1 ổ bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ bao nhiêu calo

Tiến sĩ dinh dưỡng Aine O’Connor nói: “Mặc dù sức tiêu thụ bánh mì đã giảm trong vài thập kỉ qua tuy nhiên nó vẫn mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích từ việc làm xương khỏe hơn đến cung cấp các loại vitamin”.

Trong ấn bản mới nhất của Tạp chí dinh dưỡng Bulletin, tiến sĩ O’Connor của quỹ dinh dưỡng Anh đã viết “Bánh mì cung cấp hơn 10% lượng protein, chất sắt vào cơ thể chúng ta mỗi ngày, giúp chúng ta đáp ứng một số nhu cầu dinh dưỡng quan trọng”.

Chúng ta ăn trung bình từ 2 đến 3 lát bánh mì mỗi ngày nhưng sau đây sẽ là những lý do mà bạn muốn tăng thêm “con số” đó.

1. Giúp làn da đẹp

Làn da chúng ta rất cần protein – chất cần thiết giữ cho da chúng ta khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này thường có trong bít tết, cá và đồ nướng nhưng có một điều ngạc nhiên là nó cũng có trong bánh mì. Vì vậy mà bốn lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới.
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ

2. Giúp xương chắc khỏe

Bốn lát bánh mì trắng mỗi ngày cung cấp cho chúng ta 164mg canxi [giống như 100g sữa chua] trong khẩu phần 800mg canxi mỗi ngày mà chúng ta cần nạp vào cơ thể. Các bạn nữ ở độ tuổi 10 đến 15 thường chỉ ăn khoảng 300mg canxi mỗi ngày, đây là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sự phát triển của xương và nguy cơ gãy xương là rất cao. Vì vậy mà ăn bánh mì vào mỗi bữa sáng hay bữa trưa giúp tăng đáng kể các chất giúp xương chắc khỏe.

3. Giúp não hoạt động tốt nhất

Chất sắt giúp chúng ta tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác và tự tin. Hiện nay rất nhiều phụ nữ ở Anh ăn quá ít chất sắt vì thế mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hay gắt gỏng trong khi làm việc. Từ năm 1953 chất sắt đã được thêm vào bột bánh mì.
Theo một nghiên cứu thì một lát bánh mì trắng cung cấp 0.6mg trong tổng số 15 mg phụ nữ cần mỗi ngày. Vì vậy bốn lát bánh mì mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng lượng sắt và nó thật hữu ích nếu bạn muốn tránh ăn thịt bò và dầu cá.

4. Giúp cải thiện tâm trạng

Chúng ta cần chất folate và axit folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 microgam những chất đó hằng ngày, bốn lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ.

5. Giúp giảm béo

Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì một trong những loại thực phẩm đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là bánh mì. Một lát bánh mì trắng chỉ chứa khoảng 77 calo ít hơn 6 calo so với một chiếc bánh quy và tương đương với lượng bơ mà bạn dùng kèm với lát bánh mì đó. Vì vậy bánh mì có thể giúp bạn tránh béo phì nếu có chế độ ăn hợp lý.

6. Tốt cho tiêu hóa

Bánh mì cung cấp cho con người chất xơ, nó rất tốt cho tiêu hóa. Hai lát bánh mì nâu được ăn vào bữa trưa sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.

Chính vì những lý do trên mà chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn về bánh mì và có chế độ ăn hợp lý để nhận được hết lợi ích từ bánh mì thổ nhĩ kỳ.

Ở tuổi 21 nhưng nét mặt Phú già dặn hơn hẳn so với nhiều bạn trẻ đồng lứa. Điều này cũng dễ hiểu khi chàng trai sinh năm 93 đã đi làm mưu sinh từ năm lớp 12. Anh kể, do ba sớm mất, một mình đồng lương công nhân của mẹ nhọc nhằn nuôi hai người con ăn học nên “mình muốn làm cái gì đó để tự trang trải cho nhu cầu bản thân”, cậu nói.

Trong con hẻm nhỏ nơi cậu ở có vài lò làm bánh mì nên Phú thử sức với công việc đi giao bánh mì. Ở tuổi 17, cậu dậy từ 4h sáng và chạy chiếc xe Honda 50 cũ kỹ khắp Biên Hòa, giao khoảng 800 ổ cho các cửa hàng để nhận thù lao 30 ngàn/ngày. Đến 9h sáng, xong xuôi công việc Phú lại cắp sách đến trường. Cứ như vậy, ròng rã gần một năm cho đến khi cậu ra trường.

Đoàn Ngọc Phú làm nhiều nghề trước khi đi bán bánh mì.

Thay vì thi đại học, Phú lại tiếp tục đi làm thợ mộc gần nửa năm rồi chuyển sang nghề công nhân. Đây là công việc mà chàng trai có dáng người nhỏ nhắn làm lâu nhất tính đến hiện tại, gần 1,5 năm. “Có những lúc mình mặc định cuộc sống mình gắn bó với công xưởng cùng những buổi làm tăng ca đến 11h đêm, đồng nghĩa với một cuộc sống chật vật, nhàm chán”, Phú nói.

Nhưng cũng chính vì “công nhân khổ quá, mình không muốn vậy” nên Phú quyết định nghỉ. Đầu năm 2013, Phú có một chú chó Alaska và được hỏi mua với giá cao. Từ đó, cậu nảy ra ý định buôn bán chó. Được bao nhiêu tiền lời, Phú lại mua các giống khuyển về bán. Cho đến khi có trong tay 40 triệu, chàng trai dùng hết số tiền ấy đầu tư lớn để rồi mất trắng. Cậu nhớ lại: “Không may bị bệnh, toàn bộ số chó chết hết nên mình rất nản, quyết định bỏ nghề luôn”.

Và trở lại với chiếc bánh mì

Từ thất bại, thay vì buông tay thì Phú lại quay lại từ nơi anh bắt đầu khởi nghiệp là những chiếc bánh mì. Nhưng lần này, không còn là người đi giao hàng như cách đây 3 năm nữa, Phú chọn đi học cách làm bánh.

Chàng trai 9x xin vào lò bánh và chấp nhận làm 3 tháng không lương để học được nghề. “Ngày nào mình cũng ở trong lò từ 10h tối đến 3h chiều hôm sau. Công việc khá mệt nhưng càng làm mình càng thấy đam mê”, Phú nói.

Mỗi ngày, Phú bán được khoảng 1.200 ổ bánh mì.

Khi ấy, cậu có đọc được những bài viết nói về sự thích thú của người nước ngoài về bánh mì Việt Nam. Phú nghĩ, có thể khởi nghiệp từ món ăn này và về lâu dài sẽ phát triển thành một hệ thống, thương hiệu riêng cho chiếc bánh mì Việt Nam. Vì thế, sau 3 tháng cặm cụi trong lò bánh ở Biên Hòa cậu tiếp tục lên Sài Gòn học nghề. Nguyên nửa tháng, Phú đi từ 5h sáng đến 11h tối về tới nhà và phải nói dối mẹ là đi học thêm. Quãng thời gian ấy, giúp cậu biết cách làm món bánh mì kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.

“Mình chọn làm bánh mì kiểu Thổ Nhĩ Kỳ vì thấy loại này đang phát triển, nhiều người thích mua. Tuy nhiên, đó chỉ là khởi đầu để mình có vốn, kinh nghiệm đầu tư cho chiếc bánh mì Việt Nam”, Phú dự tính.

Ra nghề, do chưa có vốn nên Phú đẩy chiếc xe bánh mì bán ở lề đường. Nhớ lại lúc mới bán, có ngày chỉ được 20 ổ và về nhà cậu lại gặp sự phản đối từ mẹ. Nhưng sau sự khởi đầu nan, công sức bỏ ra cho quãng thời gian từ 5h sáng đến 9h tối đứng ngoài đường là bán được 100 ổ mỗi ngày. Và Phú quyết định bán luôn chiếc xe máy của mình để có thêm vốn mở cửa hàng hẳn hoi.

Với sự giúp sức từ một người bạn ở Sài Gòn, Phú có trong tay 60 triệu làm vốn để mở 2 cửa hàng ở Biên Hòa và Sài Gòn vào giữa năm 2014. Và mọi sự khởi đầu không như ý, tháng đầu kinh doanh cậu phải bù lỗ, mượn thêm tiền để trả lương nhân viên.

“Sau đó, mình sử dụng nhiều chiêu khuyến mại, học hỏi cách kinh doanh từ internet, sách vở. Ngày nào cũng dậy sớm, thức khuya và suy nghĩ rất nhiều về phương hướng phát triển”, Phú tâm sự.

Đi qua những khó khăn ban đầu, cơ sở bánh mì của Phú dần đắt khách hơn. Sau tháng thứ 3 kinh doanh, cậu lại mở thêm một cửa hàng nữa ở Sài Gòn. “Hiện tại, mỗi ngày cả 3 nơi bán được khoảng 1.200 ổ, với giá từ 15 – 20 ngàn/ổ. Sau khi trừ chi phí thì mình đạt lợi nhuận khoảng 30 triệu/tháng. Tuy nhiên mình vẫn chưa hài long”, Phú nói.

Cậu chưa hài lòng không hẳn vì doanh thu. Theo Phú, lý do còn bởi mục tiêu là kiếm bạn đồng hành để cùng nhau đưa bánh mì Việt Nam thành một thương hiệu, đủ sức cạnh tranh với các những hệ thống thức ăn nhanh của nước ngoài vẫn chưa hoàn thành.

Trong tương lai, mình sẽ cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra và mở thêm lò bánh mì. Mình hy vọng chiếc bánh mì không chỉ dừng ở những xe bán ngoài lề đường như hiện tại nữa mà sẽ phát triển, được quốc tế biết đến nhiều hơn”, chàng trai dự định.

Với 2 cách làm này bạn vừa có bánh mì ngon như bánh mì thổ nhĩ kỳ, hợp vệ sinh để mang đi làm ăn sáng – ăn trưa mà lại vừa tiết kiệm và không phải ra ngoài để ăn!
bánh mì kẹp thịt

Làm bánh mỳ kẹp thịt kiểu thứ 1:

– 5 quả dưa chuột bao tử muối

– ½ củ hành tím

– Sốt samourai [nếu không có sốt samourai mua sẵn, bạn có thể tự làm bằng cách trộn 6 thìa súp mayonnaise với 2 thìa súp tương ớt, vài giọt nước cốt chanh, ½ thìa cà phê dầu, thêm chút muối và tiêu cho vừa miệng, trộn thật đều].

Hành tím xắt và dưa chuột bao tử muối xắt lát mỏng, cho vào tô.

Thêm 1 thìa súp nước ngâm dưa chuột bao tử cho hành bớt hăng. Trộn đều.

Bào mỏng dưa chuột, cà rốt rồi trộn với hành tím cắt mỏng. Thêm dấm [hoặc nước cốt chanh], muối, trộn đều.

Thịt nạc vai băm trộn với 1 thìa cà phê tiêu và gia vị.

Nặn thịt băm hình dài và dẹt rồi cho lên chảo vào rán vàng hai mặt với chút xíu dầu ăn.

Rửa sạch xà lách, rau mùi và bày tất cả các nguyên liệu lên bàn để chuẩn bị sẵn sàng làm bánh mỳ kẹp thịt.

Làm bánh mỳ kẹp thịt kiểu thứ nhất: Xẻ bánh mì theo chiều dọc.

Nếu bánh làm để ăn ngay bạn nên cho bánh mì vào lò hoặc vào chảo nóng cho bánh thật giòn.

Phết sốt samourai lên bánh. Cho thịt rán vào. Tiếp theo bạn thêm hỗn hợp hành tím và dưa chuột bao tử.

Cuối cùng tới xà lách và rau mùi là xong!

Làm bánh mỳ kẹp thịt kiểu thứ 2:

– ½ củ cà rốt

– Vài lát hành tím

– 1 quả dưa chuột nhỏ

– 1 thìa cà phê dấm hoặc nước cốt chanh

– 1 miếng pho mát emmental [có bán trong các siêu thị] hoặc pâtê gan

– 1 nhúm muối [nếu dùng pâtê gan bạn có thể thay muối bằng ½ thìa xì dầu nhé]

– Tương ớt.

Xẻ dọc bánh mì, cho pho mát [hoặc Patê gan] vào bánh.

Thêm thịt rán vào.

Rải đều hỗn hợp sa lát dưa chuột, cà rốt, hành vào bánh.

Thêm xà lách, rau mùi.

Cuối cùng xịt tương ớt lên trên tùy theo ý muốn của bạn là xong!

Chúc các bạn ngon miệng nhé!

Tiến sĩ dinh dưỡng Aine O’Connor nói: “Mặc dù sức tiêu thụ bánh mì đã giảm trong vài thập kỉ qua tuy nhiên nó vẫn mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích từ việc làm xương khỏe hơn đến cung cấp các loại vitamin”.

Trong ấn bản mới nhất của Tạp chí dinh dưỡng Bulletin, tiến sĩ O’Connor của quỹ dinh dưỡng Anh đã viết “Bánh mì cung cấp hơn 10% lượng protein, chất sắt vào cơ thể chúng ta mỗi ngày, giúp chúng ta đáp ứng một số nhu cầu dinh dưỡng quan trọng”.

Chúng ta ăn trung bình từ 2 đến 3 lát bánh mì mỗi ngày nhưng sau đây sẽ là những lý do mà bạn muốn tăng thêm “con số” đó.

1. Giúp làn da đẹp

Làn da chúng ta rất cần protein – chất cần thiết giữ cho da chúng ta khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này thường có trong bít tết, cá và đồ nướng nhưng có một điều ngạc nhiên là nó cũng có trong bánh mì. Vì vậy mà bốn lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới.
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ

2. Giúp xương chắc khỏe

Bốn lát bánh mì trắng mỗi ngày cung cấp cho chúng ta 164mg canxi [giống như 100g sữa chua] trong khẩu phần 800mg canxi mỗi ngày mà chúng ta cần nạp vào cơ thể. Các bạn nữ ở độ tuổi 10 đến 15 thường chỉ ăn khoảng 300mg canxi mỗi ngày, đây là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sự phát triển của xương và nguy cơ gãy xương là rất cao. Vì vậy mà ăn bánh mì vào mỗi bữa sáng hay bữa trưa giúp tăng đáng kể các chất giúp xương chắc khỏe.

3. Giúp não hoạt động tốt nhất

Chất sắt giúp chúng ta tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác và tự tin. Hiện nay rất nhiều phụ nữ ở Anh ăn quá ít chất sắt vì thế mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hay gắt gỏng trong khi làm việc. Từ năm 1953 chất sắt đã được thêm vào bột bánh mì.
Theo một nghiên cứu thì một lát bánh mì trắng cung cấp 0.6mg trong tổng số 15 mg phụ nữ cần mỗi ngày. Vì vậy bốn lát bánh mì mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng lượng sắt và nó thật hữu ích nếu bạn muốn tránh ăn thịt bò và dầu cá.

4. Giúp cải thiện tâm trạng

Chúng ta cần chất folate và axit folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 microgam những chất đó hằng ngày, bốn lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ.

5. Giúp giảm béo

Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì một trong những loại thực phẩm đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là bánh mì. Một lát bánh mì trắng chỉ chứa khoảng 77 calo ít hơn 6 calo so với một chiếc bánh quy và tương đương với lượng bơ mà bạn dùng kèm với lát bánh mì đó. Vì vậy bánh mì có thể giúp bạn tránh béo phì nếu có chế độ ăn hợp lý.

6. Tốt cho tiêu hóa

Bánh mì cung cấp cho con người chất xơ, nó rất tốt cho tiêu hóa. Hai lát bánh mì nâu được ăn vào bữa trưa sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.

Chính vì những lý do trên mà chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn về bánh mì và có chế độ ăn hợp lý để nhận được hết lợi ích từ bánh mì thổ nhĩ kỳ.

Cung cấp Lò nướng Doner Kebab, lò nướng bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỹ chất lượng tốt, giá rẻ. Chuyển giao công nghệ làm bánh Thổ Nhĩ Kỹ chính gốc. Liên hệ: 090.914.0672 [chị Huyền]

Địa chỉ: 171 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Lò nướng Doner Kebab là loại sử dụng nhiên liệu hoàn toàn bằng Gas, tiết kiệm nhiên liệu, kinh tế hơn nhiều so với loại chạy bằng điện.
Lò nướng Doner Kebab 3 họng đốt

Lò nướng Doner Kebab 2 họng đốt

Một quầy bánh mỳ Doner Kebab bao gồm : Thùng xe có lắp kính chịu nhiệt, lò nướng thịt Doner Kebab bao gồm 2 hoặc 3 thanh nhiệt [tùy chọn], một bộ khay và dao, logo thương hiệu [theo yêu cầu]. Tất cả được làm từ inox 100%, có thể sử dụng để kinh doanh ngay sau khi mua.

Các loại lò nướng Doner Kebab
Loại 2 và 3 buồng đốt: hàng Asia nhập khẩu nguyên chiếc, bảo hành 12 tháng. Quầy được làm hoàn toàn bằng Inox 301: 4.000.000 VNĐ

– Loại 2 buồng đốt: 3.200.000 VNĐ
– Loại 2 buồng đốt: 3.900.000 VNĐ
– Loại 3 buồng đốt: 4.900.000 VNĐ
– Loại 4 buồng đốt: Liên hệ trực tiếp để biết giá

Lò nướng Doner Kebab 4 họng đốt

Tình trạng: mới 100%.
Bảo hành: 1 năm.

Miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội.

Nhận cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Với số vốn chỉ ở tầm 27 đến 30 triệu đồng, người kinh doanh có thể mở một quầy bánh mỳ Kebab, hay còn gọi là Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường Nguyễn Thượng Hiền [TP HCM] dài chưa đầy một cây số nhưng có tới 3 cửa hàng kinh doanh bánh mỳ Kebab với mức giá 15.000 – 50.000 đồng một phần. Còn tại khu phố Tây Bùi Viện, hình ảnh khách nước ngoài lẫn Việt Nam xếp hàng đứng chờ trước các xe đẩy san sát nhau trang trí nổi bật để được phục vụ đã quá quen thuộc.

Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2006, bánh mỳ Kebab hay còn gọi là bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ với hình dạng bánh tam giác ăn chung với thịt nướng cùng nước sốt đặc trưng và các loại rau cải, xà lách hồi đó ít được khách hàng chú ý vì giá bán khá đắt. Tuy nhiên, những năm gần đây, trào lưu kinh doanh loại bánh mỳ này đang nở rộ, đặc biệt là tại Sài Gòn.

Để mở một xe bánh mỳ Kebab chỉ cần khoảng 30 triệu đồng

Những năm đầu mới xuất hiện, muốn kinh doanh bánh mỳ Kebab, người bán phải đầu tư bộ lò nướng thịt có giá cả nghìn USD vì phải nhập từ Đức. Cũng vì mang danh bán thực phẩm ngoại, người kinh doanh phải chịu khó tìm mặt bằng đẹp dù quy mô gọn nhẹ chỉ với một chiếc xe. Số vốn để một tiệm bánh mỳ Kebab vào thời điểm 2006 khoảng hơn 40 triệu đồng.

Gần đây, nhiều nhà sản xuất Việt Nam lẫn Trung Quốc đã có thể sản xuất lò nướng thịt với giá bằng một nửa hàng nhập. Vì vậy, vốn kinh doanh loại hình này chỉ còn ở tầm 27 đến 30 triệu đồng. Đó là chưa kể một số người bán không thuê mặt bằng mà chỉ cần đẩy xe ra một vỉa hè nào đó để bán.

Kinh doanh bánh mỳ Kebab khá dễ, nhưng để tạo sự khác biệt và thu hút khách lại không đơn giản vì phải nắm được công thức tẩm ướp thịt và pha nước sốt đi kèm.

Ông Lượng, chủ cửa hàng bánh mỳ Kebab lâu năm trên đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 1 cho hay những tiệm Kebab ngày nay muốn tồn tại được phải nhờ vào thịt và nước sốt. Tuy nhiên, nhiều chỗ hiện nay biến tấu nguyên liệu thay thịt gà bằng thịt heo vì thịt heo dễ xiên vào cây hơn, còn thịt gà mềm, phải có nghề mới làm được. Chưa hết, gia vị phải ướp thật thấm và nướng đủ lửa, nhiệt độ không được quá cao hay quá thấp. Nước sốt cũng thể hiện tay nghề của tiệm, nhiều nơi chỉ dùng sốt mayonaise rồi pha một chút gia vị, nhưng muốn cho giống hương vị gốc thì phải sử dụng nguyên liệu nhập và bảo quản bằng tủ lạnh.

Nguồn gốc nguyên liệu, địa điểm đặt xe bánh cùng đối tượng khách hàng là yếu tố khiến bánh mỳ Kebab có nhiều mức giá. Có những xe chỉ bán khoảng 15.000 đến 20.000 đồng một phần, nhưng có nơi bán 25.000 đồng hoặc hơn. Ông Lượng cũng không ngần ngại chia sẻ, tiệm của ông bán chủ yếu cho những người sành ăn Kebab, nên mức giá cũng khá cao, khoảng 25.000 đồng một phần trở lên. Trung bình mỗi ngày ông bán tầm 300 – 400 phần, tương đương với 30kg thịt [3 cây thịt]. Có giai đoạn, ông bán được hơn 900 phần một ngày và nhận đặt 200 phần bánh từ các công ty.

Một chủ xe bánh Kebab trên đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận cũng cho biết dù mới mở ra kinh doanh nhưng một ngày có thể bán đến 100 – 200 phần bánh với giá 15.000 đồng mỗi phần, chủ yếu nhờ vào đối tượng học sinh gần đó. Trước đây, chị thấy người ta kinh doanh Kebab trên đường nhiều quá, mà vốn bỏ ra cũng vừa phải, nên quyết định chọn khu vực gần trường học. Tiệm của chị dùng thịt heo để làm nhân và mỗi ngày bán khoảng 1-2 cây thịt.

Dù có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, các xe Kebab mở ra vẫn theo hình thức nhỏ lẻ. Nhiều nhà kinh doanh bài bản thấy được thị trường tiềm năng nên đã triển khai hình thức nhượng quyền, nhưng cho đến nay vẫn chưa một thương hiệu nào thành công. Bởi, đa số các xe bán là kinh doanh tự phát, người bán chỉ cần đến cơ sở mua lò nướng, học cách chế biến, sắm chiếc xe đẩy và tìm một chỗ thích hợp là có thể kinh doanh Kebab lề đường.

Một ông chủ chuyên cung cấp lò nướng Kebab ở quận Gò Vấp cho hay, sau vài tháng thử nghiệm kinh doanh nhượng quyền Bánh mỳ Doner Kebab, ông đã phải cho ngưng hình thức này vì người kinh doanh không chịu nổi chi phí nhượng quyền và những quy định về tiêu chuẩn sản phẩm cũng như đảm bảo hình ảnh thương hiệu. “Nhiều người kinh doanh đặt xe bánh ở khu công nghiệp. Vì muốn bán với giá thấp để thu hút đối tượng khách không đòi hỏi cao về chất lượng, họ đã chọn cách giảm chất lượng thịt xuống”, ông chủ này lý giải về việc cắt hợp đồng nhượng quyền với đối tác.

Chủ Đề