú trước khi cho con bú. + Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày.

+ Vận động: đi lại bình thường.

14. Nên làm gì để dự phòng cho áp xe vú trong thời kỳ hậu sản? – Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. – Mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế. – Cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, vắt sạch sữa sau khi cho bú xong – Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho bú. – Phương pháp làm bớt căng đau vú: dùng gạc ấm áp lên vú trước khi cho bú, xoa bóp cổ và lưng người mẹ, người mẹ nặn ít sữa trước khi cho bú và làm ướt đầu vú để giúp trẻ bú dễ dàng hơn. Sau khi cho bú phải nâng đỡ vú bằng một băng ngực, dùng gạc lạnh áp lên vú giữa những lần cho bú. – Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa là yếu tố nguy cơ áp xe vú. – Nếu có biểu hiện của viêm vú cần điều trị ngay để tránh dẫn đến áp xe vú.

– Không cai sữa sớm, khi cai cần giảm từ từ số lượng và số cử bú.

Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ mà đôi khi, áp xe còn có thể phát triển thành ung thư nếu không được điều trị trị hiệu quả, kịp thời.

Định nghĩa

Áp xe vú là tình trạng viêm [sưng, đỏ] và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

Nhng ai thường mc phải bệnh này?

Khoảng 10-30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.

Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác. Phần lớn trường hợp, người bệnh sẽ có những biểu hiện của áp xe vú như sau:

  • Giai đoạn đầu:
    • Đau nhức sâu bên trong tuyến vú
    • Da đỏ và sưng tấy nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú
  • Giai đoạn hình thành áp xe:
    • Vùng da trên ổ áp xe sưng đỏ, nóng và căng
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Buồn nôn và nôn

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Có vết đỏ, sưng hay bị đau vùng ngực
  • Núm vú bị tụt vào trong hay có dịch mủ chảy ra từ núm vú
  • Bạn cảm thấy đau khi cho con bú
  • Cảm thấy sốt, lạnh run.

Hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn tránh thực hiện phẫu thuật sau này.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập từ bề mặt da hoặc từ miệng của em bé ở phụ nữ cho con bú, thông qua vết rách da hoặc lỗ mở của ống tuyến vú để xâm nhập vào vú và hình thành ổ áp xe.

Staphylococcus aureus và Streptococcus là hai tác nhân gây nên tình trạng trên phổ biến nhất. Bên cạnh đó, đôi khi nguyên nhân áp xe vú còn có khả năng đến từ sự tấn công của các chủng vi khuẩn như:

  • Escherichia coli [E.coli]
  • Bacteroides
  • Corynebacterium
  • S. lugdunensis
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Proteus mirabilis

Nguy cơ mắc phải

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú:

  • Cho bú không đúng cách
  • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú
  • Mặc áo ngực chật
  • Núm vú bị trầy xước
  • Tắc ống dẫn sữa.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán áp xe vú là gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng khám tổng quát và thực hiện siêu âm để xác định chính xác tình trạng bệnh sưng đau vú của bạn là do áp xe vú. Bác sĩ cũng có thể chọc hút ổ áp xe để xác định tình trạng ổ áp xe có mủ.

Những phương pháp dùng để điều trị áp xe vú

Nếu áp xe vú được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh và chọc hút mủ qua hướng dẫn của siêu âm mà không cần phẫu thuật. Khi ổ áp xe lớn hơn, bạn cần được gây tê và phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

Bác sĩ sẽ đặt một gạc hoặc ống dẫn lưu vào ổ áp xe để dẫn lưu mủ những ngày sau phẫu thuật. Tuy vậy, phương pháp này có thể vẫn không ngăn được sự hình thành các ổ áp xe mới và hình thành đường rò từ ổ áp xe ra da.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê toa kháng sinh và giảm đau. Bạn phải được điều trị kháng sinh cho đủ liệu trình mà không được tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy bớt đau.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng một số cách sau:

  • Giữ lối sống lành mạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình điều trị.
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân. Bạn có thể sử dụng khăn ấm và ẩm đè lên vùng mô bị nhiễm trùng.
  • Lưu ý khi cho con bú. Hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng vú, nhất là đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú. Ngoài ra, bạn cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ cho việc có nên cho bé bú ở bên vú bị áp xe hay không.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nàng đã biết bí quyết chăm sóc sức khỏe sinh lý hiệu quả?

Tham gia cộng đồng Sức khỏe phụ nữ hôm nay để chia sẻ kinh nghiệm và tìm sự hỗ trợ từ các chị em khác!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 737

An association of cigarette smoking with recurrent subareolar breast abscess. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3225089. Ngày truy cập 06/10/2015

Nipple discharge. //www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001515.htm. Ngày truy cập 06/10/2015

Risk factors for development and recurrence of primary breast abscesses. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20610247. Ngày truy cập 06/10/2015

Subareolar breast abscesses: characteristics and results of surgical treatment. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15871702. Ngày truy cập 06/10/2015

Surgical management of recurrent subareolar breast abscesses: Mayo Clinic experience. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16978967. Ngày truy cập 06/10/2015

Video liên quan

Chủ Đề