Xướng ca vô loài tiếng anh là gì

[PL-NS]- Em TRẦN HOÀNG OANH, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, hỏi: "Nghe nói thời xưa, những người làm nghề diễn viên, ca sĩ, biểu diễn múa… đều bị mất quyền công dân, có đúng vậy không? Tại sao vậy?".

ANH PHÓ trả lời: Em Hoàng Oanh thân mến,

Em nói có phần đúng nhưng từ ngữ em dùng có lẽ không phù hợp lắm. Vì thời xưa, theo quan điểm phong kiến, không có nghề “diễn viên”, “ca sĩ”, nghĩa là những người làm công việc đó không được xếp vào những nghề nghiệp đáng quý trọng như “sĩ, nông, công, thương”. Mà phải gọi họ là “bọn phường chèo, con hát”. Đây là loại người đáng bị khinh bỉ, nên có câu ám chỉ họ là bọn “xướng ca vô loài” nghĩa là trong các loại nghề nghiệp hợp pháp, hợp đạo đức trong xã hội thì người hành nghề ca hát không đáng xếp vào loại nào cả! Cũng không thể nói là họ “mất quyền công dân” được, vì thân phận của người dân thời xưa, dưới chế độ quân chủ phong kiến, dân không có quyền và nghĩa vụ hợp pháp được pháp luật bảo hộ, bất khả xâm phạm, nên thường chỉ có thể gọi là “thần dân” thôi, chứ không dùng khái niệm “công dân” như ngày nay được.

Tôi có tìm hiểu xem tại sao số phận của người “phường chèo con hát” lại hẩm hiu đến như vậy, thì thấy trong sách Phong tục Việt Nam, nhà nghiên cứu Toan Ánh có giải thích như sau: “Xã hội ta xưa quan niệm lũ “xướng ca vô loại” là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy; anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân là ở đây; ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dù chỉ trong những lúc trình diễn” [Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1969, trang 429].

Không biết lời giải thích của nhà nghiên cứu Toan Ánh có đầy đủ, chính xác không. Nhưng có điều rõ ràng trong lịch sử nước ta đã từng có nhiều nhân vật nổi tiếng bị gian truân, khổ sở vì cái quan điểm khắt khe, cổ hủ ấy. Như trường hợp Đào Duy Từ [1572-1634] vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê - chúa Trịnh. Cùng đường bí lối, ông phải bỏ vào Nam gầy dựng sự nghiệp. Vì ông là một “nhân tài thứ thiệt” nên đã được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng, phong tước Lộc Khê Hầu; được vua Minh Mạng nhà Nguyễn truy tặng là bậc khai quốc công thần, cho thờ tại Thái Miếu. Sở dĩ Đào Duy Từ có thời kỳ lận đận ban đầu như vậy vì luật pháp thời nhà Lê [1462] có luật quy định về điều kiện dự thi của sĩ tử cả nước rằng: “Những kẻ bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa... thì dẫu học giỏi, văn thơ hay cũng không được cho vào thi [...]. Nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, thì bản thân và con cháu đều không được dự thi”. [Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Tập II, NXB Khoa học Xã hội, 1993, trang 396].

Mấy việc kể trên là chuyện đời xưa. Chứ đời nay thì khác xa rồi. Trong quyển “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển" của Trịnh Vân Thanh, NXB Văn học, 2008, có nhận xét: “Đây là một thành kiến rất xấu đối với nghề ca hát. Nhưng nay không còn nữa vì ca hát được xem là một nghệ thuật như các nghệ thuật khác” [Sđd, trang 1037]. Các nghệ sĩ có tài nghệ cống hiến xuất sắc được nhà nước phong tặng chức danh “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”...

Thân mến chào em.

[Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 1-2011]

Cửa sổ tri thức

14:31, 11/03/2012 [GMT+7]

* Quan niệm “xướng ca vô loài” dưới chế độ phong kiến bắt nguồn từ đâu và ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? [Hà Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng].

- Dưới thời phong kiến, “xướng ca vô loài” là cụm từ ám chỉ những người làm nghề ca hát với nghĩa khinh bỉ, miệt thị.

Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Phong tục Việt Nam [NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr.429] cho rằng “vô loài” liên quan tới quan niệm “vô luân” của người xưa như sau:

“Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bầy tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn”.

Tác giả Thanh Thủy trong bài viết Nguồn gốc của định kiến “xướng ca vô loài” thì cho thành ngữ này có xuất xứ từ Trung Quốc qua câu chuyện dưới đây:

Theo sử cổ Trung Hoa, Nhà Thương [1766 - 1402 TCN] về sau đổi thành Nhà Ân [1401 - 1123 TCN] với vị vua cuối cùng là Trụ Vương bị một bộ tộc khác là Nhà Châu, một nước chư hầu, lật đổ sau 643 năm trị vì thiên hạ. Dĩ nhiên, con dân Nhà Thương [Ân] phải ôm một mối hận nhà tan và mối nhục mất nước, trong khi đó thì nhóm đàn bà con gái trong làng ca nhi của Nhà Thương, vì miếng ăn, manh áo, cùng nhau tụ tập ở các tửu điếm bên sông Tần Hoài, dùng lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ cho quan quân và người của chế độ mới [tức là người của bộ tộc Nhà Châu] mà quên đi nỗi nhục nước mất, nhà tan của mình.

Làng ca nhi nầy của Nhà Thương đã làm ô nhục cho đất nước họ, một mối nhục muôn đời không gội rửa được, có lẽ vì thế mà người của Nhà Thương đã loại bỏ loại người hành nghề xướng ca nầy ra ngoài lề xã hội sinh hoạt của họ. Việc làm ô nhục của giới ca nhi nầy đã bị người đời mỉa mai, khinh bỉ. Gần 2 ngàn năm sau, đến đời Nhà Đường [618 - 907 sau Công Nguyên], thi hào Đỗ Mục đã phải viết lên bài thơ Bạc Tần Hoài, được Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch như sau:

Khói lồng nước bóng trăng lồng cát Bến Tần Hoài thuyền sát tửu gia Gái ca đâu nghĩ nước nhà

Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình

Trong đó, nguyên văn chữ Hán của hai câu sau đã được người đời nhắc nhở: Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng Hậu Đình hoa.

Theo chúng tôi, “xướng ca vô loài” có xuất xứ từ Việt Nam, bởi người Việt  theo luân lý Nho giáo, có cái nhìn rất khắt khe đối với sự “vô luân”, “vô loài” của các “bọn phường chèo” hay “con hát” ngày xưa, như nhận định của Toan Ánh. Việt Nam đã từng có nhiều nhân vật nổi tiếng bị gian truân vì quan điểm khắt khe, cổ hủ ấy. Trong đó, nổi tiếng nhất là trường hợp Đào Duy Từ [1572 - 1634] vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê - chúa Trịnh.

ĐNCT
 

Các nhà hát tư mọc lên, lập thành xóm cô đầu. Vàng thau lẫn lộn, khó mà phân biệt được con hát thật với con gái làng chơi. Từ đây trở đi người ta đồng hóa đĩ với gái làng chơi, gọi gái làng chơi là đĩ.

Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu [lầu xanh] và Hồng lâu [lầu hồng]. Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng để chỉ nơi ở của kĩ nữ. "Như vậy thì ngày nay Thanh Lâu không còn có nghĩa là nhà cao cửa đẹp mà chỉ có nghĩa là nhà kĩ nữ." [Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954], và cuối cùng trở thành:

Lầu xanh có mụ Tú bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên [Nguyễn Du, Kiều]
Lầu xanh rõ ràng đã trở thành nơi chứa gái làng chơi, gái giang hồ.
Ngảnh mặt lại lầu xanh thương những kẻ
Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan
                      [Tôn Thọ Tường, Đĩ già đi tu] 
Từ điển Génibrel [1898] và Gustave Hue [1937] cũng chép lầu xanh là maison de prostitution [nhà đĩ, nhà thổ]. 
Lầu hồng xưa kia là chỗ ở của con gái nhà giàu: 
Đêm ngày lòng những giận lòng
Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên [Kiều] 
Sau này lầu hồng cũng bị trở thành maison des chanteuses [nhà chứa con hát], và sau cùng là nhà chứa đĩ. 
Giang hồ từ thủa mười lăm,
Đến năm mười chín còn nằm trông xuân,
Xuân kia còn độ mấy lần,
Tấm thân phơi chốn bụi trần mà thương [...]
                     [Hoàng Ngọc Phách, Giọt lệ hồng lâu]
Nhà chứa đĩ thời Tây được gọi là nhà đỏ, nhà thổ. Chữ thổ không phải là chữ Hán, cũng không phải là chữ Việt. Thổ là âm của tiếng Pháp tolérance [cũng như thổ mộ là âm của tombereau]. Nhà thổ tức là maison de tolérance [nhà chứa đĩ] của Pháp. Xã hội ta thích ứng thật nhanh chóng với mọi hoàn cảnh! 
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.
Tú Xương đã nắm bắt được chuyển biến của xã hội đương thời, đưa một dịch vụ ăn khách là thổ đĩ vào văn học. 

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê] định nghĩa "nhà chứa" là nơi nuôi gái mãi dâm, tổ chức cho gái mãi dâm hành nghề, trong xã hội cũ. Đúng ra thì phải gọi là gái mại dâm [gái bán dâm], các ông đi chơi gái thì gọi là khách mãi dâm [khách mua dâm]. Nhầm lẫn người mua với người bán âu cũng là thói quen đã có từ lâu. Nhưng nếu phân biệt được chủ với khách, người cho với kẻ nhận thì vẫn hơn. Nhất là trong thời buổi nhiễu nhương có cả các cậu, các ông bán dâm cho người cùng phái.

Người Hà Nội gọi các cô gái điếm thời Tây là đượi. Có người cho rằng đượi là nói trại của đười [con đười ươi, cùng họ với khỉ, tườu] vì các cô điếm đầu tóc bù xù, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Giải thích này nghe không xuôi tai vì phần đông các cô đượi đều ăn mặc hấp dẫn, son phấn, đầu tóc chải chuốt, phi dê [frisés]. Có như vậy mới mong câu được khách chứ. Đầu bù tóc rối như đười ươi [mà đã có ai được thấy đầu tóc đười ươi chưa nhỉ?], thì đến tượng đồng đen, cột nhà cháy nó cũng chê, thì làm sao mà bán trôn nuôi miệng được? Có lẽ đượi chỉ là biến âm của đĩ mà thôi. Đọc trại với ý khinh bỉ và phân biệt. Đượi là me tây, đĩ là me ta. Đượi và đĩ còn có tên là gái ăn sương. Tên nghe khá lãng mạn, nói lên được nỗi vất vả lúc đêm khuya thanh vắng.

Kiếm ăn chung với các cô đượi là bọn ma cô [maquereau], bọn bồi xăm [chambre]. Thời Pháp còn có nhà Lục xì. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết Làm đĩ [1936] và phóng sự Lục xì [1937] nhưng tiếc rằng Tuyển tập Vũ Trọng Phụng [Văn học, 1987] không đăng những truyện này nên rốt cuộc vẫn không biết Lục xì là gì. Cái phiền của tuyển tập là vậy! Người khác chọn giùm mình. Cho đọc cái gì thì đọc cái ấy! Tra tìm trong từ điển Hán, Nôm thì không thấy Lục xì. Từ điển Gustave Hue có từ Lục xì nhưng lại không giải thích, chỉ cho biết Lục xì là một từ phon. [tôi đoán phon. là viết tắt chữ phonétique, nghĩa là đọc theo âm]. Nếu vậy thì Lục xì có thể là âm cuối của chữ syphilis [bệnh hoa liễu, còn gọi là giang mai, nôm na là bệnh lậu hay tim la]. Nhà Lục xì là nơi khám bệnh hoa liễu cho các cô điếm thời Tây.

Thực dân Pháp đem vào nước ta một loại kĩ nữ mới là vũ nữ, các cô gái nhảy, ca ve [cavalière]. Gái nhảy phải biết... nhảy đầm, không cần biết hát. Các cô hành nghề tại các đăng xinh [dancing]. Ông nào chồn chân muốn nhảy thì mua vé, chọn gái nhảy. Nhiều cô... làm thêm giờ phụ trội, nhảy cả tại phòng riêng.

Trở lại với các nàng kĩ nữ. 

Chữ kĩ ban đầu còn có nghĩa, còn được dịch là ả đào, đào hát, con nữ phường chèo. Sau này được dịch thẳng là đĩ, con gái mại dâm [Đào Duy Anh], con đĩ nhà thổ [Thiều Chửu].

Kĩ nữ và con đĩ, tuy là đồng hội đồng thuyền, cùng là xướng ca vô loài nhưng cũng được phân biệt đối xử. Những lúc hứng bốc lên dạt dào thì thi sĩ gọi bọn này là kĩ nữ nghe cho thanh tao, lãng mạn! Nói đến kĩ nữ là người ta liên tưởng đến những số phận long đong, lỡ làng. Một kĩ nữ gảy khúc tì bà đã làm xúc động ông tư mã Giang Châu. Một kĩ nữ lênh đênh trên sông Hương ngợp ánh trăng đã làm mềm lòng nhiều thế hệ: 

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say,
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
...
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt.
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi.
                   -Du khách đã đi rồi!
                       [Xuân Diệu, Lời kỹ nữ]
Người ta dễ thông cảm, xót thương cho số phận các nàng kĩ nữ và dửng dưng thậm chí khinh bỉ các nàng kĩ nữ nhập tịch Việt Nam, trở thành con đĩ bình dân! 

Thành ngữ, ca dao của ta có rất nhiều câu ám chỉ bọn gái đĩ già mồm. Sau những trận chơi cho thủng trống tầm bông, cho toác toạc toàng toang, các ông không quên núp sau lưng vợ, lên mặt đạo đức khuyên các cô làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng. 

Kẻ ít học cũng a dua nói leo vài câu vô nghĩa:

Đĩ xơ đĩ xác, đĩ xạc đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ, đĩ lặn xuống ao
Cũng có người thành thực hơn, ra mặt chê nhưng đúng hơn là ganh tị với đĩ :
Làm đĩ có tàn, có tán, có hương án thờ vua, có chuông chùa niệm Phật.
Toàn là chê, chửi, trách đĩ. Tha hồ cho sướng miệng! 
Ngày xưa người ta gọi trẻ con là thằng cu, cái đĩ. Cu là dương vật. Đĩ là gái làng chơi. Cu và đĩ mang nghĩa xấu, được mê tín ngày xưa dùng với mục đích để ma quỷ chê đứa bé, không ám hại nó. 

Ngôn ngữ hiện đại có từ kép đĩ điếm. Điếm nghĩa là cái kho, cái nhà chứa đồ. Đĩ điếm là từ kép nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là nhà chứa đĩ hay là ổ mại dâm. Gái làng chơi có thêm tên gọi tắt là gái điếm.

Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã hóa thân nàng kĩ nữ thành con đĩ, con điếm.

Người xưa đồng hóa con hát với đĩ điếm và gọi bọn này là xướng ca vô loài.

Năm 1945, bộ trưởng bộ Giáo Dục-Mĩ Thuật Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, đưa hát xướng vào chương trình bậc trung học. Hát xướng trở thành môn học bắt buộc. Xướng ca chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài.

Ngày nay nước ta có trường dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương. Đủ các bộ môn xướng ca. Nghệ sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng tuyên bố xướng ca vô loài chắc sẽ bị cả triệu người tát cho vỡ mặt.

Như vậy là nước ta hết đĩ rồi chăng? 

Hết làm sao được! Ngày nào còn các cậu, các ông lang bang, thèm của lạ thì ngày đó còn các cô, các bà làm cái nghề xưa nhất trên mặt trái đất này! Xướng ca vừa được phục hồi danh dự, được tôn vinh thì xã hội lại đẻ ra các nàng sờ nách ba [snack bar], bia ôm, mát xa [massage]... Có người mua thì có kẻ bán, còn người bán thì còn kẻ mua. Ngoạn mục thay cái đèn cù của kinh tế thị trường! 

Có điều lạ và bất công là phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kĩ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có kĩ nam mà còn có cả kĩ sư ! Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kĩ sư là... bậc thầy của đĩ ! Chữ kĩ [bộ thủ] của kĩ sư viết khác chữ kĩ [bộ nữ] của kĩ nữ. Kĩ sư là người có tài năng, chuyên về một kĩ thuật gì.

Các cô kĩ nữ, các ông kĩ nam tân thời có tên gọi đáng yêu là ca sĩ. Sĩ này được trọng vọng hơn cả sĩ của "Sĩ, nông, công, thương". Thần tượng của vô số người. Dưới ánh đèn mờ, khói thuốc âm u, nhạc dìu dặt, mơ màng nghe các cô hát, các cô ca, các cô la, thỉnh thoảng được ngắm một cái ngoáy, một cái ưỡn thì chao ôi...xướng ca quả là sướng quá!

Nguyễn Dư 
[Lyon, 3/2003]

Video liên quan

Chủ Đề