Ái kiết sử là gì


Cập nhật: 8/2/2019

Lời Mở Đầu Người phật tử khi học giáo lý của đạo phật không khỏi bở ngở và hoang mang: - Tại sao có lúc thì bảo chỉ cần thông hiểu tứ diệu đế là có thể giãi thoát khỏi vòng luân hồi, đạt đến cứu cánh cuối cùng của đạo phật là giác ngộ và Niết Bàn;

- Tại sao nói là chỉ cần hiểu: Vô thường - Khổ - Vô ngã thì sẻ thấy đạo giãi thoát kề bên;


- Tại sao nói chỉ cần thông qua Lý Duyên Sinh, là có thể hiểu được sự nhân quả của cuộc đời và thông qua nó là có thể làm chủ được "sinh, lão, bệnh, tử"! Vâng, có 101 con đường đến với cõi phật. Phật nói rằng "pháp ta không có thời gian để mà thấy", điều này chứng minh sự vi diệu của phật pháp có thể bao trùm cả thế gian này nói chung và cho những người học "đạo" nói riêng. Khi một người phật tử muốn tìm hiểu bất kỳ một cứu cánh nào để tìm đạo giãi thoát, chẳng hạn "tham, sân, si", thì bản thân nó đã tự nói lên một sự ràng buộc của lòng tham con người, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục. Nếu hiểu được như vậy, Hành giả vô tình nhận ra sự vô thường của cuộc đời trước bao đổi thay. Sự ngộ đạo cũng từ đây mà có.


Kiết Sử Là Gì? Kiết sử là một thuật ngữ trong giáo lý của đạo phật, chỉ những phiền não phát sinh trong nội tâm của con người, bản thân nó sinh ra những chướng ngại khiến cho con người mãi trôi nổi trong vòng luân hồi. Hành gỉa muốn tu tập theo đạo giãi thoát của Phật thì cần phải từ bỏ những kiết sử này trên hành trình thanh lọc tâm ý, mới mong Tu chứng và đắc Thiền. Theo quan điểm của Đạo Phật, có 5 Hạ phần Kiết sử và 5 Thượng phần Kiết sử, bao gồm: 1 - Thân kiến [sakkàya-ditthi], 2 - Hoài nghi [vicikicchà], 3 - Giới cấm thủ [silabata-paràmàsa] 4 - Tham đắm vào cõi dục [kàma-ràga] 5 - Sân hận [vyàpàda], 6 - Sắc tham [Tham Sắc], 7 -  Vô Sắc tham [Tham Vô Sắc], 8 - Mạn [Ngã mạn, kiêu căng, ngạo mạn- màna], 9 - Trạo cử hay bất an và lo lắng [uddhacca], 10 - Vô minh [avijjà].

Nói rỏ hơn Kiết sử là gì?

Nơi nào có Dục và Tham, ở đấy là Kiết sử.

Lời kinh: Này các Tỷ-kheo, mắt là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử; Tai là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử ...;...Ý là pháp bị kiết sử. Ở đây, chỗ nào có dục và tham, ở đấy là kiết sử.


Này Hiền giả, con bò đen không phải là kiết sử của con bò trắng. Và con bò trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đen. Do sợi dây hay cái ách cột lại, cái ấy ở đây là kiết sử.

Diễn đàn của câu chuyện. Câu hỏi của các vị Tỳ kheo đưa ra là: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ".

Câu trả lời đúng là: "Kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa và cũng khác ngôn từ."

Bạch chư Thượng tọa, ví như một con bò đực đen và con bò đực trắng được dính lại với nhau bởi một sợi dây hay một cái ách. Nếu có người nói: "Con bò đực đen là kiết sử cho con bò đực trắng, và con bò đực trắng là kiết sử cho con bò đực đen". Nói như vậy có phải là nói một cách chơn chánh không?Này Cư sĩ, con bò đực đen không phải là kiết sử của con bò đực trắng. Và con bò đực trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đực đen. Do vì chúng bị dính bởi một sợi dây hay bởi một cái ách, ở đây chính cái ấy là kiết sử. Này Hiền giả, cũng vậy, con mắt cũng không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.


Thế nào là các pháp bị kiết sử?


Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp
dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp bị kiết sử. 
Này các Tỷ-kheo, có các tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị
do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân cảm giác...
Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các pháp bị kiết sử. Chỗ nào có dục và tham, chỗ ấy là kiết sử.

A. Hạ phần Kiết sử


Trong  Đại kinh Màlunkya [Mahà Màlunkyà Sutta], Trung Bộ Kinh: "Này các Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm [5] hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy không?Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:- Con có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.- Năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy, này Malunkyaputta, Ông thọ trì như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, con thọ trì Thân kiến là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn con thọ trì Nghi là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Giới cấm thủ là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Dục tham là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Sân là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy".



1. Thân kiến

Kiết sử đầu tiên, là sự hiểu sai lạc về cái gọi là Tự ngã, hay cái Tôi [thân kiến], nó được đồng bộ trong năm uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành, thức]. Trong bài kinh số 44, Tiểu Kinh Phương Quảng [Cùlavedalla Sutta] thuộc Trung Bộ, Ni sư Dhammadinna giảng rằng một người đã đoạn trừ thân kiến là một người "không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc", tương tự như thế đối với bốn uẩn còn lại. Trước khi hiểu về Thân Kiến ta hảy tìm hiểu tự thân là gì?

Tự Thân, Lời Kinh:


Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?
Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân [nói chung là những người đã tu chứng và đắc thiền], xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành; xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.

Nói rỏ hơn, người có Thân Kiến là người luôn đề cao cái tôi của mình về mọi vấn đề trong cuộc sống, không khiêm tốn học hỏi cái hay của người khác cũng như không tự nhìn nhận những khuyết điểm và tồn tại của bản thân để có hướng khắc phục và phát triển.

2. Hoài Nghi Trong cuộc sống, sự Hoài nghi luôn là một dấu chấm hỏi [?] trong suốt hành trang của một đời người. Không ai tin ai ngoài chính bản thân mình. Từ sự ngờ vực này, con người luôn "chấp thủ" vào bản thân, và Tự ngã sinh ra từ đây.

Trong tôn giáo, hay nói riêng là Phật giáo, nếu bạn không có lòng tin về con đường "Đạo" mà Đức Phật đã trãi qua thì hành giả không thể "tu chứng", với thời gian còn lại của cuộc đời. Đức Phật so sánh "Nghi" với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Nếu hành giả không kịp thời nhận ra ánh sáng của phật pháp đang soi đường dẫn lối thì đường về sẻ còn xa tít, mù khơi. Lòng tin chỉ có ở con đường đạo mới là mãi mãi, nếu hành giả còn do dự vì bất cứ điều gì [Hoài nghi] thì bạn sẻ chết đói trên sa mạc mà chẳng ai hay.


Do vậy, hành giả hảy giử vững lòng tin và không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo [Phật, Pháp, Tăng]: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát. Và hơn thế nữa, lúc nào Hành giả cũng phải xem lại chính bản thân mình, luôn Hoài niệm và không một phút buông lơi về sự Ố Nhiễm mà bản thân phải đối mặt ở thế gian hiện hửu.

3. Giới Cấm Thủ

Thuật ngữ này rất dể hiểu, mà lại khó nghe là vì sao? Trước hết chúng ta hảy tìm hiểu hai chử đầu: Giới Cấm Giới cấm, có nghĩa là những điều lệ, qui định mà Đức Phật đặt ra để ngăn ngừa Tu sỉ, Cư sỉ vi phạm gới cấm khi muốn tu hành đạo giãi thoát. Thủ, có nghĩa là chấp chặt, giử lại những giới cấm phi lý, chẳng hạn như tu khổ hạnh, tu không đúng nguyên tắc theo lý thuyết cơ bản. Cấm thủ, còn có nghĩa là không nên giử chặt lòng tin mù quáng mà không dùng tư duy phán xét chuyện đúng sai giữa đời và đạo. Nên ghi nhớ kỹ lời dạy của Đức Phật: "Ta chỉ là một đạo sư, là người dẫn lối chỉ đường cho chúng sanh biết cách học đạo giãi thoát mà thôi".

Giới Cấm Thủ: Có nghĩa là hảy từ bỏ những nguyên tắc do các Hành giả tự bịa ra, tự đặt ra; Hảy từ bỏ những cách tu không phải do Đức Phật giãi bày. Nhiều Học giả và Hành giả khi luận về 3 Kiết sử đầu tiên [Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ], thường xem nhẹ Kiết sử thứ 3 này, nhưng thật ra đây chính là Kiết sử gói trọn đạo giãi thoát của Đức Phật. Vì lẻ Hành giả Tu sai ngay từ đầu [lầm đường, lạc lối] thì làm sao mà trở thành người Tu chứng được? Đức Phật bảo "ôm pháp mà tu", chính là sợ hành giả lạc vào Giới Cấm Thủ.

Giới Cấm Thủ như được phân tích ở trên chỉ là nghĩa đen, nghĩa đúng của nó là đừng giử lại [thủ] bất cứ cái gì, cả cái tự ngã [thân kiến], sự nghi hoặc [hoài nghi] và nên sử dụng chánh tư duy trước mọi trói buộc của cuộc đời mà hành giả sẻ phải trãi qua. Suy cho cùng, Hành giả đừng bao giờ tạo nghiệp cho bản thân là đã vượt qua Kiết sử thứ 3 "Giới Cấm Thủ".

Ghi Nhớ:


Ba kiết sử đầu tiên: Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ còn được dịch là:Ngã Chấp; Hoài Nghi và Mê tín.Như vậy, Giới cấm thủ ở trên còn được hiểu là: có long tin, nhưng không được mê muội [mê tín]. Mọi việc phải dùng Tri kiến để hiểu [tri kiến giãi thoát]

Người vượt qua được [1] Ngã chấp [2] Hoài nghi [3]. Mê tín sẻ được Thánh Quả Tu Ðà Huờn [Hoàn] hay còn gọi là Nhập Lưu [Sotàpanna].


4 - Tham đắm vào cõi dục [kàma-ràga] Là để chỉ trạng thái mong cầu dục lạc qua năm giác quan của hình dáng, âm thanh, mùi hương, vị nếm, và cảm xúc [sắc, thanh, hương, vị, xúc].

Kāma có nghĩa là cõi dục, cõi của chúng sanh sống nhờ bởi thế giới vật chất, thể hiện qua sự ham muốn của dục lậu len lỏi trong các cảnh giới; và chúng tồn tại dai dẳng trong tâm chúng hữu tình, không kể người đó là ai, giàu sang hay nghèo hèn, quyền cao hay chức trọng. Con người vì sự tham đắm này mới nảy sinh ra tội lỗi, phiền não không lúc nào nguôi ngoai.

Ðức Phật dạy rằng sự khoái lạc tầm thường mà con người đang thụ hưởng, nó thật là nhỏ bé so với các đau khổ, nỗi biệt ly, sự chịu đựng, ai oán phải hoàn trả trong suốt cuộc đời còn lại.Nếu ai đó đã giải thoát được sự tham đắm, người ấy sẽ có khả năng nhìn rõ ràng vào bên trong và thấy rõ bản chất thật sự của nó qua hành thiền.

5 - Sân hận [vyàpàda]

Nó chính là sự phiền não, gốc "sân", được phát xuất từ tâm tham của con người, nhẹ là sự bực mình, khó chịu, nặng là sự oán hờn, ganh tỵ mang đến thù oán, thâm sâu. Cả hai Tham và Sân chính là cội nguồn của mọi sự đau khổ mà con người gây ra và đổ lỗi cho nhau khiến cho thế giới không có một ngày bình yên và an lạc [Hiểu về Ngũ Triền Cái].

Câu chuyện thời Đức Phật còn tại thế Ngày nọ, một người Bà-la-môn, thuộc dòng quý tộc và thế lực, đến gặp Đức Phật. Vị Bà-la-môn này tánh khí nóng nảy, thường cãi cọ với mọi người. Ngay chính như khi người khác bị hại mà không tỏ vẻ giận dữ, ông cũng không bằng lòng. Vì thế, khi ông nghe rằng Đức Phật chẳng bao giờ nổi giận, ông quyết định đến thử Ngài. Người Bà-la-môn đi đến gặp Đức Phật và tuôn ra những tràng chửi rủa, mắng nhiếc. Đức Phật lắng nghe một cách bình tĩnh trong im lặng. Vị Bà-la-môn chửi rủa từ sáng cho đến chiều, cuối cùng ngưng chửi và chờ đợi phản ứng của đức Phật. Lúc đó, đức Phật bình tĩnh hỏi ông: “Ông có gia đình hay bạn bè không?” “Dĩ nhiên rồi”, Bà-la-môn trả lời. “Tại sao?”. - “Ông có thăm viếng họ thường xuyên không?”, Đức Phật hỏi. - “Có,” người Bà-la-môn trả lời cộc cằn. - “Khi đi thăm họ, ông có mang quà theo không?”. - “Dĩ nhiên là tôi có!”, vị Bà-la-môn gầm lên. - “Nhưng nếu họ không nhận quà của ông thì sao?”, Đức Phật hỏi. “Ông sẽ làm gì với món quà đó?” - “Tôi sẽ mang nó về nhà và chia sẻ với gia đình tôi” người Bà-la-môn trả lời. - Nay ông đã mang cho tôi một món quà của những lời sỉ nhục giận dữ. Tôi không muốn nhận chúng, tôi xin trả lại cho ông. Hãy mang về nhà và chia sẻ với gia đình”.

Vị Bà-la-môn nghe Phật nói xong, biết mình đã thua cuộc, yên lặng lui ra.

Lời Kết

Đức Phật là một người đã giác ngộ, tu chứng, đã thoát khỏi vòng sinh tử nơi thế gian thì làm sao người không hiểu được tâm tư, nguyện vọng của những con người đang quặn đau trong dòng thác Bộc lưu cuộc đời. Khi mà cuộc sống bề bộn những lo toan thì việc dâng trọn đời mình cho con đường đạo cũng không phải là việc dể dàng gì. Do vậy Đức Thế Tôn mới chia Kiết Sử thành hai phần Thượng và Hạ không ngoài mục đích giúp cho đa số đại chúng biết cách tìm sự giãi thoát khi vẫn còn là con người thế tục.

Người cư sĩ, nếu tu 5 Hạ phần kiết sử thì được gì? xin trích một đoạn kinh thay lời kết:

Này Ananda, Tỷ-kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ananda, Tỷ-kheo ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh [thiên giới] và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhứt lai [Tư đa hàm] sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Này Ananda nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu [Tu đa hoàn hay nhập lưu, có nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng thánh] nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh giác. Này Ananda cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh [thiên giới], và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga... Này Ananda cư sĩ Nikata... Này Ananda, cư sĩ Katissabha... Này Ananda, cư sĩ Tuttha... Này Ananda, cư sĩ Santuttha... Này Ananda, cư sĩ Bhadada... Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh [thiên giới], và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh [thiên giới] và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Này Ananda, hơn năm trăm cư sĩ, mệnh chung tại Nadika, diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh giác. 

Đại bát niết bàn, Trường bộ kinh

Hạ phần kiết sử là như vậy đó, đây chính là ước vọng không của riêng ai. Hành giả muốn từ bỏ nó, đơn giãn thôi, nếu làm được như lời phật đã dạy: Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu và do duyên tim, ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Tại đấy không có người thỉnh thoảng rót thêm dầu vào và không khơi tim lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ngọn đèn ấy do nhiên liệu được tiếp tế trước tiêu diệt và do nhiên liệu khác không được đem thêm, không được nuôi dưỡng, sẽ bị tắt.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề