Ý nào sau đây là thế mạnh tự nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có các đặc điểm thuận lợi và phù hợp để phát triển thủy điện như sau:- Điều kiện tự nhiên: đây là nơi có nhiều dãy núi cao, là nơi phát nguyên của các dòng sông, sông nhiều, sườn dốc, đây là đặc điểm phù hợp để xây dựng nhà máy thủy điện

=>  Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng [11 triệu kWW] chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy [110 MW]. Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà [1.920 MW]. Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà [2.400 MW], thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm [300 MW]
Ngoài ra, nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện và chính sách thuận lợi để phát triển thủy điện ở trung du và miền núi bắc bộ.

2. Tại sao Trung du miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh cả nhiệt điện và thủy điện?


Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh cả nhiệt điện và thủy điện vì:

  • Về nhiệt điện: Nhà máy nhiệt điện là những nhà máy ở nước ta được vận hành dựa trên nguyên liệu là than. Đây là loại nguyên liệu chủ yếu tập trung ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trong đó nhiều nhất ở Quảng Ninh. Do đó, dựa trên nguyên liệu sẵn có, vùng đã xây dựng nên các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn hàng đầu của cả nước.
  • Về thủy điện: Nhà máy thủy điện là những nhà máy được vận hành dựa trên năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Vì thế với địa hình cao, bị cắt xẻ mạnh cùng với nhiều sông lớn là điều kiện thuận lợi để xây dựng các đập chứa nước. Vì thế, ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La,....


1. Khái quát chung

- Diện tích lớn nhất nước ta [trên 101 nghìn km2 - 30,5%].

- Dân số: 13,9 triệu người [năm 2019], 14,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ -> có vị trí địa lí đặc biệt, thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ sản và thuỷ điện

* Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta:

- Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh [sản lượng khai thác 30 triệu tấn/năm, chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á]. Ngoài ra còn có ở Thái Nguyên.

- Một số mỏ lớn ở Tây Bắc: Đồng [Sơn La], đất hiếm [Lai Châu], apatit [Lào Cai].

- Mỏ kim loại lớn ở Đông Bắc: Mỏ sắt [Yên Bái], thiếc [Cao Bằng], kẽm - chì ở Chợ Điền [Bắc cạn], đồng - vàng [Lào Cai].

Khoáng sản than - Ở nước ta than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh

* Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn

- Hệ thống sông Hồng [11 triệu kw] chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw.

- Các nhà máy thủy điện Thác Bà [110MW], Hòa Bình [1920MW], Sơn La [2400MW], Tuyên Quang [300MW],… Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng.

- Khó khăn: vốn, lao động, công nghệ, vấn đề môi trường sinh thái,…

Toàn cảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

* Thế mạnh

- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ [ở trung du],...

- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.

- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.

- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…

* Tình hình phát triển

- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.

- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.

- Rau và hạt giống: SaPa.

- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…

Đồi chè ở Tân Cương, Thái Nguyên

* Hạn chế

- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.

- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

4. Chăn nuôi gia súc

* Thế mạnh:

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi dồi dào.

* Tình hình phát triển

- Phát triển chăn nuôi trâu, bò [lấy thịt và lấy sữa], ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu [Sơn La].

- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu 1,5 triệu con [chiếm 1/2 đàn trâu cả nước], đàn bò 120 nghìn con [chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2019].

- Đàn lợn: hơn 6,4 triệu con [chiếm 23% đàn lợn cả nước - 2019].

Chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La

* Hạn chế

- Khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm hàng hóa.

- Các đồng cỏ cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

KHAI THÁC MỘT SỐ THẾ MẠNH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

5. Kinh tế biển

- Phát triển mạnh đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.

- Phát triển du lịch biển - đảo [quần thể du lịch Hạ Long].

- Giao thông vận tải biển: cảng Cái Lân, Cửu Ông, Cẩm Phả.

- Khai thác khoáng sản biển [cát, san hô, titan,…].

Cảng biển Cái Lân, Quảng Ninh

Thế mạnh tự nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Sông lớn chảy trên địa hình dốc.

Đáp án C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 39

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Trần Văn Giàu

Ý nào sau đây là thế mạnh tự nhiên để xây dựng các...

Câu hỏi: Ý nào sau đây là thế mạnh tự nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Các cao nguyên đá vôi rộng lớn

B. Lượng mưa lớn và đều trong năm

C. Sông lớn chảy trên địa hình dốc

D. Địa hình chia cắt mạnh

Đáp án

C

- Hướng dẫn giải

Thế mạnh tự nhiên để xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:Sông lớn chảy trên địa hình dốc.

Đáp án C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Trần Văn Giàu

Lớp 12 Địa lý Lớp 12 - Địa lý

Video liên quan

Chủ Đề