Xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn đỏ

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng. 

Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng [Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt vượt đèn đỏ với xe máy, xe mô tô

Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:

Quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo].

Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng].

Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng [Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng [điểm đ khoản 2 Điều 8]. 

Người đi bộ vượt đèn đỏ

Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 - 100.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 9].

Vượt đèn vàng, người tham gia giao thông cũng có thể bị xử phạt 

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000đ [Điểm c Khoản 1 Điều 8].

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6].

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo] hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 1 - 3 tháng hoặc 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng [Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6]./.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022], tùy vào loại phương tiện điều khiển mà hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông [vượt đèn đỏ, đèn vàng không đúng quy định] sẽ bị xử phạt như sau:

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo điểm đ khoản 2 điều 8.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu giao thông theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ. Mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển xe đạp điện được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử lí vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt đường sắt.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Contents

Quy định về người điều khiển xe đạp điện

Khoản 1 điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa:

Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.“

Mà khoản 1 điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 liệt kê hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm cả tín hiệu giao thông. Trong đó, có đèn đỏ là báo hiệu các phương tiện tham gia giao thông không được đi tiếp.

“Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

b] Tín hiệu đỏ là cấm đi;

Như vậy, người điều khiển xe đạp điện khi gặp đèn đỏ không được đi tiếp, mà phải dừng xe theo đúng quy định của pháp luật.

Mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử lí vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định tại điểm đ khoản 2 điều 8:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Như vậy, người lái xe đạp điện vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền 150 nghìn đồng.

Quy định về đăng ký biển số xe

Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài

Xe kinh doanh vận tải không đổi sang biển vàng có bị phạt?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Chủ Đề