3 con bò chết bất thường tại phổ văn

TTO - Người dân ở buôn Ea Nhái, xã Ea K’Nuêch, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, đang hoang mang khi gần 10 con bò đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra chết.

Công an khám nghiệm hiện trường bò chết tại buôn Ea Nhái. Ảnh: THU SA

Bà H’Túc Niê, ngụ buôn Ea Nhái kể: “Khoảng 6g sáng 3-8, hàng xóm đi ngang qua chuồng bò nhà tôi thấy 4 con bò trong chuồng nằm chết la liệt”. Bà H’Túc nhẩm tính thiệt hại 4 con bò khoảng 60 triệu đồng. Bà H’Túc cho biết: “Bò trong chuồng mới lăn ra chết, còn con bê và bò mẹ cột riêng ở góc vườn vẫn khỏe mạnh.”

Tương tự, chiều cùng ngày đàn bò trong chuồng của nhà ông Y Wi Niê , buôn trưởng buôn Ea Nhái cũng chết một cách bất thường.

“Vừa cùng cán bộ xã xuống nhà chị Ami Choây làm việc về bò chết chưa rõ nguyên nhân. Ngờ đâu đến chiều, nhà tôi cũng bị chết 4 con bò” - Ông Y Wi kể.

Bà H’ Minh Ayun - phó chủ tịch UBND xã Ea K’Nuêch - cho biết sau khi nghe thông tin có bò của người dân chết, lãnh đạo xã đã cùng các phòng ban phối hợp với lực lượng công an và ngành thú y huyện đã đến hiện trường mổ khám kiểm tra, đồng thời lập biên bản.

Ngày 5-8, Thượng tá Y Chuyên Ayun, Trưởng Công an xã Ea K’nuêc cho biết, liên quan đến vụ việc hiện Công an xã đang phối hợp với Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Pắk tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.

Cơ quan điều tra đang khám nghiệm hiện trường bò chết.

Trước đó, vào khoảng 6 h sáng 3-8, gia đình bà H’Túc Niê [trú tại buôn Ea Nhái, xã Ea K’nuê ] ngủ dậy thì phát hiện 4 con bò của gia đình nhốt trong chuồng chết bất thường.

Cho rằng đằng sau cái chết của 4 con bò có nhiều khuất tất, bà H’Túc đã đến báo cho chính quyền địa phương vào cuộc điều tra, làm rõ. “Chiều 2-8, sau khi đi cắt cỏ trên rẫy về, tôi mang cho tất cả đàn bò của mình ăn, trong đó có 4 con trong chuồng và 3 con ở ngoài. Thời điểm cho ăn, tôi nhìn thấy rất rõ đàn bò của mình đều rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu gì khác thường. Vậy mà, chỉ sau một đêm ngủ dậy thì cả 4 con bò nhốt trong chuồng đều lăn đùng ra chết mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Trong khi, 3 con bò cột ở bên ngoài lại không hề bị gì”, bà H’Túc Niê buồn bã cho biết.

Cũng lâm vào tình cảnh tương tự, chiều cùng ngày, 4 con bò của gia đình ông Y Wí Niê [Trưởng buôn Ea Nhái] cũng bỗng lăn đùng ra chết. “Gia đình tôi có tất cả 7 con bò đã nuôi hàng chục năm nay và chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sáng ngày 3-8, khi đàn bò của gia đình chị H’Túc chết bất thường thì đàn bò của tôi vẫn rất khỏe mạnh. Chính tay tôi còn cho 7 con bò ăn cỏ, uống nước. Thế nhưng, đến khoảng 16h chiều cùng ngày thì cả 4 con bò cột trong chuồng lăn ra chết. Riêng 3 con cột bên ngoài hiện giờ vẫn rất khỏe mạnh. Điều này khiến cho gia đình tôi vô cùng hoang mang, lo lắng”, ông Y Wí Niê cho biết.

Cùng chung đàn nhưng những con bò của gia đình bà H’Túc Niê nhốt ở bên ngoài vẫn khỏe mạnh.

Còn ông Y Wí Niê cho rằng, có ai đó đã cố tình đầu độc đàn bò của gia đình ông. “Không loại trừ khả năng đây là vụ việc trả thù cá nhân. Bởi sau nhiều năm nuôi bò thì đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến bò lăn ra chết hàng loạt với nhiều dấu hiệu bất thường. Cụ thể như đàn bò cùng ăn một loại cỏ nhưng những con trong chuồng lại chết, còn những con bên ngoài vẫn khỏe mạnh bình thường”, ông Y Wí Niê cho biết thêm.

Trao đổi với PV, bà H’Minh Ayun, Phó chủ tịch UBND xã Ea K’nuêc cho biết, ước tính thiệt hại ban đầu của hai hộ gia đình là khoảng 120 triệu đồng. “Do ngân sách của xã hạn hẹp nên chúng tôi cũng chưa có biện pháp hỗ trợ hai hộ dân có bò chết hàng loạt nói trên. Về nguyên nguyên khiến bò chết đột ngột thì vẫn phải chờ đợi kết quả điều tra, xác minh của Trạm Thú y huyện”.

Dân làng ở hai xã biên giới của tỉnh Đăk Lăk đang điêu đứng khi đàn trâu bò hàng nghìn con chết dần chết mòn trong cơn hạn hán lịch sử.

Huyện Ea Súp - "rốn" hạn của tỉnh Đăk Lăk - đến nay vẫn chưa có mưa, nhiệt độ luôn trên 40 độ C, cây cối khô héo, nguồn nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng, sông suối đã trơ đáy. Thời tiết khắc nghiệt khiến hàng trăm con gia súc, gia cầm chết la liệt vì không có thức ăn, nước uống. Trong đó, hai xã biên giới Ea Lốp và Ea R’Ve chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn hạn lịch sử.

Chú bê một tháng tuổi của ông Phạm Bảo đang chết dần vì bò mẹ không có sữa uống. Ảnh: Thiên Thiên

Vẻ mặt buồn rầu, khắc khổ, ông Phạm Bảo [62 tuổi] trú tại thôn 13, xã Ea R’Ve nhìn chú bê con gần một tháng tuổi đang chết dần chết mòn vì bò mẹ không có sữa. Trong chuồng, hơn trăm con bò cũng gầy trơ xương, lờ đờ, bất động. Đã gần 2 tháng nay, 35 con bò ở nhiều độ tuổi khác nhau của ông lần lượt ra đi, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chúng chết vì nguyên nhân duy nhất: khát và đói.

"Trại bò tôi có 200 con, được đầu tư gần 1,5 tỷ đồng. Từ đầu tháng 4 đến nay, cứ cách 5 ngày chết một con, có hôm hai con, chủ yếu ở độ tuổi từ một tháng đến trên 2 năm tuổi. Không biết, còn bao nhiêu con sẽ ra đi nữa đây", ông Bảo than thở.

Bò chết, ông Bảo và nhiều người dân trong xã tìm các thương lái bán với giá bèo bọt. Tuy nhiên, do tâm lý, thịt chết bán cũng không ai mua. "Nếu phát hiện sớm chỉ bán được 1-2 triệu đồng một con [giá thị trường hơn 10 triệu một con]. Trường hợp chết buổi sáng, tối mới phát hiện chỉ biết đem đi chôn, cho cũng không ai lấy. Người dân ở đây đã 'ớn' với mùi thịt bò rồi", ông Bảo cho biết.

Ông Bảo cho biết, 10 năm trước, những cánh đồng ở huyện về mùa mưa bạt ngàn xanh biếc như thảo nguyên. Lợi dụng tiềm năng tự nhiên, ông cùng nhiều nông dân trong xã đã có nhiều mô hình chuyển đổi trong kinh tế nông nghiệp. Họ trồng điều, trồng mía, nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng vài năm gần đây, hạn hán khốc liệt khiến nông dân ở đây dở khóc dở cười, nợ nần chồng chất.

Bà Nông Thị Thời [43 tuổi] cho biết, gia đình được vay vốn 60 triệu nuôi bò trong chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhưng bò chết khiến kinh tế gia đình bà điêu đứng. "Nhà tôi có 13 con bò, nhưng chết mất 3 con. Chúng tôi chi tiền mua thức ăn ngoài để nuôi cầm chừng, chờ ông trời sớm ban mưa. Nếu tình hình này kéo dài, chúng tôi không biết lấy tiền đâu trả nợ", bà nói.

Theo người dân, việc bị đói khát khiến bò ăn bất cứ thứ gì, kể cả rác rưởi, đó là nguyên nhân khiến nó chết nhanh hơn. "Vỏ sắn là loại thức ăn cực độc. Tại các sân bãi của người dân, sắn sau khi được tách ra lấy ruột, vỏ sắn vứt lại. Khi đàn bò đi qua, trong cơn đói, nó ăn luôn vỏ sắn. Vài ngày sau là nó trướng bụng, lờ đờ và lăn ra chết", ông Bảo cho hay.

Để chống chọi lại với nạn thiếu thức ăn, nguồn nước… nhiều hộ dân đã đầu tư mua rơm rạ, chất đầy vườn, khoan giếng. Giá mỗi xe rơm cao gấp 3 lần so với năm trước, khoảng 1,8 triệu đồng một xe [năm 2015 chỉ 500-600 nghìn một xe]. "Hai xe công nông rơm bò ăn trong một đêm, hôm sau phải mua mới. Năm trước giá rơm còn rẻ, còn giá bò thì cao. Nay thì ngược lại. Chúng tôi là nông dân chịu thiệt thòi trăm đường", ông Quý nói.

Cánh đồng chết khô, trâu bò không có thức ăn. Ảnh: Thiên Thiên

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Bí thư huyện ủy Ea Súp cho biết, đến nay, toàn huyện có gần 300 con gia súc, gia cầm chết vì hạn hán. Riêng 2 xã Ea R’Ve và xã Ea Lốp có gần 200 trâu bò chết.

"Chúng tôi đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định được nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt do bị đói kéo dài dẫn đến suy kiệt. Để chống chọi với thiên tai, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị xuống từng xã hướng dẫn bà con tìm nguồn thức ăn khác ngoài cỏ tự nhiên, di dời trâu, bò, gia súc ra khỏi khu vực nắng gay gắt", ông Giang nói.

Theo thống kê, đến nay ở Tây Nguyên đã có gần 100.000 hecta cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt hạn hán. Riêng tỉnh Đăk Lăk có hơn 48.000 hecta cây trồng bị hạn, hơn 26.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt hại khoảng trên 1.500 tỷ đồng.

Chủ Đề