7 lỗi rất dễ mắc phải khi mua smartphone

Với vị thế ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, việc chọn mua smartphone cũng không hề dễ dàng. Ảnh: AFP

5 yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng để xem xét liệu smartphone bạn định mua có đáp ứng nổi các nhu cầu hàng ngày của mình hay không.

1. Pin và sạc nhanh

Một trong những yếu tố đầu tiên cần tính đến khi đổi điện thoại thông minh là thời lượng pin và hỗ trợ sạc nhanh.

Hiện tại, các thiết bị di động không chỉ là một công cụ làm việc mà còn là một nền tảng giải trí và kết nối với thế giới qua internet.

Tất cả những tác vụ này đều làm tiêu hao pin, không chỉ vì chúng đặt nhiều công việc lên bộ xử lý mà còn vì nhu cầu năng lượng của màn hình điện thoại.

Do đó, người mua cần đánh giá nhu cầu sử dụng điện thoại của mình để cân nhắc mua điện thoại với dung lượng pin phù hợp.

Pin và khả năng hỗ trợ sạc nhanh là yếu tố quan trọng khi đánh giá một smartphone. Ảnh: Samsung

Mặt khác, khả năng hỗ trợ sạc nhanh cũng rất quan trọng, đặc biệt với những người dùng thường xuyên di chuyển. Do đó, khả năng hỗ trợ sạc nhanh, cho phép sạc nhanh pin đủ để sử dụng thêm vài giờ cũng là một điều cần cân nhắc. Hiện tại, hầu hết các smartphone trên thị trường đều có hỗ trợ sạc nhanh ở các mức khác nhau.

Cổng sạc cũng là một yếu tố nên được xem xét. iPhone giờ đây vẫn đang sử dụng cổng sạc Lightning độc quyền trong khi hầu hết các điện thoại Android đã sử dụng cổng sạc USB-C. Nếu bạn muốn một chiếc iPhone có cổng sạc USB-C, bạn sẽ phải chờ ít nhất là hơn 2 năm nữa.

2. Tốc độ làm mới màn hình

Một thông số kỹ thuật khác cần tính đến là tốc độ làm mới của màn hình. Hiện tại, phân khúc điện thoại thông minh cao cấp có tốc độ làm mới từ 120Hz trở lên và phân khúc tầm trung có tốc độ làm mới ở 60, 90 và 120Hz.

Màn hình là nơi tương tác chính của người dùng với thiết bị di động. Trải nghiệm nhìn vào màn hình lâu và nhiều lần trong ngày sẽ được nâng cao khi thiết bị được hỗ trợ màn hình có tốc độ làm mới cao, tốt nhất là ở 90 hoặc 120 Hz.

3. Dung lượng bộ nhớ

Hiện nay, máy ảnh điện thoại thông minh càng ngày càng được quan tâm, nâng cấp với hàng loạt tính năng mới. Điều này cung cấp hình ảnh và video ngày càng đẹp, nhưng đi cùng với nó kích thước file cũng tăng một cách đáng kể. Mặt khác, số lượng file được chia sẻ qua các nền tảng cũng không hề ít ở xã hội 4.0 hiện tại.

Với dung lượng bộ nhớ cao, bạn hiếm khi phải ngồi “lọc” lại ảnh và file trên smartphone của mình. Ảnh: Apple

Để tránh việc phải cân nhắc và xóa nội dung trên điện thoại thông minh của mình, hãy chọn bộ nhớ trong ít nhất từ 256GB trở lên. Về nguyên tắc, con số này sẽ đủ để giữ bạn không phải ngồi “lọc” ảnh và file trên điện thoại trong một khoảng thời gian tương đối dài.

4. Khả năng cập nhật phần mềm

Khi chọn một chiếc điện thoại thông minh mới, bạn cũng nên xem xét khả năng cập nhật hệ điều hành và bảo mật mà mỗi thương hiệu cung cấp. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ và thời gian sử dụng của mỗi thiết bị di động.

Thông thường, Samsung cung cấp bốn năm cập nhật giao diện cùnghệ điều hành và năm năm cập nhật bảo mật. Xiaomi thì thường cung cấp hai bản cập nhật lớn cho hệ điều hành và ba năm khi nói đến bảo mật. iPhone của Apple hiện đang dẫn đầu về khả năng cập nhật phần mềm khi iPhone 8 hiện vẫn có thể sử dụng hệ điều hành mới nhất được ra mắt cùng iPhone 14.

5. Máy ảnh

Điện thoại thông minh đang dần thay thế các loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn khi có khả năng ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất một cách nhanh chóng. Với những người thích chụp ảnh, bạn nên chú ý đến các thông số kỹ thuật quang học của smartphone mới.

Nhưng camera sau và các loại cảm biến không phải điều duy nhất mang lại lợi thế khi chụp ảnh. Khả năng xử lý hình ảnh của chip cũng là một yếu tố. Đó cũng là lý do iPhone vẫn được yêu thích khi nói về chụp ảnh, dù phần cứng hay cảm biến camera của nó không được Apple cập nhật thường xuyên.

Với những người hay phải gọi video call và thích tự chụp ảnh, camera trước cũng là một yếu tố cần xem xét kỹ càng.

Samsung Galaxy S8 được trang bị màn hình 5,8 inch độ phân giải 1.440 x 2.960 pixel, đồng nghĩa với mật độ điểm ảnh 570 pp. iPhone 7 trong khi đó có màn hình 4,7 inch độ phân giải 750 x 1.334 pixel, tương đương mật độ điểm ảnh 326 ppi. Cá biệt là trường hợp của chiếc Sony Xperia Z5 Premium với mật độ điểm ảnh của màn hình lên tới 806 ppi nhờ màn hình 5,5 inch nhưng có độ phân giải lên tới 2.160 x 3.840 pixel. Đây đều là những con số khiến dân công nghệ cuồng cấu hình phát sốt. Thế nhưng, có thể bạn chưa biết, tất cả mọi thông số, khi vượt qua một ngưỡng nhất định nào đó, không còn quá hữu dụng với người dùng nữa.

Không thể phủ nhận, màn hình smartphone, đặc biệt là phân khúc cao cấp, đang mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời.

Một ví dụ là trường hợp của máy ảnh số. Khi những chiếc máy ảnh số lần đầu tiên được giới thiệu, vẫn còn rất nhiều yếu tố, tính năng mà các nhà sản xuất có thể cải thiện để mang đến cho người dùng những bức hình chất lượng hơn, ví dụ như gia tăng thông số megapixel của cảm biến chẳng hạn. Theo đó, cảm biến với thông số megapixel càng cao thì hình ảnh càng có độ chi tiết hơn nhiều. Dù vậy, đến một mức độ nào đó, trừ khi bạn muốn phóng to hình ảnh của mình với kích thước của một bức tường, megapixel không còn nhiều ý nghĩa nữa trong việc cải thiện chất lượng hình ảnh. Điều tương tự cũng có thể áp dụng được cho thông số PPI của màn hình smartphone hiện nay.

Với màn hình 4K, mật độ điểm ảnh 806 ppi, Sony Xperia Z5 Premium đang là một trong số smartphone có thông số màn hình khủng nhất hiện nay.

Theo nhiều nghiên cứu, mắt của con người trong điều kiện bình thường không thể nhìn thấy rõ các điểm ảnh với các màn hình smartphone có mật độ điểm ảnh từ 300 ppi trở nên. Điều này đồng nghĩa với việc cho dù bạn nhìn vào màn hình một chiếc iPhone 7, Samsung Galaxy S8 hay Sony Xperia Z5 Premium, tất cả những gì bạn thấy vẫn chỉ là một màn hình với chất lượng hiển thị tốt, cùng độ chi tiết của hình ảnh cao. Một nghiên cứu của Gizmodo cũng chỉ ra rằng để tận dụng hết những gì một đoạn phim 1080p mang đến, lý tưởng nhất bạn cần một màn hình với độ lớn ít nhất 40 inch trong khi ngồi ở một khoảng cách hợp lý.

Dĩ nhiên, việc có một màn hình có độ phân giải cao không có gì tệ cả, cho dù nó có mang đến khác biệt lớn hay không. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định rõ rằng thông số của màn hình cũng để lại nhiều áp lực lên các phần cứng khác của smartphone như chip xử lý hay thời lượng pin. Đây là một đánh đổi mà đến nay người dùng di động vẫn phải chấp nhận. Tuy vậy, các nhà sản xuất cũng có thể hạn chế phần nào bằng cách tối ưu phần mềm. Đó là chưa kể đến việc màn hình độ phân giải cao đồng nghĩa với việc giá sản phẩm cao trong nhiều trường hợp.

Màn hình "khủng" yêu cầu hiệu năng xử lý lớn hơn và điện năng tiêu thụ lớn hơn.

Vậy tất cả mọi chuyện có đồng nghĩa với việc màn hình smartphone hiện nay đã đủ tốt rồi và các nhà sản xuất chẳng cần phải làm gì nữa phải không? Dĩ nhiên là không. Vẫn còn rất nhiều điều cần làm để màn hình di động tuyệt vời hơn, nhưng về thông số mật độ điểm ảnh [ppi], có lẽ chúng ta đã chạm đến điểm tối ưu và mọi sự tăng lên không còn nhiều ý nghĩa. Ở một chừng mực nào đó, lần tới, khi một người khoe màn hình của họ có ppi cao tới chừng này, bạn cũng không cần thiết phải nóng mặt bởi những gì anh ta thấy cũng chỉ tương đương những gì bạn đang thấy mà thôi.

Chủ Đề