Áo dài cách tân và áo dài truyền thống

Áo dài truyền thống so với những mẫu áo dài cách tân hiện đại thế nào?

Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, bởi vậy có nhiều nét đặc trưng riêng, thường được mặc trong các dịp trọng đại. Với sự ra đời mới cải tiến của nhiều mẫu áo dài cách tân hiện đại mọi người thường muốn tìm hiểu so sánh áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại. Muốn biết được sự thay đổi trong thiết kế, cũng như đặc điểm cổ truyền trước đây.

Chú ý :

+ Để mua hàng các bạn copy hình trong bài viết gửi cho chúng tôi qua thông tin bên dưới!:

+ Zalo/ Hotline: 0919 333 829 -0968.333.465

+ Tìm mua nhiều sản phâm cùng loại tại website://thoitrangnuhoang.com/danh-muc/ao-dai-cach-tan/

+ Fanpage Áo Dài Cách Tân://www.facebook.com/aodaicachtanNuHoang

Thiết kế cổ của áo dài truyền thống

Áo dài truyền thống thường thiết kế cao, ôm sát vào cổ, tạo nên sự duyên dáng, thanh cao và kín đáo của người phụ nữ. Áo dài cách tân hiện đại, thì có nhiều thiết kế cổ hơn, áo dài có thể thiết kế không cổ, cổ thuyền, cổ tròn đa dạng khác nhau. Thiết kế cổ này không quá lộ liễu so với nét đẹp truyền thống.

Áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại thì áo dài truyền thống ngột ngạt hơn, bởi việc tít vào cổ không có nhiều không gian thoáng. Đặc biệt với những người mập chút sẽ thấy khó chịu hơn.

Thiết kế áo dài truyền thống tay dài

Các kiểu áo dài truyền thống thường có tay dài, phủ toàn bộ tay của người phụ nữ. Tạo dáng vẻ kín đáo che toàn bộ từ vai cho đến cổ tay của cô gái. Áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại thì thướt tha hơn, nhưng điều này cũng gây cảm giác không thoải mái khi rít phần bắp tay. Ngoài ra trong những hôm thời tiết nắng nóng thì khiến người mặc vô cùng khó chịu. Áo dài cách tân thì có thiết kế không tay hoặc tay lửng, thoải mái cho mọi người lựa chọn.

Áo dài truyền thống chỉ mặc một kiểu quần duy nhất

Một đặc trưng hoàn toàn khác của áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại là phần quần chỉ theo một dạng suông lụa cùng màu hoặc khác màu với áo. Đối với áo dài hiện đại, thì phần quần có thể phóng khoáng thoải mái hơn, có thể thay thế bằng nhiều loại quần hoặc váy khác nhau.

Vải áo dài truyền thống chủ yếu là lụa

Vải của áo dài truyền thống thường được làm từ lụa, còn áo dài cách tân hiện đại, có đa màu sắc và nhiều loại vải hơn. Giúp thời tiết mặc áo dài cách tân cũng nhiều hơn so với áo dài hiện đại. Đồng thời giúp giảm giá thành và chi phí để sở hữu một chiếc áo dài đáng kể.

Áo dài truyền thống hạn chế về hình ảnh

Trên áo dài truyền thống có thể là trơn không hình, chất liệu vải trên, các hình ảnh có sự gò bó. Còn đối với áo dài cách tân hiện đại, thì hình ảnh được mở rộng, với đa hình, đa màu sắc khác nhau.

Nét đẹp truyền thống của áo dài truyền thống chúng ta không phủ nhận điều đó, tuy nhiên những thiết kế của áo dài cách tân thì có nhiều chuyển biến tích cực. Giúp ích cho việc mặc sở hữu thoải mái hơn nhiều, đồng thời phù hợp với nhiều đặc điểm công việc khác nhau.

Lịch sử hình thành áo dài Việt Nam

Hình ảnh tà áo dài đã quá quen thuộc với mỗi người Việt nhưng không phải ai cũng có thể miêu tả chính xác bộ trang phục truyền thống này với bạn bè ngoại quốc.

Vậy thì áo dài là gì?

Áo dài là một bộ trang phục được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến chân, dành cho cả nam và nữ nhưng được biết đến như trang phục cho nữ nhiều hơn.

Về cấu tạo áo dài truyền thống:

  • Cổ áo: Cổ áo cao khoảng 2-3 cm, ôm khít cổ, tạo hình chữ V trước cổ.
  • Khuy áo: Thường dùng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi dọc xuống ngang hông.Theo truyền thống, khuy áo dài ở phần thân trên được cố định tại 5 vị trí, vừa giúp chiếc áo dài được cố định ngay ngắn, vừa biểu tượng cho 5 đạo làm người của dân tộc Việt: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
  • Thân áo: Gồm 2 phần: thân trước và thân sau. Cả 2 thân áo đều dài từ cổ xuống mắt cá chân, được may sát vào phom người.
  • Tay áo: Dài, không có cầu vai, may kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.
  • Tà áo: Gồm 2 tà là tà trước và tà sau, xẻ từ ngang hông xuống dưới.
Chiếc áo dài truyền thống với những thiết kế làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng, nết na của người phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên, bật mí cho bạn, tà áo dài mà được coi là truyền thống ấy cũng đã từng là phiên bản “cách tân” đấy!

Để biết được nguồn gốc và hình dáng chiếc áo dài xưa như thế nào, hãy cùng đến với lịch sử phát triển của áo dài qua từng thời kỳ nhé!

Áo giao lãnh

Áo giao lãnh được coi là kiểu sơ khai nhất của của chiếc áo dài xưa, rất phổ biến vào thời Lý – Trần – Lê

Đặc điểm của áo giao lãnh là: áo rộng, cổ áo giao nhau khi mặc, áo xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay rộng, thân áo dài chấm gót chân [thân áo được may bằng năm, sáu tấm vải].

Áo dài tứ thân

Áo dài tứ thân vốn là trang phục dành cho những người dân ở tầng lớp bình dân.

Đó là bởi vì 2 vạt trước của chiếc áo được thiết kế rời nhau, có thể buộc lại cho gọn khi làm việc trong khi 2 vạt sau được may liền thành 1 tà áo.

Áo dài ngũ thân

Là kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt ra, áo ngũ thân, dựa trên tiền đề là áo tứ thân, có 5 vạt áo.

Mỗi vạt có 2 thân nối sống tượng trưng cho phụ mẫu, còn vạt con đằng trước tượng trưng cho người mặc. Đặc biệt, đây là kiểu áo mà tầng lớp quan lại, quý tộc thường mặc.

Áo dài Le Mur

Được đặt tên theo chính người thiết kế ra nó, áo dài Le Mur là một bước cải cách vô cùng quan trọng từ chiếc áo dài tứ thân.

Áo dài Le Mur chỉ còn có 2 vạt trước và sau, hàng nút phía trước dịch sang theo vai và dọc bên sườn, tay áo phồng, cổ hở. Đây là kiểu áo dài được cho là “lai căng” thái quá.

Áo dài Lê Phổ

Bằng cách kết hợp khéo léo giữa áo dài tứ thân và áo dài Le Mur, họa sĩ Lê Phổ tạo ra chiếc áo dài vẫn giữ được nét truyền thống của áo dài tứ thân nhưng bỏ những nét lai căng như ráp tay phồng, cổ hở từ áo Le Mur.

Chiếc áo dài Lê Phổ được nhiều phụ nữ Việt ưa thích và hoan nghênh nhiệt liệt.

Áo dài bà Nhu

Bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới với phần cổ áo được bỏ đi, thay vào đó là cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét.

Bên cạnh đó, họa tiết trên áo cũng rất mới lạ với cành trúc mọc ngược.

Áo dài Raglan [Giắc lăng]

Thập niên 1960, áo dài với cách ráp tay raglan [giắc lăng] ra đời ở Sài Gòn, giải quyết được những nếp nhăn hai bên nách áo dài.

Kiểu áo này ôm sát thân hình hơn, tạo đường cong thẩm mỹ.

Áo dài Mini-raglan

Phiên bản áo dài này được sử dụng cho nữ sinh nhiều hơn, với tà áo chỉ ngắn tới bàn chân nhưng hai ống quần phủ kín.

Như vậy, tà áo dài đã trải qua bao năm tháng với những sự thay đổi từ kiểu dáng đến màu sắc.

Vậy áo dài ngày nay thì sao?

Nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt

Hình ảnh tà áo dài đã trở nên vô cùng quen thuộc và đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thể miêu tả một cách chính xác nhất về nguồn gốc, sự thay đổi và phát triển của áo dài truyền thống. Vậy hãy cùng LUVINUS đi tìm hiểu về nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt nhé:

Áo dài là gì?

  • Vậy áo dài là gì? Áo dài là một loại trang phục cách tân được thay đổi và cách điệu lại từ áo ngũ thân [ với dáng lập lĩnh, tức cổ đứng] của người Việt Nam thời kỳ Tây hóa hay còn gọi đó là giai đoạn Tân thời. Áo dài thường được mặc với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc có thể đến quá đầu gối. Thông thường, áo dài sẽ dành cho cả nam và nữ, tuy nhiên thường phổ biến hơn với nữ.
  • Áo dài của người Việt thường được mặc vào các dịp lễ tết, trình diễn hay tại môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự. Ở các trường cấp 2 và cấp 3 của Việt Nam, áo dài cũng được chọn là đồng phục nữ sinh; hoặc là đồng phục nữ sinh ở trường đại học. Trong các dịp trọng đại khi ngoại giao với các mối quan hệ quốc tế, trang phục quốc gia là áo dài cũng thường được mặc để thể hiện sự trang trọng. Với mỗi cuộc thi về sắc đẹp Việt Nam, chắc chắn tà áo dài sẽ không thể thiếu đi trong phần thi sắc đẹp dân tộc, đặc biệt là trên đấu trường quốc tế.
Tà áo dài trắng truyền thống của người con gái Việt Nam mang vẻ đẹp dịu dàng, uyển chuyển

Áo dài xưa và nay có gì khác biệt?

Như chúng ta đã biết, áo dài là trang phục truyền thống của nước ta đã có từ bao đời, cho đến nay vẫn được dùng như lễ phục. Người ta nói, áo dài hiện đại chúng ta biết đến ngày nay đã cách điệu và thay đổi rất nhiều so với áo dài ngày xưa. Thế nhưng ít ai biết được chúng thực sự khác biệt như thế nào? Ngày hôm nay, bạn có muốn cùng The Phann tìm hiểu lịch sử áo dài xưa và nay có gì khác biệt hay không?

Áo dài xưa và nay có gì khác biệt?

  1. Áo dài cách tân hiện đại, Mẫu áo dài cách tân đẹp nhất

    “Áo dài bao phủ mọi thứ, nhưng không che giấu gì cả”. Có thể nói, tà áo dài không chỉ là một bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, mà nó đã đã trở thành biểu tượng của đất nước, đặc biệt khi chúng ta đề cập đến vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Hiện nay, với xu thế của thời trang cũng như nhu cầu của xã hội, những chiếc áo dài cách tân với nhiều mẫu thiết kế thời trang xuất hiện. Vậy hiểu sao cho đúng về áo dài cách tân cũng như cách mặc, phối đồ, chọn kiểu dáng sao cho phù hợp nhất, đẹp nhất, mời bạn cùng áo dài Hiền Minh cùng tìm hiểu nhé.

    Video liên quan

    Chủ Đề