Bao nhiêu tuần thì làm hồ sơ sinh năm 2024

Thông thường, trước khi sinh 1 tháng, các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ đạc từ giấy tờ đến đồ cho mẹ và con. Vậy, khi đi sinh cần mang theo giấy tờ gì? Nhiều mẹ chủ quan trong việc mang chuẩn bị giấy tờ nên quá trình làm thủ tục sẽ bị chậm và gặp nhiều rắc rối.

Khi đi sinh cần mang theo những loại giấy tờ sau:

- Sổ khám thai, các phiếu siêu âm trong quá trình mang thang, X quang, ECG [nếu có] và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai.

- Sổ hộ khẩu bản gốc, KT3 và một bản photo – những nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh của sản phụ.

- Chứng minh nhân dân bản gốc hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của sản phụ kèm theo một bản photo.

Trường hợp nếu chị em đi đẻ theo diện của bảo hiển y tế [BHYT], cần photo mỗi loại 2 bản:

- Thẻ BHYT [thẻ bảo hiểm có dán ảnh].

- Thẻ gia hạn BHYT [thẻ này không dán ảnh].

- Chứng minh nhân dân.

- Giấy chuyển viện BHYT [nếu có].

Lưu ý làm hồ sơ sinh trước chuyển dạ nhập viện

Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.

Do đó, việc chọn bệnh viện và làm hồ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28-32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.

Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.

Đa số mẹ bầu sẽ phải làm một số xét nghiệm trước sinh bao gồm:

- Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…

- Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…

- Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

- Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu.

- Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ

- Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.

- Siêu âm thai.

. Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…

Làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.

Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Theo thống kê cho thấy, có 80% bà bầu sinh con trong khoảng tuần thai 37 – 42 tuần tuổi, trong đó có 9% trường hợp sinh con sau 40 tuần. 11% thai phụ sinh sớm trước 37 tuần do một nguyên nhân bất thường nào đó. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

1. Cách tính tuổi thai theo tuần

Tuần tuổi thai được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng. Tuần mang đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Các tuần sau cứ lần lượt cộng thêm vào.

Bác sĩ kết hợp cả 3 phương pháp để tính ngày dự sinh gồm: phương pháp tính ngày kinh cuối cùng, siêu âm và khám sức khỏe để dự đoán trước được ngày dự sinh của thai phụ.

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]. Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, trẻ được sinh ra từ 39 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn. Cụ thể, thời gian sinh nở của phụ nữ có thai sẽ được định nghĩa và phân chia như sau:

  • Trước 37 tuần: trẻ sinh non
  • Từ 37 - 38 tuần: trẻ sinh sớm
  • Từ 39 - 40 tuần: trẻ sinh đúng tháng
  • 41 tuần: trẻ sinh cuối thời hạn
  • Từ 42 tuần trở lên: trẻ sinh già tháng.

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]

Tuy nhiên, không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ. Yếu tố sức khỏe của thai, yếu tố tâm lý, sự kích thích tác động bên ngoài cũng như cơ địa của người mẹ mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn so với ngày dự kiến sinh từ 1 - 2 tuần là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, với những mẹ mang thai lần đầu, em bé thường chào đời sớm hơn ngày dự sinh từ 7 - 10 ngày.

3. Ba nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non

  • Nhóm thứ nhất - nguy cơ do thai như: có nhiều hơn một thai [đa thai], thai quá lớn hoặc nước ối quá nhiều... làm cho tử cung căng to quá mức dễ dẫn tới chuyển dạ sớm.
  • Nhóm thứ hai: bất thường của tử cung [u xơ tử cung to, hở eo tử cung], nhiễm trùng đường tiểu, bệnh mãn tính của thai phụ [cao huyết áp, tiểu đường...], thai phụ nhẹ cân hoặc thừa cân khi mang thai, bệnh nhiễm trùng toàn thân gây sốt cao hoặc có phẫu thuật vùng bụng trong thời gian mang thai...
  • Nhóm thứ ba - nguy cơ do thói quen như: không đi khám thai đều đặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong thời gian mang thai hoặc tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ...

4. Các dấu hiệu chuyển dạ cần đến bệnh viện ngay

Ra nước ối âm đạo là dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu

  • Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn của thai kỳ có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau hay sinh non, chuyển dạ. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.
  • Ra nước ối âm đạo: bà mẹ mang thai thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, tiết ra ồ ạt hoặc rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt... đây có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo.
  • Đau bất thường ở vùng tử cung và bụng dưới: cơn co thành chu kỳ, liên tục, không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, đặc biệt khi tuổi thai dưới 37 tuần bà mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.
  • Thai không cử động hoặc cử động ít hơn bình thường.
  • Các dấu hiệu đột ngột khác của bà mẹ mang thai: sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được xử trí sớm.

Ở những tháng cuối là thời điểm vô cùng nhạy cảm với thai phụ, chỉ với những bất thường nhỏ cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu. Vì vậy, thai phụ nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bé, có những biện pháp can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

  • Tuổi thai được tính từ khi nào?
  • Lịch khám thai định kỳ đầy đủ trong suốt thai kỳ
  • Cách tính tuổi thai chính xác theo ngày quan hệ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sinh em bé thứ 2 thường bao nhiêu tuần?

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]. Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, trẻ được sinh ra từ 39 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Thai phụ sinh con thứ 3 thường chuyển dạ vào tuần thứ mấy?

Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày hay từ tuần thứ 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh.

Tuần thứ bao nhiêu thì mua đồ sơ sinh?

Kinh nghiệm lập danh sách sắm đồ sơ sinh mùa hè Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu chỉ nên sắm đồ cho bé yêu khi mang thai ở những tuần cuối thai kỳ và kiêng không sắm đồ sớm vì sợ sinh non. Vì thế, từ khoảng tuần 30 trở đi là thời gian phù hợp để mẹ sắm đồ cho bé vì lúc này thai kỳ đã ổn định, bụng bầu chưa quá to.

Làm hồ sơ sinh cần nhịn ăn bao lâu?

Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong. - Chuẩn bị từ 1- 2 triệu đồng để nộp phí xét nghiệm hồ sơ sinh.

Chủ Đề