Quy trình lấy mẫu top trong ngành may mặc

  • 1. cương đồ án công nghệ may Nhận xét của giáo viên Lời mở đầu Danh mục từ viết tắt Chương I: TỔNG QUAN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Giới hạn nghiên cứu. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về tổng công ty TNHH Fashion Garment. 2.2. Tổng quan về Fashion Garment -Unit 2 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Fashion Garment -Unit 2 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Fashion Garment -Unit 2 2.2.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động 2.3. Tổng quan về công tác tổ chức, quản lý doanh nghiệp 2.3.1. Tổ chức là gì? 2.3.2. Quản lý là gì? 2.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý là gì? 2.3.4. Khái niệm tổ chức của doanh nghiệp 2.4. Vai trò của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu ảnh hưởng đến hiệu của quá trình quản lý sản xuất may công nghiệp Chương III: TÌM HIỂU QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THEO DÕI VÀ PHÁT TRIỂN MẪU FASHION GARMENT 2 3.1. Giới thiệu quy trình theo dõi và phát triển mẫu 3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu. 3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ. 3.2.2. Quyền hạn 3.2.3. Các điều kiện để trở thành nhân viên theo dõi và phát triển mẫu. 3.3. Quy trình theo dõi và phát triển mẫu sản phẩm may
  • 2. các giai đoạn phát triển mẫu sản phẩm may 3.3.2. Khái niệm các loại mẫu 3.4. Các vấn đề phát sinh và hướng giải quyết trong quá trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu Fashion Garment 2-Unit 2 3.5. Quy trình theo dõi và phát triển mẫu các mã hàng 3.5.1. Nhận chứng từ, bảng hướng dẫn kỹ thuật 3.5.2. Nhập nguyên phụ liệu 3.5.3. Sản xuất hàng mẫu 3.5.4. Gửi mẫu cho khách hàng 3.5.5. Khách hàng duyệt mẫu Chương IV: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 4.2. Đề nghị Chương V: PHỤ ĐÍNH
  • 3. thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, chúng em đã được nhà trường và Khoa Công Nghệ May và Thời Trang tạo điều kiện cho chúng em khảo sát thực tế bằng bốn tuần thực tập tại công ty Fashion Garment 2 Giáo viên Phùng Thị Bích Dung là giáo viên hướng dẫn thực tập cho em. Cô đã tận tình chỉ bảo và góp ý giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Ban Giám Đốc Công Ty FASHION GARMENTS 2 Co. Ltd đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập suốt thời gian thực tập. Toàn thể các anh [chị] công nhân đã hợp tác và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ! Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện báo cáo
  • 4. TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI NGHĨA VIỆT NAM KHOA CNM&TT Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Môn: ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Đề tài: Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu tại công ty TNHH Fashion Garment 2- Unit 2. GVHD: Ths.Phùng Thị Bích Dung Lớp: 127093 SVTH: Nguyễn Thị Thuận MSSV: 12709261 Chương I: TỔNG QUAN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Giới hạn nghiên cứu. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1.6. Phương pháp nghiên cứu. Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về tổng công ty TNHH Fashion Garment . 2.2. Tổng quan về Fashion Garment -Unit 2 2.2.1. Giới thiệu chung 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Fashion Garment -Unit 2 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Fashion Garment -Unit 2 2.2.4. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động 2.3. Tổng quan về công tác tổ chức, quản lý doanh nghiệp 2.3.1. Tổ chức là gì? 2.3.2. Quản lý là gì? 2.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý là gì? 2.3.4. Khái niệm tổ chức của doanh nghiệp
  • 5. của nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu ảnh hưởng đến hiệu của quá trình quản lý sản xuất may công nghiệp Chương III: TÌM HIỂU QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THEO DÕI VÀ PHÁT TRIỂN MAY MẪU FASHION GARMENT 2 3.1. Giới thiệu quy trình theo dõi và phát triển mẫu 3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên theo dõi và phát triển maymẫu. 3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ. 3.2.2. Quyền hạn 3.2.3. Các điều kiện để trở thành nhân viên theo dõi và phát triển mẫu. 3.3. Quy trình theo dõi và phát triển may mẫu sản phẩm may 3.3.1. Giới thiệu các giai đoạn phát triển mẫu sản phẩm may 3.3.2. Khái niệm các loại mẫu 3.4. Các vấn đề phát sinh và hướng giải quyết trong quá trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu Fashion Garment 2-Unit 2 3.5. Quy trình theo dõi và phát triển may mẫu các mã hàng 3.5.1. Nhận chứng từ, bảng hướng dẫn kỹ thuật 3.5.2. Nhập nguyên phụ liệu 3.5.3. Sản xuất hàng mẫu 3.5.4. Gửi mẫu cho khách hàng 3.5.5. Khách hàng duyệt mẫu Chương IV: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 4.2. Đề nghị Chương V: PHỤ ĐÍNH Duyệt của GVHD TP.HCM Ngày tháng năm Sinh viên thực tập
  • 6. GIÁO VIÊN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TP.HCM, ngày tháng năm Chữ ký
  • 7. Ngành công nghiệp Dêt may là một ngành có truyền thống lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở, số lao động trong ngành ngày càng nhiều cà chiếm trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đóng góp của ngành cào thu nhập quốc dân,… Tuy nhiên trong quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế và những biến động của môi trường kinh tế, ngành Dệt may đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới cho sự phát triển. - Với đối tác là những người nước ngoài, yêu cầu về sản phẩm khá là khắt khe. Đáp ứng được nhu cầu đó công ty Fashion Garments 2 đã có một đội ngũ công nhân viên phòng mẫu đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình hoàn thành sản phẩm mẫu.
  • 8. TỪ VIẾT TẮT  Bộ phận: FGL : xí nghiệp Fashion Garments. DEPT : bộ phận. CT : phòng cắt. HR : phòng nhân sự. MA : phòng bảo trì. MER : phòng kinh doanh. PA : kho đóng gói. PL : phòng kế hoạch. PRD : bộ phận sản xuất. QA : phòng quản trị chất lượng. SA : phòng mẫu. WH : kho nguyên vật liệu. WS : phòng kỹ thuật. AD : phòng hành chính. AC : phòng kế toán. COM : phòng xuất nhập khẩu. IT : Phòng công nghệ thông tin.
  • 9. : giám đốc sản xuất [production Manager]. WSAM : trợ lý trưởng phòng kỹ thuật [Work Study Assitant Manager]. GE : nhân viên kỹ thuật [Garmeents Engineer]. WSO : nhân viên kỹ thuật xưởng [WS Officer]. Pilot Sample Comment : biên bản góp ý sau khi may mẫu thử. Pre-production Meeting : danh sách tham dự cuộc họp trước khi triển Attendance khai sản xuất. Pre-production Meeting : biên bản họp trước khi triển khai sản xuất. Minute Operation Bulletin : bảng tính thời gian của từng công đoạn. Band Plan : thiết kế chuyền. Thread Consumption : định mức chỉ. Line Feeding Efficiency : hiệu suất xếp chuyền.  Thuật ngữ: SMV : thời gian tiêu chuẩn. Pilot Cut : mẫu cắt thử [mỗi size/pcs] Pilot Run : mẫu may thử [mỗi size/pcs]
  • 10. QUAN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài - Trong quá trình học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh, nhà trường cùng các thầy [cô] đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ là điều kiện tốt để em hiểu thêm về hoạt động thực tiến sản xuất. Từ đó giúp em làm quen với thực tế nhiều hơn, thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế. - Đối với mõi sản phẩm các khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng. Nhưng 1 điều quan trọng không kém, đó là may sản phẩm mẫu. Tùy vào từng yêu cầu khách hàng mà có nhiều mẫu được sản xuất. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Hiểu biết rõ hơn về công việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu. Với kiến thức đã học ở trường kết hợp quá trình thực tập em mong muốn tìm hiểu được quy trình làm việc của nhân viên theo dõi phát triển may mẫu nhằm bổ sung kiến thức cho bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu. 1.4. Giới hạn nghiên cứu. Phòng mẫu tại công ty TNHH Fashion Garments 2. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu về công việc Nghiên cứu về hướng giải quyết các vấn đề phát sinh Nghiên cứu cách quản lý, phân chia công việc 1.6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương phấp quan sát - Phương pháp kiểm tra thường xuyên
  • 11. SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan về tổng công ty TNHH Fashion Garment 2. Logo thương hiệu của công ty: Công ty TNHH Fashion Garments 2 được thành lập vào năm 1994 tại Đồng Nai [cách TP.HCM một giờ chạy xe] với vốn đầu tư 100% nước ngoài từ hai Tập đoàn lớn là Hidaramani Group – Sri Lanka và LT Apparel USA. - Năm 1991: Nhận giấy phép đầu tư 289/GP cấp bởi Ủy Ban Hợp Tác và Đầu tư. - Năm 1994: FGL bắt đầu sản xuất 2 chuyền may, 9/1994 xuất lô hàng đầu tiên cho Lollytog – USD. - Năm 2002: Xây dựng FGL II tại KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai. - Năm 2004: Mở rộng sản xuất 18 chuyền, thu hút nhiều khách hàng. - Năm 2008: Mở rộng thêm sản xuất 12 chuyền, khu văn phòng. - Năm 2009: nâng cấp cơ sở hạ tầng của FGL I – Biên Hoa. - Năm 2010: Khánh thành FGL III tại Tân Phú, Đồng Nai - Năm 2012: Thành lập FGL IV tại Xuân Tây Cẩm Mỹ - Năm 2015: Mở rộng thêm nhiều dự án mới 2.2. Tổng quan về Fashion Garment -Unit 2 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Fashion Garment -Unit 2 - Năm 2008: Xây dựng và thành lập Nhà máy 2, đặt tại KCN Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy gồm có 30 chuyền sản phẩm và công suất đạt 1,2 triệu sản phẩm/tháng.
  • 12. máy 2 FGL hôm nay: - Vốn đầu tư: US$ 2,366,350. - Doanh thu: US$ 30 triệu. - Năng suất: 30 chuyền may với 900,000 sp/tháng. - Tổng số lao động: 1,750. - 05 bàn cắt và máy ép tự động, hệ thống bundling.. - Môi trường không kim loại. - Các dịch vụ: làm mẫu, cắt may, thành phẩm và chuyển hàng. - Phòng mẫu với khả năng phát triển nhiều loại mẫu với hệ thống thiết kế rập Tuka. - Sản phẩm: tất cả các loại hàng áo thun và jacket. Một số giải thưởng và chứng nhận:
  • 13. hàng lớn: 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Fashion Garment -Unit 2
  • 14. mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động Trong công ty các bộ phận với các chức năng khác nhau được ví như các bộ phận của một chiếc xe đạp:  Ban giám đốc = tay lái  Hội đồng quản trị = yên xe  Kinh doanh và kế hoạch = bánh trước  Sản xuất = bánh sau  Dịch vụ = khung sườn của xe Tất cả tạo thành một thể thống nhất, tương tác hổ trợ lẫn nhau nhầm giúp công ty ngày càng phát triển. Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận:  Ban giám đốc: - Chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động kinh doanh chiến lược của xí nghiệp - Chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính của công ty cho các cơ quan ban ngành liên quan. - Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng
  • 15. các mục tiêu chất lượng tương quan với kế hoạch chiến lược của xí nghiệp - Tiến hành xem xét lãnh đạo và đảm bảo ssẵn các nguồn lực  Trưởng phòng chất lượng: - Chịu trách nhiệm về phân phối các sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Đảm bảo kiểm tra chất lượng được thực hiện từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến khâu hoàn tất sản phẩm nhằm đạt kết quả tốt nhất. - Phân phối công việc cho nhân viên - Có quyền ngừng sản xuất khi có vấn đề liên quan đến chất lượng. - Tiếp nhận trao đổi thông tin với khách hàng, nhà cung cấp về mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng của khách hàng - Chịu trách nhiệm kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.  Trưởng phòng kỹ thuật: - Xây dựng chỉ tiêu sản xuất và thiết kế chuyền may. - Hổ trợ phát triển mẫu - Xác định thời gian may một sản phẩm - Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho bộ phận sản xuất và công nhân khi rải chuyền  Đại diện lãnh đạo: Ban lãnh đạo sẽ chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo làm đại diện cho ban lãnh đạo có nhiệm vụ: - Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì. - Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.  Bộ phận kinh doanh: - Là cầu nối giữa khách hàng, các nhà cung cấp và công ty. - Theo dõi từ lúc nhận đơn hàng đến lúc xuất hàng hỗ trợ các phòng ban khác nhằm đảm bảo sản phẩm của công ty đạt yêu cầu của khách hàng.  Trưởng phòng mẫu và cắt: - Hoạt động cắt + Lập kế hoạch cắt và chịu trách nhiệm về định mức vải + Kiểm soát kho và các hoạt động kiểm soát chất lượng, bảo trì máy móc tại xưởng cắt.
  • 16. phát triển mẫu: + Chịu trách nhiệm về tiến độ phát triển mẫu + Trao đổi thông tin với khách hàng  Trưởng phòng bảo trì: - Đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị trong xí nghiệp hoạt động tốt - Thiết lập, thực hiện, duy trì kế hoach bảo dưỡng, bảo trì phòng ngừa.  Trưởng phòng nhân sự: - Chiu trách nhiệm về thiết lập và thực hiện kế hoạch về nhân sự. - Chịu trách nhiệm về tuyển dụng nhân sự - Chịu trách nhiệm về lương bổng, phúc lợi cho người lao động - Tìm hiểu sự vắng mặt không lí do của công nhân, theo dõi hệ thống đánh giá năng lực của công nhân.  Trưởng phòng hành chánh: - Có vai trò là điều phối viên phối hợp với các phòng ban thiết lập hệ thống các qui trình theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. - Lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên. - Quản lý công việc hành chính cho xí nghiệp  Trưởng phòng sản xuất: - Hổ trợ ban lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo kế hoạch được thực hiện. - Quản lý các bộ phận: sản xuất , kỹ thuật, kế hoạch, bào trì và các điểm không phù về mặt chất lượng. - Chịu trách nhiệm về sản lượng và chất lượng, tiến độ giao hàng của toàn xí nghiệp.  Trợ lý sản xuất: - Quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất. - Thiết lập kế hoạch chi tiết và điều hành sản xuất. - Chịu trách nhiệm về sản lượng và chất lượng, tiến độ giao hàng của toàn xí nghiệp.
  • 17. về công tác tổ chức, quản lý doanh nghiệp 2.3.1. Tổ chức là gì? - Tổ chức là một tập hợp nhiều người có chủ định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. - Một tổ chức [organization] được định nghĩa là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau để đạt kết quả chung, chẳng hạn một công ty may mặc, trạm xăng, cửa hàng bách hoá, hay siêu thị, vv… Trong khi đó, tổ chức [organize] là một quá trình đề ra những sự liên hệ chính thức giữa những con người và tài nguyên để đi đến mục tiêu. Theo các giáo sư George P. Huber và Reuben R. McDaniel, chức năng tổ chức là sự phối hợp các nỗ lực qua việc thiết lập một cơ cấu về cách thực hiện công việc trong tương quan với quyền hạn. Nói một cách khác, chức năng tổ chức là tiến trình sắp xếp các công việc tương đồng thành từng nhóm, để giao phó cho từng khâu nhân sự có khả năng thi hành, đồng thời phân quyền cho từng khâu nhân sự tùy theo công việc được giao phó. Qua cách định nghĩa trên, chúng ta thấy những cụm từ quan trọng trong chức năng tổ chức là “sắp xếp công việc”, “khâu nhân sự”, và “phân quyền”. 2.3.2. Quản lý là gì? Quản lý vừa là một nghê thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ thuật làm cho người khác [nhân viên] làm việc hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có bạn. Còn khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý. Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều căn bản trong khoa học. + Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của nhữgn người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận. + Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. Chẳng thế mà người Nhật khẳng định rằng : " Biết cái gì, biêt làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ. " Người Mỹ cho rằng : " Chi
  • 18. lập, khai thoong các quan hệ thường chiếm 25% đến 50% toàn bộ chi phí cho hoạt động. ". Trong hoạt động kinh tế biết thiết lập, khai thông cá quan hệ sản xuất cụ thể thì các yếu tố thucộc lực lượng sản xuất mới ra đời và phát triển nhanh chóng. Quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cần nhận thwúc và thực hiện tốt các mối quan hệ như : quan hệ với những người chủ vốn; quan hệ với tổ chức của những người lao động, với người lao động; quan hệ với những người bán hàng cho doanh nghiệp. + Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực. - Mục tiêu của quản lý là không ngừng cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bảo đảm cho sản xuất liên tục, an toàn, đạt hiệu quả cao 2.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý là gì? Cơ cấu quản lý là cấu trúc bên trong của quản lý, là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp đặt theo một trật tự nào đó giữa các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng. * Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu quản lý:  Nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của công ty.  Môi trường hoạt động công ty.  Đặc điểm ngành nghề công ty.  Năng lực và trình độ nhân sự của công ty.  Quy mô hoạt động của công ty. *Yêu cầu đối với cơ cấu quản lý tối ưu:  Tính linh hoạt.  Đảm bảo độ tin cậy trong hệ thống.  Đảm bảo tính kinh tế của quản trị. 2.3.4. Khái niệm tổ chức của doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều có một hệ thống tổ chức sản xuất. Tuỳ theo quy mô mà tổ chức sản xuất hình thành các bộ phận ở các mức độ khác nhau.
  • 19. xuất được hiểu là tập hợp tất cả phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhằm chuyển hoá nguồn tài nguyên của doanh nghiệp thành sản phẩm và dịch vụ. Năng lực sản xuất của một nước tuỳ thuộc một phần lớn vào trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của nước đó. Trong lĩnh vực sản xuất trước đây người ta chỉ chú ý đến 4 yếu tố: con người [man], vật liệu [material], máy móc [machine], tài chính [money] thì những thập niên thế kỉ XX người ta càng ngày càng quan tâm hơn đến một yếu tố nổi bật thứ 5 là quản lý [management]. Các yêu cầu của quá trình tổ chức quản lý sản xuất:  Bảo đảm sự cân đối trong sản xuất: sự phối hợp cân đối hợp lí các yếu tố sản xuất khi thị trường biến động, ta cần phải xác lập ngay thị trường cân đối mới cho phù hợp thị trường.  Chuyên môn hoá cao: nghĩa là phải phân công lao động sao cho tại mỗi nơi làm việc, tại các bộ phận sản xuất người công nhân chỉ phải sản xuất một số ít loại sản phẩm hoặc chỉ phải thực hiện một bước của quy trình công nghệ.  Sản xuất phải nhịp nhàng: + Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nơi sản xuất, giữa các bộ phận sản xuất. Để làm được việc này thì các nơi sản xuất phải sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định. + Phối hợp nhịp nhàng giữa các nơi sản xuất với tiêu thụ [điều tiết kế hoạch hoá sản xuất]. + Sự phát triển nhịp độ sản xuất là thay đổi kế hoạch một cách chủ định. Trong quy trình công nghệ may gồm 4 giai đoạn chính: chuẩn bị sản xuất, cắt, may, hoàn tất. Bất kỳ một công đoạn nào của quá trình sản xuất cũng bao gồm nhiều bước công việc khác nhau. Vậy bước công việc hay phần việc của công đoạn là đơn vị cơ bản của quy trình sản xuất, được thực hiện do một số công nhân nhất định. Vì vậy, việc sử dụng máy móc thiết bị cũng được tiến hành trên những đối tượng lao động nhất định. Mục đích của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp may công nghiệp là nhằm khai thác mọi khả năng hiện có để đảm bảo sản xuất liên tục, rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
  • 20. của nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu ảnh hưởng đến hiệu của quá trình quản lý sản xuất may công nghiệp  Đối với khách hàng: - Thông qua chất lượng mẫu khách hàng đánh giá được năng lực, trình độ tay nghề của nhân viên trong nhà máy, quyết định số lượng đơn hàng sẽ gửi. - Là cơ sở để khách hàng xem xét sự phù hợp về chất liệu vải và thiết kế sản phẩm về thông số, về giá thành sản phẩm.  Đối với nhà máy: - Thuyết phục khách hàng lựa chọn nhà máy để sản xuất đơn hàng vì khách hàng chỉ đặt đơn hàng sau khi họ hài lòng về chất lượng mẫu, thời gian giao mẫu nhanh chóng đúng hạn với báo giá hợp lý kèm theo. - Dựa vào mẫu để có quy trình may sản phẩm, xác định được định mức thời gian hoàn thành sản phẩm [bấm giờ], mức độ khó dễ cua sản phẩm, tay nghề công nhân, điều kiện máy móc, cữ gá hỗ trợ,… - Tính toán năng suất và giá gia công sản phẩm trước khi ký hợp đồng. - Tính được định mức vải, định mức chỉ.
  • 21. HIỂU QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THEO DÕI VÀ PHÁT TRIỂN MAY MẪU FASHION GARMENT 2 3.1. Giới thiệu quy trình theo dõi và phát triển mẫu - Nhận chứng từ, bảng hướng dẫn kỹ thuật - Nhập nguyên phụ liệu - Sản xuất hàng mẫu - Gửi mẫu cho khách hàng - Khách hàng duyệt mẫu 3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu. 3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ. Nhiệm vụ: - Đáp ứng đầy đủ các loại mẫu sản phẩm theo yêu cầu khách hàng đúng với chất lượng và thời gian giao mẫu. - Chịu trách nhiệm chuẩn bị toàn bộ vải, phụ liệu cần để may mẫu. - Dịch tất cả các tài liệu kỹ thuật, góp ý khách hàng, quy cách gắn nhãn,… liên quan đến mẫu [nếu cần]. - Lấy thông tin về định mức từ phòng rập để làm báo giá. - Lên kế hoạch theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện mẫu. - Gửi yêu cầu đến phòng mẫu, bộ phận sản xuất của nhà máy để thực hiện đầy đủ các loại mẫu cần thiết. - Trực tiếp gửi mẫu và thông tin đầy đủ đến khách hàng. - Truyền đạt mọi góp ý mẫu quan trọng ảnh hưởng đến hàng sản xuất đại trà cho các bộ phận có liên quan [bộ phận sản xuất, QC, bộ phận hoàn thành]. -Lưu giữ cẩn thận các loại mẫu. Chức năng: - Các tiêu chuẩn kỹ thuật, cấu trúc sản phẩm may, quy cách may sản phẩm. - Chủng loại và quy cách chất lượng các loại phụ liệu cần thiết cấu thành sản phẩm. - Ý nghĩa, tầm quan trọng và tiêu chuẩn chất lượng của từng loại mẫu theo yêu cầu của khách hàng. - Công tác thử nghiệm và kiểm định chất lượng mẫu may, vải, phụ liệu may. Ví dụ kiểm tra độ bền màu, độ co rút, mức độ xéo canh sợi, tạp chất độc hại, …
  • 22. Bộ phận mẫu và các phòng ban liên quan có trách nhiệm làm theo quy trình. 3.2.3. Các điều kiện để trở thành nhân viên theo dõi và phát triển mẫu. - Yêu cầu về trình độ chuyên môn: + Kiến thức về thiết kế rập và kỹ thuật may các loại sản phẩm may. + Kiến thức về chất lượng sản phẩm may. + Kiến thức về lập kế hoạch sản xuất may công nghiệp. + Kiến thức về nguyên phụ liệu may. - Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Cần thông thạo ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc , viết tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn. - Yêu cầu về trình độ tin học: Cần trang bị những kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng như: Word, Excel. Ngoài ra cần biết cách sử dụng các loại máy in, photo, scan,… - Yêu cầu về phẩm chất cá nhân và kỹ năng làm việc: + Khả năng quyết đoán, nhất quán. + Tinh thần trách nhiệm + Tinh thần làm việc nhóm + Sự hợp tác trong giải quyết vấn đề + Cẩn thận, nhanh nhẹn + Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, thương lượng + Kỹ năng lập kế hoạch + Kỹ năng quản lý thời gian + Kỹ năng đàm phán tốt
  • 23. theo dõi và phát triển may mẫu sản phẩm may 3.3.1. Giới thiệu các giai đoạn phát triển mẫu sản phẩm may Tùy theo hình thức sản xuất đơn hàng [CMT, bán FOB hoặc CIF], mà khách hàng có yêu cầu quá trình phát triển mẫu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia quá trình này ra làm 2 giai đoạn chính: Hình 3.3 Các giai đoạn phát triển mẫu may 3.3.2. Khái niệm các loại mẫu  PRT/PROTO : Sample develop for any style/ Mẫu may đầu tiên cho một mã hàng  PP: Pre-production Sample, the last sample before start production/ Mẫu may cuối cùng cho một mã hàng trước khi sản xuất Giai đoạn phát triển đơn hàng [mẫu phát triển] Giai đoạn sản xuất đơn hàng [mẫu sản xuất] Proto SMPL Fit SMPL Salesman SMPL, showroom SMPL Photo shot SMPL Size set SMPL Pre-production SMPL Top of production SMPL Wash test SMPL Shipment SMPL [keep SMPL]
  • 24. sample, sample for buyer’s bussiness/ Mẫu may cho khách hàng chào hàng  SS: Size Set Sample, the sample for buyer comparing size grading/ Mẫu may cho khách hàng họp về kích thước của từng size  TOP: Top of production/ Mẫu cho sản xuất đại trà  MS: Master sample, the lastsample before start proction [Applied for Decathlon buyer]/ Mẫu may cuối cùng cho một mã hàng trước khi sản xuất đại trà [cho khách hàng Decathlon]  TEST: Material and testing laboratary/ Mẫu cho khách hàng duyệt về nguyên phụ liệu trước khi sản xuất đại trà  WSS: wasing sample-for merchandiser sending to washing and submit to buyer for getting approval before starting production/ Mẫu may cho bộ phận kinh doanh gởi đi giặt theo yêu cầu của từng khách hàng duyệt trước khi giặt hàng sản xuất [A&F/Oshkosl TCP]  FLS: Floor set sample – styles need to do full sizes for buyer advertising [for TCP]/ Mẫu cho khách hàng chụp hình quảng cáo sản phẩm [áp dụng cho khách hàng TCP]  AD: Advertising sample/ Mẫu quảng cáo 3.4. Các vấn đề phát sinh và hướng giải quyết trong quá trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu Fashion Garment 2-Unit 2 Các phát sinh: - Thông tin trên tài liệu không đúng với mẫu khách hàng gửi - Mẫu gửi khách hàng duyệt chưa được khách hàng chấp nhận, cần sửa đổi một số chi tiết - Sau khi wash màu của sản phẩm có thể đậm, nhạt hơn so với mẫu ban đầu - Sản xuất không kịp tiến độ, ngày xuất hàng gần kề hoặc bị quá ngày Hướng giải quyết: - Trao đổi với khách hàng, thực hiện theo tài liệu mà khách hàng yêu cầu, phải có chữ ký hoặc email xác nhận của khách hàng - Trao đổi với khách hàng, tiến hành may mẫu theo bổ sung góp ý mới [comment], gửi cho khách hàng duyệt lại: gửi tài liệu kĩ thuật cập nhật mới: reject [thay đổi thông số, mẫu]
  • 25. wash theo đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu, mà mẫu sau wash đại trà không đúng mẫu đã duyệt thì trước tiên sẽ giải quyết với bên wash. Nếu vẫn không có giải pháp tốt hơn sẽ thương lượng, trao đổi với khách hàng để được chấp nhận - Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía nhà máy [ đơn hàng quá nhiếu, năng suất thấp hơn mục tiêu đề ra,…] nhà máy phải tự tìm cách giải quyết bằng cách tăng ca, chia thêm chuyền, tăng số công nhân, máy móc trên chuyền,.. Cần thông báo sớm với khách hàng chính thức bằng email để xin dời ngày xuất hàng. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, nhà máy cần thông báo với khách hàng mức độ ảnh hưởng đến tiến độ xuất hàng và yêu cầu khách hàng dời ngày xuất hàng ngay khi vấn đề phát sinh và bồi thường thiệt hại nếu có. 3.5. Quy trình theo dõi và phát triển mẫu các mã hàng: - Quy trình triển khai một mã hàng cụ thể như sau: *Việc đầu tiên khi làm mẫu không thể bỏ qua đó là kiểm tra độ co vải.Khảo sá thật tốt độ co thì sẽ rút ngắn được thời gian khảo sát mẫu. 1. Đối với mã hàng mà Khách hàng cho tài liệu [chuẩn] và sản phẩm mẫu. Ta phải làm như sau : + Nhận tài liệu + sp mẫu [mẫu sewby] => Nghiên cứu chi tiết cách lắp ráp,phân loại vải chính/phối,chi tiết ép mex, các thông sô đặc biệt [là thông sô không quy định trong bảng thông số]...=> dựa vào bảng thông số và đo đạc cụ thể trên sản phẩm mẫu để thiết kế theo. Khi đó phải thiết kế sao cho đảm bảo đúng thông số và quy cách của sản phẩm. 2. Đối với mã hàng mà khách hàng cho rập cứng[rập giấy sẵn]+ Tài liệu : + Nhập số hóa mẫu rập khách hàng gửi => sau khi nhập xong rập vào máy tính,tiến hành chỉnh sửa rập theo thông số, trong đó có tính cộng thêm các độ co đã khảo sát cho từng vị trí. * Việc không kém phần quan trọng đó là: Sau khi thiết kế/chỉnh sửa mẫu nhất thiết phải cho may chế thử mẫu.Mọi việc làm thiết kế/chỉnh sửa rập có đúng hay sai đề phải căn cứ vào sản phẩm mẫu may thử. Thông số âm hay dương sẽ thể hiện cụ thể trên sản phẩm mẫu may thử. May thử đảm bảo nhất vẫn là tiến hành cho may trên chuyền mẫu.
  • 26. mã hàng khách hàng cho sản phẩm mẫu và rập [gửi qua mail]. Sau khi nhận được mẫu rập [qua mail] chúng ta sẽ tiến hành convert sang PM mà mình sử dụng. Vấn đề là sau quá trình convert chắc chắn mẫu rập không thể hoàn toàn chính xác 100% được. Hoặc bản thân rập của Khách hàng cũng chưa đúng. + Về cơ bản sau khi nhận rập từ KH và convert sang PM mình sử dụng việc nên làm là cho tiến hành may y chang như mẫu rập đó. Kiểm tra thông số và các vấn đề khớp rập, quy cách may có vấn đề gì không và gửi cho khách hàng. Báo cho họ những vấn đề bất hợp lý. Đến đây xảy ra 2 trường hợp : - Sau khi tiến hành kiểm tra mẫu rập của khách hàng,phát hiện nhiều vấn đề sai, không đúng với thông số và độ co. + Cách 1: Ta nên tự chỉnh sửa khớp rập theo độ co mình có được và cho may mẫu chế thử.....nếu may mẫu lần 1 chưa thật sự đảm bảo thông số thì tiến hành may mẫu lần 2. Mọi việc đã ok, may lên mâu đã OK => tiến hành nhảy mẫu và gửi cho khách hàng rập đã điề chỉnh để khách hàng phê duyệt, làm ĐM - Cách 2: Gửi sản phẩm may mẫu cho khách hàng và báo cho họ những điểm cần chỉnh sửa.Cách này là để khách hàng chỉnh sửa mẫu,mình không can thiệp mẫu của họ.Cứ làm đến khi nào mâu OK rồi thì xong. 3.5.1. Nhận chứng từ, bảng hướng dẫn kỹ thuật  Receiving customer’s enquiries/ Nhận yêu cầu của khách hàng từ MER Bộ phận SA nhận yêu cầu của khách hàng thông qua bộ phận mua hàng. Bộ phận mua hàng sẽ gửi tài liệu của khách hàng cho bộ phận mẫu, các loại tài liệu khách hàng gửi gồm: thông số kỹ thuật, cách may… 3.5.2. Nhập nguyên phụ liệu Kiểm tra ở kho nếu có loại vải và phụ liệu tương tự, hỏi ý kiếm sếp/ khách hàng duyệt cho dùng thay thế. Liên hệ với khách hàng/ bộ phận đặt hàng để yêu cầu với supplier gửi trước vải may mẫu [sample yard]. Tìm mua vải- phụ liệu ở ngoài thị trường xin ý kiến sếp/khách hàng duyệt trước khi sử dụng.
  • 27. hàng mẫu: Hình 3.5 Phòng tính định mức và làm rập  Making pattern & making consumption/ Thực hiện rập và tính định mức Nhân viên làm rập sẽ dựa vào tài liệu của khách hàng cung cấp để thực hiện rập sau đó chuyển giao rập [làm trên máy tính] cho CAD tính định mức.  Notice/ Thông báo Sau khi tính định mức, nhân viên CAD sẽ gửi báo cáo định mức cho bộ phận MER và MER sẽ làm việc với khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thì sẽ yêu cầu may mẫu.  Receiving customer’s requiries and orders/ Nhận yêu cầu và đơn hàng của khách hàng Bộ phận SA nhận yêu cầu và đơn hàng qua biểu mẫu MER/PR-01-F01thông qua bộ phận mua hàng [đơn hàng bao gồm mã hàng, loại hàng, số lượng, màu sắc, kích cỡ và bảng màu]; đồng thời cũng gửi các tài liệu của khách hàng cung cấp để làm hàng mẫu bao gồm các loại tài liệu [BOM, CI, ART].  Reviewing. Verifying the ability of making samples/ Xem xét, kiểm tra khả năng làm mẫu Trưởng phòng mẫu và nhân viên làm rập sẽ kiễm tra tài liệu của khách hàng và phản hồi cho MER, nếu tài liệu đó không đủ điều kiện để làm rập/ mẫu. Bên
  • 28. và CS cũng sẽ thông báo về ngày giao mẫu cho MER trong thời gian 1 ngày kể từ khi nhận yêu cầu làm mẫu, đồng thời gửi cho MER kế hoạch tốt nhất có thể làm. Việc trao đổi thông tin hầu hết bằng email. Trước khi tiến hàng may mẫu đầu tiên của một mã hàng, trưởng bộ phận mẫu sẽ tổ chức cuộc họp để phân tích những khó khăn và tìm ra cách may phù hợp cho sản xuất. Những điểm sẽ thảo luận trong cuộc họp:  Consumption/ Định mức của sản phẩm  Innovation/ Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình may  Risk factors/ Yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình may  Product safety/ Sự an toàn của sản phẩm Participants will attend in Risk analysis meeting: Thành viên tham dự cuộc họp  Sample manager/ Trưởng bộ phận mẫu  Production manager/ Giám đốc sản xuất  Factory manager/ Giám đốc xí nghiệp  Work sudy manager/ Trưởng phòng kỹ thuật  Cutting manager/ Trưởng bộ phận cắt  Pattern maker/ Nhân viên làm rập  PM and WS will keep & save the minutes after meeting [SA/PR-01-F02]  Biên bản sau cuộc họp sẽ được lưu lại phòng kỹ thuật và phòng mẫu [SA/PR-01-F02]  Plan for making sample/ Lên kế hoạch may mẫu Nhân viên điều phối thông tin SA có nhiệm vụ lên kế hoạch để mẫu được giao đúng hạn mà khách hàng yêu cầu, kế hoạch làm và theo dõi mẫu được thể hiện qua bảng kế hoạch mẫu [SA/PR-01-F01].  Distribute plan and necessary information/ Phân phối kế hoạch và thông tin cần thiết Nhân viên điều phối thông tin SA sẽ phân phối kế hoạch mẫu và thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết nhận được từ MER [những thay đổi từ khách hàng, tình hình nguyên phụ liệu…] cho các thành viên có trách nhiệm để mẫu được thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng và đúng tiến độ.
  • 29. and distributing documents/ Thực hiện rập, dịch và phần phối tài liệu Chuyển giao cho nhân viên làm rập những thông tin mà bộ phận mua hàng [bộ phận mua hàng nhận từ khách hàng] cung cấp. Nhân viên làm rập sẽ dựa vào tài liệu mà bộ phận mua hàng cung cấp để làm rập [BOM/CI/ART…], tất cả các rập đều phải ghi chi tiết khi làm rập đều được ghi đầy đủ như loại rập, ngày làm rạp, các chi tiết như thân trước/thân sau/tay/túi…lần sửa đổi [nếu có thay đổi]. rập được thi hành và lưu trên máy vi tính sau đó in ra bộ rập tay khác và chuyển cho bộ phận phận cắt.  Nhân viên phụ trách mẫu sẽ dịch tài liệu của khách hàng gửi từ tiếng anh sang tiếng việt để những người may dễ dàng theo dõi và thực hiện công việc may mẫu.  Với những mã hàng khách hàng yêu cầu tiêu chuẩn giặt thì trước khi cắt mẫu PM cần kiểm tra độ co rút của vải bằng cách gửi vải hoặc gửi mẫu đi giặt. Trước khi giặt áo mẫu PM cần đo thông số để biết độ co rút của vải sau khi giặt. Bảng đo thông số trước khi giặt được nhân viên PM lưu trên máy [SA/PR-01-F05].  Cutting sample/ Cắt mẫu Hình 3.5.2 Cắt vải may mẫu
  • 30. sẽ giao vải cho người cắt mẫu và thông báo số lượng mẫu cần thực hiện. Sau đó người cắt mẫu sẽ nhận rập từ nhân viên làm rập và tiến hành cắt áo mẫu.  Checking component/ Kiểm tra các bán thành phẩm Nhân viên viên quản lý may mẫu và làm rập [INC/PM] sẽ kiểm tra mẫu có cần in/thêu hay không.  Nếu có thì gửi đi in/thêu, sau khi nhận hàng in/thêu về nhân viên kiểm hàng [QC] sẽ kiểm tra xem mẫu in/thêu có đạt chất lượng hay không, nếu không thì phải cắt lại mẫu để gửi đi in/thêu. Nếu có bất cứ thay đổi nào [vị trí in thêu, hình ảnh in thêu, mau sắc..], MER sẽ thông báo và nhân viên làm rập sẽ thay đổi rập mẫu.  If it doesn’t need to print or embroider we start sewing the sample/ Nếu không thì tiến hành may mẫu. Khi đã nhận đầy đủ các thông tin, các tình hình ML và các bán thành phẩm, tiến hành may mẫu.  Quality controlling/ Kiểm hàng Hàng sau khi may xong sẽ qua khâu kiểm tra của nhân viên QC, người này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng mẫu xem mẫu có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy cách, chất liệu vải cũng như nguyên phụ liệu…Sau khi kiểm tra nếu mẫu không đạt yêu cầu thì quay về bước 6 hoặc bước 7 để sửa mẫu hay cắt lại.
  • 31. cho khách hàng
  • 32. mẫu  Mẫu sau khi được kiểm duyệt bởi nhân viên QC sẽ được gửi cho bộ phận mua hàng. Khi gửi mẫu sẽ kèm theo 1 bảng thông số mà QC đo được trên mẫu để đối chiếu với thông số khách hàng cung cấp. QC sẽ làm thành 2 bảng, 1giao cho khách hàng, 1 lưu lại trong tài liệu.  Nhân viên điều phối thông tin sẽ chuyển mẫu cho bộ phận MER để gửi cho khách hàng.  Mẫu PP thì bộ phận mẫu sẽ gửi mẫu cho các bộ phận liên quan để tham khảo cho sản xuất.  SA thường làm một hoặc hai mẫu để giữ tham khảo và trên mỗi thẻ mẫu đều có mã số thể hiện loại mẫu, mã hàng, mã rập, ngày gửi mẫu và công nhân may mẫu để theo dõi khi có các vấn đề phát sinh liên quan. Ví dụ: Fit-A7952-071107-A-1. 3.5.5. Khách hàng duyệt mẫu:  Approval sample/ Khách hàng duyệt mẫu Khách hàng nhận được mẫu và bảng thông số được gửi kèm theo. Sau khi khách hàng kiểm tra lại họ sẽ đánh giá mẫu và cho biết kết quả qua email để quyết định mẫu đó có được chấp nhận hay không. Bước này có 2 khả năng:  Option 1: Mẫu đó sẽ bị khách hàng từ chối không đặt cho sản xuất.  Option 2: Khách hàng duyệt mẫu và cho tiến hàng sản xuất hoặc yêu cầu chỉnh sửa để mẫu đạt yêu cầu. Sau khi mẫu PP được duyệt bởi khách hàng thì WS sẽ mở cuộc họp trước khi sản xuất, bộ phận SA sẽ có PM tham dự cuộc họp. Mục đích của cuộc họp này là làm rõ những vấn để cần thiết cho sản xuất để tránh những rủi ro cho sản xuất.
  • 33. LUẬN-ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Mọi thông tin về sản phẩm đều được chuyển đến nhân viên theo dõi và phát triển may mẫu. Với kỹ năng sắp xếp công việc của bản thân họ sẽ phân phối công việc chia đều cho các nhân viên làm rập, tính định mức, may mẫu, kiểm mẫu,… một cách hiệu quả nhất. - Công việc chạy từ khâu đầu tiên đến khi hoàn thành mẫu; vì vậy họ luôn là người chịu áp lực, căng thẳng; họ luôn là người phải giải quyết các vấn đề liên quan mẫu, vấn đề thời gian , tiến độ giao hàng. - Với khách hàng là những người nước ngoài nên kiến thức ngoại ngữ và giao tiếp tốt là yếu tố không thể thiếu, nhưng cũng là điều kiện tốt để họ có được những cơ hội trau dồi thêm vốn ngoại ngữ 4.2. Đề nghị Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Fashion Garments 2, được theo dõi quy trình theo dõi và phát triển may mẫu thực tế hơn. Từ những kiến thức đã học tại nhà trường cộng với tình hình thực tế tại công ty  Về phía công ty: -Để hàng dệt may Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty cần có những biện pháp khả thi hơn nữa để ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, điều này phụ thuộc vào công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty cùng với sự phấn đấu của công nhân viên trong công ty, chắc chắn trong tương lai công ty sẽ có nhiều cơ hội để tăng lợi nhuận của mình.  Về phía nhà trường: Tổ chức cho sinh viên được đi, tham quan, thực tập nhiều hơn để có được tiếp xúc thực tế, chúng em sẽ tiếp thu được kiến thức hiệu quả hơn. Có như vậy sinh viên sẽ tự tin hơn và được chuẩn bị thật tốt khi bắt tay vào công việc thực tiễn sản xuất sau khi ra trường.
  • 34. ĐÍNH

Chủ Đề