An toàn lao động trong sản xuất là gì

An toàn lao động giúp bảo vệ sức khỏe cho các công nhân luôn làm việc trong điều kiện tốt nhất, trang thiết bị máy móc được an toàn. Các công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác an toàn lao động là trên hết trong nhà máy, nhà xưởng sản xuất của mình.

Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ lao động cho công nhân
Người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, bảo hộ lao động cho người lao động của mình trong khi làm việc. Các trang thiết bị như nón bảo hộ, quần áo bảo hộ, mặt nạ, giầy, ủng…các trang thiết bị này đảm bảo cho sức khỏe của người lao động trước những tác nhân độc hại tại nơi làm việc.

Người lao động cần phải tuân thủ quy định, đảm bảo chấp hành sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ mà công ty đã yêu cầu, làm như vậy không những đảm bảo an toàn cho cá nhân người lao động mà còn giúp bảo vệ cho những người làm việc xung quanh.

Đề ra các quy định, biện pháp an toàn
Khi làm việc người lao động cần chấp hành tuân thủ các quy định mà nơi làm việc yêu cầu, đảm bảo khoảng cách làm việc an toàn, chấp hành đúng quy định an toàn điện, an toàn máy móc… Công ty nên sử dụng các tín hiệu, dấu hiệu phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động dễ nhận biết như tín hiệu âm thanh, tín hiệu ánh sáng, biển báo an toàn.

Các trang thiết bị do người lao động trực tiếp làm việc cần được tiến hành kiểm tra, đánh giá, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo máy móc luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc xãy ra.

Người lao động cần phải tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện an toàn lao động cho người lao động thường xuyên, giúp người lao động nâng cao ý thức, nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của an toàn lao động trong khi làm việc.

Xây dựng các quy trình làm việc hợp lý, an toàn,  hướng dẫn người lao động vận hành trang thiết bị, tôt chức công việc khoa học, thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

An toàn lao động là trên hết chính vì vậy những người lao động phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong nhà máy, xưởng sản xuất để tạo nên một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc. Môi trường làm việc sạch sẽ giúp cho máy móc làm việc được đảm bảo và lâu bền hơn.

Trong lao động sản xuất, vì lý do chủ quan và khách quan ước tính hàng năm có khoảng trên 2,3 triệu người chết liên quan đến thương tích và bệnh nghề nghiệp. Trong đó, khoảng 350.000 người chết do tai nạn lao động và 2 triệu người chết vì bệnh nghề nghiệp.

Do đó, để giảm thiểu đến mức tối đa những thiệt hại do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra, mỗi cơ sở sản xuất cần phải thiết lập các biện pháp đảm bảo “ An toàn, vệ sinh lao động”.

Vậy “ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG”  là gì?

BẠN HÃY QUAN SÁT HÌNH ẢNH MÔ TẢ NGƯỜI THỢ HÀN ĐANG LÀM CÔNG VIỆC HÀN ĐIỆN:

VÀ BẠN NHẬN THẤY RẰNG:

– Nguồn điện, tia lửa hàn các yếu tố nguy hiểm có thể gây thương tật hoặc tử vong cho thợ hàn.

– Ánh sáng hàn, khói, bụi phát sinh, tư thế làm việc là các yếu tố có hại có thể gây bệnh  tật, làm suy giảm sức khỏe của người thợ hàn.

Do đó để ngăn ngừa các rủi ro, anh thợ hàn đã sử dụng các biện pháp phòng, chống như sau:

 

* Để ngăn ngừa thương tật hoặc tử vong anh thợ hàn đã thực hiện:

– Sử dụng găng tay cách điện và giầy bảo hộ để ngăn ngừa điện giật và bỏng;

– Mang theo bình cứu hỏa đặt cạnh khu vực hàn để chữa cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn;

– Nắm bắt các nguyên tắc ứng cứu khi xảy ra sự cố thông qua huấn luyện, đào tạo.

* Để ngăn ngừa bệnh  tật, làm suy giảm sức khỏe anh thợ hàn đã thực hiện:

– Sử dụng quần áo bảo hộ, mo hàn và khẩu trang để ngăn ngừa bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp;

– Làm việc ở tư thế hợp lý tránh mắc các bệnh về cơ, xương, khớp.

– Đảm bảo đúng thời giờ làm việc, nghỉ ngơi.

Vậy “ An toàn, vệ sinh lao động” được tách thành 2 khái niệm dễ hiểu như sau:

“ AN TOÀN LAO ĐỘNG” là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

“VỆ SINH LAO ĐỘNG” là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động không được bảo vệ an toàn lao động?

Nếu trong môi trường làm việc độc hại có tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà người lao động không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cần thiết thì sẽ có thể có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới người tham gia lao động. Các hệ lụy về sức khỏe này có thể thể hiện ngay khi người lao động tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới cả tính mạng của người lao động.

Tùy theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định riêng của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó, và phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn chính là là tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc của người lao động,…

Thẻ an toàn lao động là gì?

Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định “Đơn vị tổ chức huấn luyện có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho NLĐ [kể cả NLĐ hành nghề tự do] làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu”.

Thẻ an toàn lao động còn được cấp trong các trường hợp: Khi tuyển dụng, bố trí công việc lần đầu; khi NLĐ chuyển từ công việc khác về làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; khi thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

Như vậy, thẻ an toàn lao động có tác dụng chứng nhận NLĐ đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nội dung chính[Ẩn]

An toàn lao động là các giải pháp tất yêu trong công tác phòng chống tai nạn lao động và các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động trong quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể về an toàn lao động trong luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, để Quý doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan, qua bài viết này Vinacontrol CE xin cung cấp các thông tin liên quan đến Quý doanh nghiệp để thực hiện, xây dựng kế hoạch an toàn lao động trong tổ chức của mình.

1. An toàn lao động là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

“ An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”

Có thể hiểu an toàn lao động là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm xung quanh trong quá trình người lao động thực hiện nhiệm vụ; để các yếu tố nguy hiểm đó không tác động đến người lao động, đồng thời bảo vệ người lao động khỏi các tình huống, nguy cơ xảy ra thương tật, tử vong.

Trên thực tế, tình trạng an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam còn vô cùng yếu kém vì nhiều lý do. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh xã hội, cụ thể trong 06 tháng đầu năm 2021, trên toàn quốc đã xảy ra 3.612 vụ tai nạn lao động - tăng 7,85%  so với đầu năm 2020. Những vụ tai nạn lao động đã để lại thương tật cho nhiều lao động và cũng là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết thương tâm cho người lao động ở đó. Có thể thấy một trong các lý do quan trọng dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng đó chính là công tác an toàn lao động tại các tổ chức, cơ sở doanh nghiệp chưa thật sự kỹ càng và hoàn thiện. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu an toàn lao động và có trách nhiệm thực hiện nó theo đúng quy định để giảm thiểu tỷ lệ tai nạn lao động tại nơi làm việc.

Hình ảnh minh họa tai nạn an toàn lao động tại Việt Nam

✍ Xem thêm: Khóa học Huấn luyện - Đào tạo an toàn lao động uy tín tại Việt Nam

2. Tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động có vai trò vô cùng lớn bởi khi các cá nhân tổ chức thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động thì người lao động sẽ được bảo đảm quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 .

Bên cạnh đó, người lao động, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt an toàn lao động cũng chính là đang tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn vệ sinh lao động trong quá trình lao động cụ thể ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. Khi các biện pháp an toàn được áp dụng, người lao động có thể yên tâm công tác và doanh nghiệp có thể quan tâm tới người lao động 1 cách tốt nhất.

Các tổ chức doanh nghiệp cần phải xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật và kế hoạch thực hiện công tác đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với cán bộ công nhân viên trong công ty định kỳ hằng năm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự tin tạo nên một môi trường làm việc đảm bảo tính an toàn lao động, giảm thiểu các rủi ro xảy ra tai nạn lao động cũng như các thiệt hại cho người lao động và tổ chức.,. 

Hình ảnh minh họa các yếu tố đảm bảo an toàn lao động 

3. Luật an toàn lao động Việt Nam có ý nghĩa thế nào?

Với mục tiêu định hướng cho công tác an toàn lao động tại các tổ chức, cơ sở doanh nghiệp, Luật an toàn lao động ra đời với mục đích đưa hoạt động an toàn lao động vào khung pháp lý, từ đó tạo nên các tiêu chuẩn, quy định cụ thể để các cá nhân, tổ chức liên quan tìm hiểu và tuân thủ theo các tiêu chuẩn. quy định đó. Có thể thấy một số ý nghĩa quan trọng mà Luật an toàn lao động đem lại sau đây:

  - Thứ nhất, Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

  - Thứ hai, Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

  - Thứ ba, Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

  - Thứ tư, Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

  - Thứ năm, Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Lớp đào tạo an toàn lao động tại doanh nghiệp của Vinacontrol CE

4. Khóa huấn luyện an toàn lao động uy tín tại Việt Nam

Đề đảm bảo an toàn lao động tại các tổ chức doanh nghiệp thì chính các doanh nghiệp cần phải định kỳ tổ chức huấn luyện cho cán bộ công nhân viên của mình theo quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động. Thông qua hoạt động đào tạo an toàn lao động mà các cá nhân  sẽ nắm được kiến thức, nội dung về vấn đề an toàn lao động, từ đó bảo vệ bản thân cũng như doanh nghiệp khỏi các rủi ro, thiệt hại. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo chất lượng trong hoạt động huấn luyện an toàn lao động theo đúng tiêu chuẩn Luật đề ra; Cụ thể là sau khóa học học viên phải nắm được các kiến thức, nội dung quan trọng  và được các tổ chức huấn luyện uy tín kiểm tra đánh giá năng lực để cấp chứng chỉ an toàn lao động.

Đối tượng cần phải tham giá huấn luyện an toàn lao động?

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Người sử dụng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Chứng chỉ an toàn lao động được cấp bởi Vinacontrol CE

✍ Xem thêm: Toàn bộ thông tin các khóa đào tạo an toàn lao động

Vinacontrol CE là đơn vị đầu tiên của cả nước được Cục An toàn - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Vinacontrol CE tự tin cung cấp khóa huấn luyện an toàn lao động hiệu quả, chất lượng cũng như cấp chứng chỉ an toàn lao động nhanh nhất đến Quý khách hàng.


Qua các thông tin trên, Vinacontrol CE hy vọng được hỗ trợ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong công tác an toàn lao động cũng như cung cấp khóa đào tạo an toàn lao động chất lượng tới Quý khách hàng. Quý doanh nghiệp cần tư vấn, cấp giấy chứng chỉ an toàn lao động và các khóa học đào tạo có thể liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline: 1800.6083; Email:  để được hỗ trợ trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề