Xã Tân Hiệp B có bao nhiêu áp?

Bạn đang xem thông tin Bán Đất Xã Đại Đồng Tân Hiệp Kiên Giang năm 2023 trên Homedy.com – Nền tảng kết nối bất động sản số 1 Việt Nam. Chúng tôi kết nối những người cần mua và cần Bán Đất Xã Đại Đồng Tân Hiệp Kiên Giang với thông tin giá cả chính xác, nhanh nhất và đầy đủ nhất.

Ngoài ra Bất động sản Homedy còn hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc các thông tin tiện ích về Đất Xã Đại Đồng Tân Hiệp Kiên Giang cũng như thông tin BDS ở nhiều khu vực khác.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá Bán Đất Xã Đại Đồng Tân Hiệp Kiên Giang có nhiều thay đổi bạn nên xem thông tin giá cả chi tiết các tin rao bên trên nhé!

Tân Hiệp là huyện của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; Nam giáp huyện Giồng Riềng; Đông giáp huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ; Tây giáp huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 9 xã là: Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hiệp B, Tân Hiệp, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị.

Huyện Tân Hiệp là nơi duy nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long có đền thờ Quốc tổ Hùng Vương. Đền tọa lạc tại ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, do những người dân từ miền Bắc di cư vào Nam xây dựng năm 1957. Hàng năm đến ngày 10-03 âm lịch, những người dân quanh vùng dù đi đâu xa vẫn về bái vong linh tổ tiên. Năm 2005, đền đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư trên 3 tỷ đồng nhằm tôn tạo, mở rộng diện tích ngôi đền từ 2.000m2 hiện có lên trên 10.000m2 vào năm 2006.

Tân Hiệp có diện tích đất tự nhiên 41.933 ha. Trong đó, có khoảng 36.186 ha đất ruộng, có thể sản xuất 2 vụ/năm; đất vườn chiếm 1.732,86 ha; đất ao 400 ha; đất thổ cư 1.327 ha; đất chuyên dùng: 2.449,17 ha. Huyện có địa hình đồng bằng và hệ thống kinh chằng chịt. Hàng năm bị lũ chi phối từ tháng 8 đến hết tháng 11 nên đất luôn có được lượng phù sa màu mỡ bồi đắp.

Huyện Tân Hiệp được thành lập sau ngày 30-04-1975 trên cơ sở tách ra từ quận Kiên Thành thời Việt Nam Cộng Hoà, bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 5 xã: Tân Hội, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B,  Thạnh Đông A, Thạnh Đông B.

Ngày 18-03-1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Thạnh Trị trên cơ sở 4.117,56 ha diện tích tự nhiên và 10.294 nhân khẩu của xã Thạnh Đông A; thành lập xã Thạnh Đông trên cơ sở 5.438,06 ha diện tích tự nhiên và 15.169 nhân khẩu của xã Thạnh Đông B.
Ngày 14-11-2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 84/2001?NĐ - CP, thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 3.386,31 ha diện tích tự nhiên và 10.443 nhân khẩu của xã Tân Hội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Tân Thành, xã Tân Hội còn lại 4.390,63 ha diện tích tự nhiên và 12.859 nhân khẩu.

Ngày 08-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị Định 11/2004/NĐ - CP, thành lập xã Tân An trên cơ sở 3.415,50 ha diện tích tự nhiên và 8.234 nhân khẩu của xã Tân Hiệp A. Sau khi thành lập xã Tân An, xã Tân Hiệp A còn lại 3.801,40 ha diện tích tự nhiên và 13.153 nhân khẩu. Cuối năm 2004, huyện Tân Hiệp có thị trấn Tân Hiệp và 9 xã là: Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hiệp B, Tân Hiệp, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị.

Ngày 07-02-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, điều chỉnh 434,71 ha diện tích tự nhiên và 1.232 nhân khẩu của xã Thạnh Đông, 2.671,19 ha diện tích tự nhiên và 13.233 nhân khẩu của xã Thạnh Đông B về thị trấn Tân Hiệp quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Tân Hiệp có 3.217,20 ha diện tích tự nhiên và 19.929 nhân khẩu, xã Thạnh Đông còn lại 5.010,83 ha diện tích tự nhiên và 16.885 nhân khẩu, xã Thạnh Đông B còn lại 2.871,16 ha diện tích tự nhiên và 8.180 nhân khẩu.

Ngày 07-01-2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang họp kỳ thứ 22, thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính ở một số huyện trong tỉnh. Theo đó, cắt 3.524,87 ha diện tích tự nhiên và 8.566 nhân khẩu của xã Tân Hiệp B để thành lập xã Tân Hoà thuộc huyện Tân Hiệp. Xã Tân Hoà có 4 ấp là Tân Phát B, Tân Hoà B, Tân Hà B và Tân Thành. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban Nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Huyện Tân Hiệp nằm trên quốc lộ 80, là cửa ngõ vào trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý này giúp Tân Hiệp có thể tận dụng lợi thế và phát huy các nguồn lực ở địa phương. Những năm qua, huyện đã duy trì tốc độ tăng trưởng 14,9%/năm, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2010, Tân Hiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 16%/năm, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển các lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, gia công, các ngành nghề ở nông thôn, phát triển thương mại - dịch vụ, như cung ứng sản xuất, vật liệu xây dựng, dịch vụ thu hoạch và bảo quản, xử lý sau thu hoạch, đồng thời ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất công - nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Huyện cũng đang xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị mới, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc và chế biến nông, thủy sản ở địa phương.

Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện. Những năm qua, huyện đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp trên cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Quý I/2009, huyện thu hoạch lúa đông xuân [2008 - 2009] với diện tích 36.168 ha, năng suất 8,25 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay, chi phí sản xuất giảm là nhờ áp dụng tốt các biện pháp khoa học - kỹ thuật, lãi trong sản xuất đạt khoảng 50%, trong đó có 2.660 ha lúa có hợp đồng với các công ty bao tiêu sản phẩm. Ngoài cây trồng chính là lúa, trong thời gian qua, một số hộ dân huyện Tân Hiệp đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghiệp - bán công nghiệp. Hiện trên toàn huyện có 731,3 ha, trong đó nuôi trên ruộng lúa 500 ha, nuôi cá tra công nghiệp được 31,3 ha…

Mô hình kinh tế Hợp tác xã ngày một phổ biến ở huyện. Hiện nay, toàn huyện Tân Hiệp có khoảng 44 hợp tác xã nông nghiệp. Nội dung hoạt động của các hợp tác xã được đổi mới đáng kể theo hướng quản lý lịch thời vụ, dịch vụ bơm tưới, tín dụng, cung ứng vật tư nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo nhu cầu của xã viên, không cầu toàn. Vì vậy mà người dân an tâm gắn bó với hợp tác xã.

Nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh An Giang, hằng năm, huyện Tân Hiệp thường xuyên bị ngập nước từ tháng 8 - 11. Để có thể “sống chung với lũ” Tân Hiệp đã xây dựng được một hệ thống kinh thủy lợi chằng chịt với 5 tuyến kinh trục [xáng Tân Hội, xáng Cái Sắn, xáng Trâm Bầu, kinh KH1 va kinh đòn dông Tân Hiệp A – Tân Hiệp B] và 49 tuyến kinh ngang thành ô bàn cờ. Trên 97% các tuyến kinh trục – kinh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 82% phát triển thành lộ giao thông. Hầu hết các tuyến kinh cuối nguồn, kinh 600 m đã được các xã – thị trấn vận động nhân dân tiến hành nạo vét, đảm bảo tốt công tác phục vụ thủy lợi nội đồng.

Năm 2004, nhân dân Tân Hiệp đã đóng góp tiền của cùng với chính quyền xây dựng cầu Tân Hiệp, bắt qua kênh Cái Sắn, trên quốc lộ 80. Cầu dài 224,5 m; rộng 3 m; độ thông thuyền 9 m, do Công ty Cơ khí An Giang thi công. Kết cấu móng bê tông cốt thép, tải trọng 5 tấn, vốn 4,8 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 50%. Đây là cây cầu có vị trí giao thông rất quan trọng, hàng ngàn lượt người qua lại mỗi ngày, là đầu mối giao thông tới thành phố Rạch Giá, tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Trong năm 2008, toàn huyện đã hoàn thành cơ bản đầu tư cơ sở kỹ thuật hạ tầng thiết yếu của 12 cụm dân cư vượt lũ trên địa bàn 10 xã thị trấn, tổng số vốn đầu tư gần 74 tỷ đồng. Diện tích 12 cụm dân cư vượt lũ hơn 42 ha,  tổng số nền quy hoạch hơn 2.000 căn hộ, trong đó có gần 1.200 nền cho dân bị ngập lũ và 820 nền sinh lợi. Hiện có gần 1.160  nền đã xét cấp cho các đối tượng, đạt tỷ lệ 97,15%;  910 hộ đã vào ở và 125 hộ đang dựng vách nhà, đạt tỷ 86,76%. Trên các cụm dân cư vượt lũ đã xây dựng được gần 13.500 m đường giao thông bằng bê tông cốt thép, gần 22.400 m hệ thống thoát nước; xây dựng 2 trạm cấp nước, 32 giếng khoan bơm tay, 1 chợ kiên cố [tại cụm xã Tân Thành] 1 chợ tạm [tại cụm xã Thạnh Đông], trồng mới được gần 6.000 cây xanh, xây dựng mới 1 trường tiểu học, 3 nhà trẻ, mẫu giáo, 2 trung tâm văn hoá thể thao và 1 trạm y tế.

Trong năm 2008 nhiều cơ sở y tế trên địa bàn huyện Tân Hiệp đã được xây dựng, nâng cấp và sửa chữa, như: xây dựng mới và đưa vào sử dụng trạm y tế Thạnh Đông B; nâng cấp sửa chữa đưa vào sử dụng các trạm y tế các xã: Tân Hiệp A, Tân thành. Huyện cũng đã xin chủ trương xây dựng mới trạm y tế xã Tân Hiệp B, hiện đang sửa chữa trạm y tế Thị Trấn Tân Hiệp và nâng cấp phân trạm y tế xã Thạnh Trị.

Trong năm 2008, huyện đã xây dựng 7 chi hội Đông y với 110 hội viên, 6 Chi hội Dưỡng sinh với 180 hội viên sinh hoạt đều đặn...Kết quả trong năm đã khám trên 210 ngàn lượt và hốt hơn 346 ngàn thang thuốc nam, bắc; ngoài ra còn áp dụng khám và chữa bệnh bằng phương pháp đông y châm cứu và vật lý trị liệu cho trên 135 ngàn lượt người. Đặc biệt tổ chức bếp ăn từ thiện trên 01 tỷ đồng và cấp thuốc miễn phí trị giá 1,45 tỷ đồng. Năm 2009, Hội Đông y huyện phấn đấu đạt 100% các xã, thị trấn đều có chi hội Đông y và chi hội Dưỡng sinh.

Chủ Đề