1861 ở hệ 16 bằng bao nhiêu ở hệ 10 năm 2024

Kỷ niệm 160 năm chiến thắng Vàm Nhựt Tảo [10/12/1861 – 10/12/2021] Chiến công lẫy lừng của anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực

Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân bất ngờ tấn công quân Pháp trên tàu L’ Esperance, pháo đài quân sự trên sông của quân Pháp. Không kịp trở tay, đa số địch trên tàu bị tiêu diệt. Nghĩa quân đốt cháy con tàu. Chiến công văng dội đó gắn liền với tài năng xuất chúng của anh hùng làng chài, áo vải Nguyễn Trung Trực, người con quê hương Bến Lức, Long An anh hùng.

Nguyễn Trung Trực tên thật Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Chơn, sinh năm 1838 tại xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Xóm Nghề là một địa danh khá lâu đời ở phủ Tân An xưa và tỉnh Long An ngày nay. Cư dân Xóm Nghề vốn là hậu duệ của lưu dân từ miền Trung, vượt biển vào Nam cách nay ba thế kỷ. Ngoài việc làm ruộng, cư dân nơi đây còn làm nghề đánh cá nên còn có tên là Xóm Nghề.

Xuất thân là dân chài, giỏi võ nghệ, quả cảm, người dân chài Nguyễn Trung Trực đã cùng với hàng ngàn nghĩa quân đứng lên, lấy sức trẻ và lòng yêu nước, dựng cờ khởi nghĩa.

Nơi thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Đền thờ thuộc Khu Di tích Vàm Nhực Tảo

Ngày 17/2/1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Gia Định thất thủ, Nguyễn Tri Phương được triều đình cử vào phụ trách. Ông cho đắp đại đồn Kỳ Hòa chống quân Pháp. Lúc này đạo quân đồn điền của Trương Định cũng đang tham gia phòng thủ đại đồn Kỳ Hòa. Nguyễn Trung Trực có mặt trong hàng ngũ của Trương Định và đang chức Cai đội trong đạo quân đồn điền. Ngày 24/2/1861, Đại đồn Kỳ Hòa thất thủ, Trương Định lui về Gò Công, phong cho Nguyễn Trung Trực làm Quyền sung Quản Binh đạo [gọi tắt là Quản binh], hoạt động kháng Pháp tại địa bàn phủ Tân An, mọi người thường gọi ông là Quản Lịch hay Quản Chơn. Cuối tháng 3/1861, quân Pháp từ Vũng Gù [thành phố Tân An ngày nay] theo kinh Bảo Định đánh chiếm thành Định Tường. Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân chặn đường hành quân của giặc Pháp, diệt tên chỉ huy là trung tá Bourdais và 30 lính.

Vào đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ XIX, lo sợ trước phong trào kháng chiến ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Nam Kỳ, quân Pháp đã điều động một tàu chiến mang tên là L’ Espérance [Hy Vọng] án ngữ ở vàm sông Nhựt Tảo, con sông nối liền sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây thông qua kinh ông Hóng và rạch Châu Phê. Là loại tàu khá hiện đại. Trên tàu có trang bị một khẩu đại bác và khoảng 45 lính Pháp, lính Mã tà và lính Tagals được trang bị đầy đủ vũ khí chiến đấu, đặt dưới sự chỉ huy của một viên Trung úy Hải quân người Pháp tên là Parfait. Trước thời điểm xảy ra trận đánh, địch huy động 20 lính lên đóng đồn tại chợ Nhựt Tảo, trên tàu chỉ còn khoảng 25 lính. Con tàu sừng sững như một đồn binh rất cơ động, sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân trong vùng.

Lễ dâng hương

Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực đã xây dựng một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L’ Espérance. Ông đã theo dõi kỹ quy luật hoạt động cũng như việc canh phòng, bố trí hỏa lực của địch. Sau khi đã nắm chắc những thông tin cần thiết, ông lập kế hoạch hành động.

Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch. Trong lúc trình giấy thông hành, ông bất ngờ giết tên lính gác rồi cùng nghĩa quân tràn lên tấn công quân Pháp trên tàu L’ Esperance. Không kịp trở tay, đa số địch trên tàu bị tiêu diệt [chỉ có 5 tên chạy thoát]. Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẫn hỏa đốt cháy tàu. Ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt nhấn chìm tàu xuống đáy sông. Toán lính đóng ở chợ Nhựt Tảo cũng bị nhóm nghĩa quân tiêu diệt gọn.

Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hỗ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo. Nối tiếp khí thế hào hùng đó, ngay sau trận Nhựt Tảo, nghĩa quân đồng loạt nỗi dậy công phá hệ thống đồn lũy của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông, trong đó có trận Cần Giuộc [16/12/1861] đã đi vào lịch sử cùng với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bất hủ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Sau trận Nhựt Tảo, danh tiếng Nguyễn Trung Trực vang dội khắp nơi, phạm vi hoạt động của ông lan rộng ra khu vực miền Đông Nam Kỳ. Ngày 16/12/1862, ông cùng nghĩa quân tấn công một tiểu hạm của Pháp đậu ở rạch Tra [xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa], diệt đại úy Thouroude và một số lính Pháp. Mười ngày sau trận đánh, trung tướng Bonard, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp phải ra lời kêu gọi quân sĩ dưới quyền, động viên, trấn an vì bọn này đang sa sút tinh thần nghiêm trọng. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực hoạt động xuất quỷ nhập thần, khiến thực dân Pháp hoảng hốt, treo giá đầu ông 18 vạn quan tiền. Đầu năm 1867, ông nhậm chức Lãnh binh Bình Định. Giữa năm 1867, ông được phong chức Thành thủ úy tỉnh Hà Tiên, nhưng chưa đến nhiệm sở thì tỉnh Hà Tiên đã thất thủ, vì thế ông lui về Hòn Chông lập căn cứ chống Pháp.

Đêm 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy 100 nghĩa quân trang bị gươm giáo, dùng ghe biển từ Hà Tiên lên Rạch Giá. Khoảng 4 giờ sáng 17/6, nhân lúc trời mưa, nghĩa quân đột nhập đồn Rạch Giá tiêu diệt 72 tên Pháp, trong đó có viên Chánh chủ tỉnh và trung úy đồn trưởng Sauteme. Nghĩa quân thu được 100 khẩu súng, bắt giữ 5 lính Pháp và làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Rạch Giá. Nghe tin đồn Rạch Giá thất thủ, quân Pháp huy động lực lượng tấn công tái chiếm tỉnh thành vào chiều ngày 21/6/1868. Trong phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỷ XIX, chỉ có Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân có thể đánh chiếm 1 tỉnh lỵ từ tay quân Pháp.

Sau khi Pháp tái chiếm Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân ra đảo Phú Quốc tiếp tục kháng chiến. Để tiêu diệt cho được người đã từng gây ra những tổn thất to lớn cho thực dân Pháp, chúng đã huy động lực lượng bao vây đảo Phú Quốc. Nguyễn Trung Trực đã hy sinh thân mình để cứu dân và bảo toàn lực lượng. Thực dân Pháp đem ông về Sài Gòn, đem danh lợi ra chiêu dụ ông đầu hàng nhưng ông khẳng khái chối từ. Ngày 27/10/1868, thực dân Pháp xử chém ông tại Rạch Giá vào [nhằm ngày 12/9 năm Mậu thìn]. Ông hy sinh, để lại cho đời câu nói bất hủ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” .

Cảm phục trước tấm lòng yêu nước sắt son và công lao của người anh hùng dân chài đối với quê hương, sau khi ông mất, nhân dân ở nhiều địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã lập đền thờ ông và tổ chức cúng tế rất trọng thể hằng năm. Ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức trọng thể vào ngày 27 đến 29 tháng 8 âm lịch hàng năm, trở thành lễ hội quy mô của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Từ năm 1989, tại Long An, quê hương Nguyễn Trung Trực, bia lưu niệm ông được dựng tại Xóm Nghề, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức và Đền thờ Nguyễn Trung Trực và bia chiến thắng tại Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, xã Bình Tân, huyện Tân Trụ. Mang ý nghĩa lịch sử to lớn lao đó, Vàm Nhựt Tảo được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 1460-QĐ/VH, ngày 28-6-1996. Cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng dân chài, áo vải Nguyễn Trung Trực được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đúc kết qua 2 câu thơ:

Chủ Đề