Ý nghĩa của dạy học nhóm

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm. 1. Khái niệm Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. Theo A.T.Francisco [1993]: " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" 2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm -Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. - Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. - Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất. 3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm 3.1.Ưu điểm -Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. -Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung : Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. 3.2. Nhược điểm -Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho học sinh. -Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn. -Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm. -Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò. 4. Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên. - Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy. - Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh. - Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm , một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm. - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại 1 vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. - Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1 đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày. -Phương pháp tiến hành: Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm 3 bước a.Làm việc chung của cả lớp. -Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. -Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian. -Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu. b. Làm việc theo nhóm : -Phân công trong nhóm. -Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm. -Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. -Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. c. Thảo luận tổng kết trước lớp : -Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung . -Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung. Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Ví dụ Minh hoạ a/. Trong hình đã có bao nhiêu cặp đường thẳng song song với nhau ? b/ Tứ giác BDEF là hình gì ? c/ So sánh các tỷ số Và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam giác ADE và ABC. Xác định nhiệm vụ nhận thức. Ta phải xác định xem đề bài yêu cầu gì ?. Dựa vào đâu để chứng minh cặp đoạn thẳng song song? Từ đó xác định xem tứ giác BDEF là hình gì ? Cuối cùng so sánh các tỉ số và nêu nhận xét hay phân tích đa thức thành nhân tử : 5x3 + 10x2y - 5xy2 1/ Làm việc chung của cả lớp : Xác định nhiệm vụ nhận thức : Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích ? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đt nt thì bài toán mới hoàn chỉnh. b/ Chia nhóm giao nhiệm vụ , phát phiếu học tập. c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. 2/ Làm việc theo nhóm : a/ Phân công trong nhóm : Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. b/ Trao đổi y kiến, thảo luận trong nhóm thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm. c/ Báo cáo kết quả thảo luận : 3/. Thảo luận tổng kết trước lớp : a/.Đại diện nhóm trình bày trước lớp . b/ Thảo luận chung : Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất. c/ Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng Tổng kết. IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm Bảng nhóm [ phiếu học tập] cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương phap dạy học theo nhóm : 1. Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định. -Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chỗ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh. Bảng nhóm : có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh.

Học nhóm đang được áp dụng tại nhiều cấp học, từ trung học tới đại học. Những lợi ích mang lại của việc học nhóm là tiền đề của việc mở rộng mô hình này tại các trường học.

Vậy học nhóm có lợi ích gì? Học nhóm có thực sự mang lại hiệu quả cho những người tham gia?

1. Học nhóm là gì?

Theo những thông tin tham khảo, tìm hiểu của Đại học Việt Nam. Học nhóm là việc một số học sinh, sinh viên có chung mục tiêu về học tập gặp gỡ, giúp đỡ nhau về vấn đề học tập.

Một nhóm như vậy có thể là những người yêu thích một môn học nào đó. Có thể là tập hợp của những bạn có sở trường riêng về các môn học khác nhau. Có thể là nhóm giữa bạn học giỏi với bạn học yếu để giúp đỡ….

Học nhóm có thể do tự phát giữa các bạn học với nhau, có thể do sắp xếp của giáo viên chủ nhiệm/nhà trường.

Họ thường là những người ở cùng lớp/cùng trường/khu đang sinh sống tập trung lại tại một không gian yên tĩnh được định trước. Có thể là tại lớp học, có thể tại thư viện trường, hay có thể là tại nhà riêng của một thành viên trong nhóm….

Tại đây họ cùng chia sẻ về kinh nghiệm, cách học của mình, giải quyết những khó khăn của các thành viên trong quá trình học tập.

Mỗi nhóm học tập như vậy thường sẽ xác định mục tiêu học tập và tạo sự thống nhất trong một nhóm khi phân công công việc.

Ví dụ, trước một kỳ kiểm tra, nhóm sẽ phân công bạn nào có sở trường học tốt môn nào sẽ chịu trách nhiệm làm bài tập về môn học đó và kiểm tra lại bài tập của các bạn khác trong nhóm. Mỗi người mỗi việc, tùy theo năng lực mà phân công để nhóm hoạt động với hiệu quả cao nhất.

2. Lợi ích không ngờ của việc học nhóm

Với một bạn lần đầu nghe tới học nhóm, có thể họ sẽ đặt ra câu hỏi học nhóm mang lại lợi ích gì? hay tôi sẽ được nhận được gì khi tham gia học nhóm….

Dưới đây là một số lợi ích của học nhóm đối với học sinh, sinh viên được chúng tôi tổng kết lại:

Học nhóm được chia sẻ kiến thức

Học nhóm giúp bạn có cơ hội chia sẻ kiến thức với người khác. Đồng thời nhận lại được rất nhiều điều mới, các thành viên có cơ hội được bổ sung kiến thức cho bạn.

Qua đó, bạn sẽ nắm vững những điều đã học ở lớp học hơn. Bên cạnh đó, học nhóm giúp bạn giải quyết những thắc mắc của môn học mà bạn chưa tìm được đáp án hợp lý nhất.

Học giúp giúp bạn có thể chia sẻ và bổ sung kiến thức

Để học nhóm có hiệu quả, cần phải có phương pháp học nhóm rõ ràng, có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, địa điểm học tập yên tĩnh.

Bạn sẽ nhận ra điểm mạnh – yếu

Mỗi người có một thế mạnh riêng, mỗi người học giỏi một môn. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm. Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh yếu của mình so với những người học cùng bạn.

Ngoài ra học nhóm giúp bạn có thể tham khảo được nhiều điều hay ho về cách viết bài của những bạn khác trong nhóm. Bởi mỗi người có một cách ghi chép bài khác nhau, từ đó giúp bạn có được cách học tập tốt hơn.

Rèn luyện khả năng làm việc tập thể

Học nhóm sẽ giúp bạn rèn luyện được tính tập thể. Các thành viên trong nhóm cùng tập trung giải quyết một công việc nên ai cũng phải có tinh thần trách nhiệm cao cho công việc chung.

Do vậy, thông qua việc học nhóm, các thành viên rèn luyện cho mình tính tập thể, tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.

Học nhóm là cách để bạn rèn khả năng làm việc tập thể

Học nhóm giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian

Nếu học một mình, bạn sẽ phải tự mình giải quyết núi bài tập, những thắc mắc được đưa ra thảo luận, tìm hướng giải quyết nhanh chóng hơn. Với một đống bài tập nhưng có sức mạnh tập thể vào thì nhóm sẽ giải quyết chúng nhanh hơn.

Tăng khả năng tư duy, phản biện khi học nhóm

Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, bổ sung kiến thức cho nhau nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn về các kiến thức mà nếu học có thể bạn sẽ bỏ qua.

Rèn khả năng tập trung cao cho một việc nhất định

Học nhóm sẽ tạo cho các thành viên một khoảng thời gian học tập cố định, tăng khả năng tập trung, có động lực học. Nhất là đối với sinh viên thường không có ý thức cố định giờ giấc học tập.

Học nhóm yêu cầu bạn phải tuân thủ giờ giấc học tập mà nhóm đưa ra, không được giờ cao su, không được sai lệch thời gian đồng thời phải có sự chuẩn bị chu đáo cho việc học tập thể. Lâu dần sẽ rèn được thói quen và khả năng tập trung cao cho công việc chung của nhóm, có giờ giấc học hành cố định.

Học nhóm cũng giúp bạn mở rộng quan hệ bạn bè hơn, đôi khi đây là cơ hội để bạn tìm được người bạn thân hoặc cũng có thể là “ấy ơi” của bạn đấy.

Tăng khả năng giao tiếp từ học nhóm

Thông qua việc học nhóm, khả năng giao tiếp của bạn cũng tăng lên đáng kể. Tại môi trường học tập chung, bạn đừng ngần ngại chia sẻ những thắc mắc trong học tập của bạn, cũng đừng vờ giấu đi những kiến thức mà bạn đang có, hãy chia sẻ thật nhiều để nhận lại nhiều hơn thế nữa.

 Học nhóm là bước đệm cho kỹ năng làm việc tập thể trong tương lai, hoà nhập tốt với môi trường tập thể là điều hết sức quan trọng để tạo ra hiệu quả cao nhất.

Đây là những tác dụng, lợi ích của học nhóm. Ngoài ra, bạn còn nhận được những lợi ích khác mà tham gia hoạt động tập thể này bạn mới có được.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin về bệnh ung thư ruột, bạn có thể tham khảo ngay những thông tin sau

Video liên quan

Chủ Đề