Xây dựng văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp

Văn hóa của một tổ chức bao gồm những thói quen, tập quán, lòng tin, giá trị trong tổ chức ấy. Quản lý cần xác định và tạo văn hóa chất lượng cần thiết để tạo sự thành công của tổ chức.

1. Chiến lược cạnh tranh chất lượng

Hai chiến lược giúp một tổ chức đạt được sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường:

Chiến lược công nghệ là phát triển công nghệ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các công nghệ này có thể là công nghệ phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có hay công nghệ về các quá trình và công cụ có chất lượng. Chiến lược văn hóa là chiến lược thúc đẩy văn hóa trên hoạt động tổ chức, liên tục xem chất lượng là mục tiêu chính yếu để từ đó đạt thế cạnh tranh về chất lượng.

2. Văn hóa chất lượng

A, Văn hóa tổ chức

Văn hóa của một tổ chức bao gồm những thói quen, tập quán, lòng tin, giá trị trong tổ chức ấy. Quản lý cần xác định và tạo văn hóa cần thiết để tạo sự thành công của tổ chức.

Miller [1984] đã xác định 8 giá trị cơ bản của tổ chức thúc đẩy lòng trunng thành, năng suất và sáng kiến của nhân viên:

  • Mục đích: viễn cảnh của tổ chức được phát biểu theo sản phẩm và lợi ích cho khách hàng.
  • Đồng thuận trong ra quyết định.
  • Môi trường nâng cao kiến thức.
  • Sự thống nhất về sự tham gia và làm chủ công việc của nhân viên.
  • Hiệu suất công việc cá nhân và nhóm
  • Quản lý theo sự kiện và phương pháp khoa học
  • Chia sẻ kiến thức, cảm giác, nhu cầu một cách cởi mở.
  • Sự liêm chính của quản lý

Hệ thống Quản lý chất lượng- Văn hóa chất lượng là gì

Miletich [1977] đã mô tả 7 thước đo văn hóa tổ chức ở công ty Honeywell Space Systems, bao gồm định hướng rủi ro, quan hệ con người, thông tin, sự động viên khuyến khích, lãnh đạo, cấu trúc tổ chức, định hướng tổ chức. Với mỗi thước đo, công ty xác định, phân tích đo lường hiện trạng, xác định trạng thái mong muốn, xác định khoảng cách, từ đó đề ra các giải pháp cải tiến nhằm cải tiến văn hóa, quản lý chất lượng của công ty.

B, Văn hóa chất lượng

Văn hóa chất lượng là một bộ phận văn hóa của tổ chức, là những thói quen, tập quán, lòng tin, và giá trị liên quan đến chất lượng. Về chất lượng, có văn hóa tiêu cực như thói quen che dấu lỗi lầm, khuyết tật, hay văn hóa tích cực như cố gắng làm thỏa mãn khách hàng.

Theo Cameron và Sine [1999] đề xuất 4 mức văn hóa chất lượng ở một tổ chức:

  • Không chú trọng chất lượng
  • Phát hiện sai lầm
  • Phòng ngừa sai lầm
  • Sáng tạo chất lượng

Mức văn hóa chất lượng càng cao, hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức càng hiệu quả trong sản xuất sản phẩm có chất lượng. Mức văn hóa chất lượng có thể thay đổi, nâng từ mức thấp lên mức cao với các yếu tố tác động quan trọng sau:

  • Mục tiêu và đo lường mức độ đạt mục tiêu
  • Bằng chứng lãnh đạo
  • Tự phát triển và trao quyền
  • Sự tham gia
  • Khen thưởng và công nhận

Lộ trình thay đổi hay nâng mức văn hóa chất lượng được thực hiện bởi việc tích hợp các phương pháp, công cụ như hoạch định chiến lược, chất lượng, các hoạt động quản lý chất lượng ở các bộ phận, các tổ chức nhóm chất lượng. Mặt khác, tình trạng tự kiểm soát là điều kiện tiên quyết để đạt được văn hóa chất lượng.

Ảnh minh họa: tuoitre.com.vn.

Khái niệm văn hóa chất lượng

Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa chất lượng [VHCL]: VHCL là tất cả mọi người trong tổ chức [không chỉ những người kiểm soát chất lượng] chịu trách nhiệm về chất lượng, là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và liên tục cải tiến chất lượng, là mọi thành viên [từ người học đến cán bộ quản lý], mọi tổ chức [từ các phòng ban đến các tổ chức đoàn thể] đều biết công việc của mình thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy1. VHCL là hoạt động bảo đảm chất lượng được gắn với cuộc sống thường nhật của cơ sở đào tạo và được xem là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong cộng đồng học thuật, cán bộ, nhân viên [cả về chuyên môn lẫn hành chính] và các học viên, sinh viên2. Theo GS. Mai Trọng Nhuận: “VHCL là thói quen làm cho mọi việc có chất lượng”3.

Đặc điểm của VHCL trong cơ sở giáo dục là gắn kết cá nhân với tập thể, trong đó vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển VHCL là rất quan trọng. VHCL là một hệ thống của văn hóa tổ chức mà ở đó tất cả mọi thành viên, tổ chức đều biết, hiểu những yêu cầu về chất lượng đối với công việc, tự giác thực hiện để đáp ứng những yêu cầu chất lượng. VHCL hướng đến việc bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng, hướng đến sự hài lòng của các bên liên quan.

Vai trò của VHCL trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng [ĐTBD] cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC]

Một là, xây dựng VHCL sẽ giúp cơ sở ĐTBD CBCCVC định hướng rõ tầm nhìn và chiến lược phát triển phù hợp, định rõ vị thế của tổ chức.

Hai là, mọi thành viên [lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và học viên] và các tổ chức, đơn vị trong cơ sở ĐTBD CBCCVC đều tuân theo các giá trị, chuẩn mực, quy trình và cam kết hướng đến chất lượng với tinh thần tự giác, tự nguyện, tin tưởng, hợp tác, chia sẻ, chịu trách nhiệm và luôn sáng tạo để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Ba là, VHCL nhấn mạnh sự cải tiến liên tục các quá trình hoạt động của tổ chức, thúc đẩy môi trường làm việc đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của khách hàng – một khía cạnh giúp tổ chức thành công.

Bốn là, xây dựng VHCL giúp cơ sở ĐTBD dễ dàng thích ứng với những thay đổi của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế; thể hiện rõ cam kết chất lượng với xã hội; hình thành môi trường quản lý chất lượng; có định hướng rõ ràng trong việc phát triển nguồn nhân lực… VHCL là nền tảng và động lực để cơ sở ĐTBD CBCCVC duy trì và nâng cao chất lượng, đồng thời đây cũng chính là tầm nhìn mang bản sắc riêng và uy tín riêng của tổ chức và người đứng đầu tổ chức đó.

Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển VHCL tại các cơ sở ĐTBD CBCCVC

Xây dựng VHCL thực chất là thiết lập một hệ thống môi trường cho các hoạt động có chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng của cơ sở ĐTBD CBCCVC. Mỗi cơ sở ĐTBD CBCCVC dù có ý thức hay không cũng cần xây dựng cho được một số đặc trưng văn hóa riêng biệt trong quá trình tổ chức giảng dạy, học tập và quản lý. Việc xây dựng VHCL một cách chủ động, với tư cách một nội dung trong công tác lãnh đạo, quản lý, thực sự có tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong tổ chức, tác động đến chất lượng dạy và học… Chính vì vậy, phải coi trách nhiệm của các nhà quản lý, trước hết vai trò của người đứng đầu là đặc biệt quan trọng.

Xây dựng và phát triển VHCL tại cơ sở ĐTBD CBCCVC giúp hình thành ý thức tự giác làm việc hướng tới mục tiêu chất lượng, vì chất lượng, xuất phát từ người đứng đầu cho tới mỗi thành viên trong tổ chức. Xây dựng và phát triển VHCL bảo đảm mọi người hình thành và phát triển nhận thức, niềm tin, trách nhiệm trong mỗi hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, mỗi cá nhân, góp phần xây dựng tổ chức, nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức trong khu vực và trên thế giới, đây là hoạt động mang tính hệ thống, lâu dài và liên tục.

Xây dựng và phát triển VHCL giúp mọi thành viên thấu hiểu những việc cần làm và cố gắng làm mọi việc đúng ngay từ đầu, đúng vào mọi thời điểm, phù hợp với bản chất của quản lý chất lượng tổng thể. Xây dựng được VHCL đồng nghĩa với việc mọi thành viên, mọi tổ chức đều biết công việc của mình theo kế hoạch sẽ được cải tiến và nâng cao chất lượng như thế nào; đều tham gia thực hiện mục tiêu kế hoạch với tinh thần tích cực, chủ động và tự giác; đồng thời, tham gia đầy đủ vào quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hướng tới sự hài lòng của các bên liên quan tới quá trình ĐTBD.

Xây dựng và phát triển VHCL là một trong những giải pháp chiến lược nhằm giúp các cơ sở ĐTBD giải quyết những tồn tại, bất cập về chất lượng hiện nay để phát triển và hội nhập, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ĐTBD CBCCVC nhằm phục vụ quá trình đổi mới và hoàn thiện nền hành chính nhà nước, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển, hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa nói chung và VHCL nói riêng ở mỗi cơ sở ĐTBD CBCCVC. Lĩnh vực VHCL đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu, với sự ra đời của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, yếu tố văn hóa chính thức được sử dụng để đánh giá chất lượng ở các trường đại học. Tuy nhiên, ở cả góc độ lý luận và thực tiễn, cũng như khung pháp lý về VHCL của cơ sở ĐTBD CBCCVC vẫn là chủ đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải đầu tư nghiên cứu để làm rõ khái niệm, nội hàm, các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng đến VHCL, mô hình VHCL…

Một số giải pháp xây dựng văn hóa chất lượng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Một là, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức, người lao động về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển VHCL tại các cơ sở ĐTBD CBCCVC.

Hai là, xây dựng mô hình VHCL và các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển VHCL của ĐTBD CBCCVC đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành có liên quan.

Ba là, thiết lập quy trình xây dựng và phát triển VHCL tại ĐTBD CBCCVC.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách bảo đảm chất lượng và hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng của đơn vị.

Năm là, xây dựng cơ chế, chính sách thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng và phát triển VHCL tại đơn vị.

Sáu là, thực hiện thường xuyên, liên tục công tác cải tiến VHCL và thiết lập hệ thống thông tin quản lý, chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại để bảo đảm VHCL của đơn vị.

Chú thích:
1. Lê Đức Ngọc. Xây dựng văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 36/2008.
2. Richard Lewis. Báo cáo tham luận “Quality Culture Basic concepts” tại Hội thảo: Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và văn hóa chất lượng trường đại học do Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục tại TP. Vinh tháng 2/2012.
3. Xây dựng văn hóa chất lượng trong ĐHQGHN. //vnu.edu.vn, ngày 16/4/2011.
Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2. Ehlers, U. D. [2009], Understanding quality culture, Quality in Higher Education.
3. Lê Đức Ngọc. Xây dựng văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 36/2008.
4. John A. Woods [1996]. The Six values of a Quality culture. //matlesiouxx.free.fr/Cours/HKU/Courses/CSIS0404/Lecture%201/QualityCulture.pdf. 5. Edgar Schein [2018]. Organizational culture and Leadership, Third Edition, Jossey-Bass.

6. Nguyễn Đình Phan. Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức. H. NXB Giáo dục, 2005.

ThS. Vũ Thị Kim Tuyết
Học viện Hành chính Quốc gia

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề