Biết rồi khổ lắm nói mãi là câu nói cửa miệng của một nhân vật trong tác phẩm của nhà văn nào

 Một đời văn chỉ một thành công sáng tạo nghệ thuật như thế đã đủ muôn đời bất hủ ở cõi nhân gian. Nhưng "Số đỏ" không chỉ có thế. Cho đến nay, nó là tác phẩm độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại xét về mặt thể loại. "Số đỏ" có giá trị của một sự cách tân thể loại đối với tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

 "Số đỏ" xuất hiện lần đầu năm 1936, khi mà tiểu thuyết Việt Nam - nếu tính cái mốc từ "Tố Tâm" của Song An Hoàng Ngọc Phách [1925] - đã có hơn mười năm phát triển, đã trải qua giai đoạn "tiểu thuyết Tự lực văn đoàn" và đến khi đó vẫn tiếp tục tự định hình. Nhưng vượt lên các tác phẩm có trước và cùng thời, "Số đỏ" khẳng định mình là cuốn tiểu thuyết có tính chất tiểu thuyết nhất. Đóng góp cách tân thể loại của "Số đỏ" là trên hai phương diện: Cách xây dựng nhân vật và thủ pháp tiếng cười.

Vở kịch "Số đỏ" lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng trên Sân khấu Phú Nhuận, TP HCM

 Xuân tóc đỏ là nhân vật tiểu thuyết thứ nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Thứ nhất theo nghĩa nó là nhân vật được xây dựng có độ dư của tính người. Độ dư này không có ở con người hoàn tất trọn vẹn, nó tuyệt đối ngang bằng với chính bản thân mình… So với các nhân vật trong nhiều cuốn tiểu thuyết khác cùng thời và về sau, Xuân tóc đỏ đích thực là nhân vật của tiểu thuyết. Nó quả đã lớn hơn số phận của mình, đã đùa giỡn với mọi số phận và hiện thân trong mọi địa vị nhưng vẫn không cạn hết mình. Nó lại có phát kiến tư tưởng và phát kiến ngôn ngữ riêng, làm thay đổi tính chất hình tượng của nó. Thành công của Vũ Trọng Phụng ở đây đã làm nhiều nhà nghiên cứu lúng túng khi xác định tính chất điển hình của nhân vật Xuân tóc đỏ. Không thể và không nên quy Xuân tóc đỏ vào một loại đại diện cho một giai cấp, tầng lớp nào đó - nó là một con người thời đại đặc trưng cho cái hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó.

"Số đỏ" thể hiện chính xác tính chất quá độ giữa hai thời đại, nhưng theo một cách nghịch lý: Sự quá độ này không đẻ ra những anh hùng khổng lồ thời Phục hưng như trong tác phẩm "Gácgăngchuya" và "Păngtagruyen" của Rabơle, mà nhào nên một anh hề tự xưng hùng tên là Xuân tóc đỏ. Nghịch lý đó là biểu hiện thiên tài của Vũ Trọng Phụng.

  "Số đỏ" thường được gọi là tiểu thuyết hoạt kê. Bước đường công danh của Xuân tóc đỏ đầy những ngẫu nhiên, bất ngờ, vượt ra ngoài mọi suy tính dự đoán của cả nhân vật và độc giả, luôn phơi bày ra những trạng huống cười. Tiếng cười ở đây do chính tình thế của nhân vật gây nên, nhưng lại là công cụ để nhà văn biến nhân vật của mình thành nhân vật tiểu thuyết. Tiếng cười đưa một động thái mới vào hình tượng con người trong tiểu thuyết - động thái của sự không tương xứng và không ăn khớp giữa các yếu tố của hình tượng. "Số đỏ" dừng lại ở nấc thang Xuân tóc đỏ đã một bước lên địa vị bậc anh hùng cứu quốc, nhưng câu chuyện vẫn còn có thể  kéo dài ra được mãi bởi vì nhân vật đã tụ dồn, đã sống đời sống của riêng nó.

 Sáng 22/10, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng. Nói về những đóng góp to lớn của Vũ Trọng Phụng cho nền văn học nước nhà, nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: "Với 7 phóng sự, được phong tặng danh hiệu "Vua phóng sự đất Bắc", ông vạch ra bao nhiêu tệ nạn, đó là cờ bạc ["Cạm bẫy người"], mãi dâm ["Lục sì", "Làm đĩ"], lấy Tây [trong "Kỹ nghệ lấy Tây"]… Những tệ nạn này cho đến bây giờ vẫn là vấn đề nóng trong xã hội nên có thể nói tác phẩm của ông có tính chất vĩnh cửu". Tại buổi lễ, lần đầu tiên các ấn phẩm của Vũ Trọng Phụng, bao gồm cả những bản viết tay được trưng bày giới thiệu đến độc giả.

Hồng Hạnh

Tiếng cười trong "Số đỏ" còn tạo một lợi thế cho nhà văn: Hạ các tầng lớp thượng lưu xuống mức "bình dân hóa" và nâng lên mức "thượng lưu hóa" các tầng lớp bình dân để đạt mục đích châm biếm, trào lộng. Con đường đời của Xuân tóc đỏ từ một đứa bé nhặt banh sân quần, đến tột đỉnh là anh hùng cứu quốc trên sân quần - những may mắn tình cờ này của một kẻ hạ lưu trong đám thượng lưu được kể ra như đùa cợt, chọc bỡn, rất khó tin mà chấp nhận được là nhờ ở hiệu quả hài hước. Có một cái gì tương tự nhau trong số phận của Xuân tóc đỏ và Trạng Lợn, cả hai nhân vật đều gây cười do cái vẻ bất nhất trong ngoài của mình. Cố nhiên Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết, nên những tình thế hài mà Xuân tóc đỏ lâm vào đã tạo điều kiện cho ông dựng nên những chân dung, những tính cách khác không kém phần sắc sảo và điển hình. Trước con mắt của Xuân tóc đỏ là một xã hội điên đảo, nhố nhăng, cái xã hội như thế ngang tầm với bản chất nó và nó cũng là sản phẩm của cái xã hội đó. Đấy là cái nhìn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đối với hiện thực đương thời ông và ông đã lấy cái cười xếp ngang hàng mọi người với nhau để xem hiện thực ấy nhào nặn nên con người như thế nào. Kết quả: một điển hình bất hủ hiện ra và lừng lững tồn tại - Xuân tóc đỏ.

 Sự xuất hiện của "Số đỏ" trong văn học công khai giai đoạn 1930 - 1945 vừa có tính đồng loại vừa có tính riêng biệt so với các tác phẩm khác. Đồng loại ở việc khai thác những mâu thuẫn của cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến: nông dân - địa chủ, trí thức - tư sản, nông thôn - thành thị. Riêng biệt ở chỗ "Số đỏ" tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Và Vũ Trọng Phụng đã thành công xuất sắc, đã để lại một sự cách tân thể loại quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiếc là do ông mất sớm, sự cách tân này chưa được tiếp tục phát triển. 

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.[1]

Số đỏ

Bản in đầu tiên của Số đỏ, 1936

Thông tin sáchTác giảVũ Trọng PhụngQuốc gia
Liên bang Đông Dương
Việt Nam [Tái xuất bản sau năm 1987]Ngôn ngữTiếng ViệtBộ sách1Thể loạiTiểu thuyết trào phúngNgày phát hành1936

Cho đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước [Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia].

Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lý lịch trước kia rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động "hy sinh vì tổ quốc của mình", được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.

  • Xuân Tóc Đỏ: nhân vật chính của truyện, 1 đứa bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt.
  • Cụ cố tổ: Một ông lão 80 tuổi, có gia sản lớn nên con cháu ai cũng muốn ông chết để chiếm gia tài.
  • Cụ cố Hồng: Một ông lão gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già. Ông có câu nói nổi tiếng đã đi vào đời sống: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!".
  • Bà Phó Đoan: Một người đàn bà lấy chồng Tây, đã 2 đời chồng và cực kì dâm đãng nhưng lúc nào cũng tỏ ra là 1 quả phụ gương mẫu.
  • Cậu Phước: Con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, lúc nào cũng chỉ biết nói: "Em chã, em chã".
  • Văn Minh: Con trai cụ cố Hồng, chủ tiệm may Âu Hóa, ỷ mình đi du học Pháp nên lúc nào cũng muốn cải cách xã hội mặc dù không có bằng cấp gì cả.
  • Cô Hoàng Hôn: Con gái cụ cố Hồng, đã có chồng nhưng vẫn thường xuyên ngoại tình.
  • Ông Phán mọc sừng: Chồng cô Hoàng Hôn, một người đàn ông có vợ ngoại tình nhưng bất lực.
  • Cô Tuyết: Con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
  • Cậu Tú Tân: con trai cụ Cố Hồng, [tú tân tham danh, ý muốn nói là đỗ tú tài nhưng thực chất thi mãi vẫn không đỗ].
  • Ông Tuýp-phờ-nờ [TYPN - Tôi Yêu Phụ Nữ] người thiết kế thời trang của tiệm Âu Hóa, đưa ra những mẫu quần áo tân thời
  • Đốc tờ Trực Ngôn
  • Joseph Thiết
  • Bà Văn Minh
  • Cụ bà vợ cố Hồng
  • Số đỏ [phim, 1990]
  • Trò đời [phim truyền hình], 2013, có kết hợp với 02 tác phẩm phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng: Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây]
  • Số đỏ [phim điện ảnh, 2021][2]

Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:

Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào "Âu hóa", "thể thao", "giải phóng nữ quyền" đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh "văn minh", "tiến bộ", "cải cách xã hội" mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống...Số đỏ tuy chỉ tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt-đây là một hạn chế - song tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị thời sự và có tính chiến đấu rõ rệt...Tuy nhiên, sự phản ánh hiện thực của Số đỏ có rộng song chưa thật sâu. Trong khi lật mặt bọn bịp bợm giả danh "bình dân", ít nhiều nhà văn vẫn để lộ cái nhìn miệt thị đối với quần chúng lao động. Quan điểm sinh lý thô bạo - ảnh hưởng của học thuyết Phrơt- khi giải thích "cái dâm của loài người" và sự miêu tả có phần sống sượng đây đó, cũng hạn chế chiều sâu nhận thức và sức tố cáo của tác phẩm.[3]

  1. ^ Zinoman, Peter. "Vũ Trọng Phụng's Dumb Luck and the nature of Vietnamese modernism." Introduction to Dumb Luck. Vũ Trọng Phụng. Translated by Nguyen Nguyet Cam and Peter Zinoman. Ann Arbor: University of Michigan Press, 2002. ISBN 0472068040.
  2. ^ Mi Ly [ngày 25 tháng 3 năm 2020]. “Phan Gia Nhật Linh đưa 'Số đỏ' lên màn ảnh rộng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ Từ điển văn học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, tập II, 1984, trang 307

  • When tradition and modernity knock heads, bài bình "Dumb Luck" tại báo Los Angeles Times
  • Vietnamese literature praised in US

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Số_đỏ&oldid=68353407”

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề