Vụ suny là gì

Vụ việc tố cáo, kiện tụng nhau giữa CTCP đầu tư Sunny Island và CTCP Quốc Cường Gia Lai [QCG] đang làm nóng dư luận ở Tp.HCM và đang chờ đợi sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Một doanh nghiệp “không tên tuổi”

Phía Sunny Island cho rằng QCG có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền 2.882 tỷ đồng liên hợp đồng hứa mua, hứa bán giữa hai doanh nghiệp [DN] này tại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Phước Kiển [diện tích 90,65 ha].

Từ khi thành lập vào tháng 2/2017 cho đến nay, thông tin cho thấy Sunny Island chỉ gắn với vụ kiện tụng với Quốc Cường Gia Lai quanh dự án bất động sản Bắc Phước Kiển.

Trong khi đó, phát biểu mới đây trước báo giới, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai, lại khẳng định phía Sunny Island vu khống nhằm trì hoãn phiên xử trọng tài VIAC [Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam], hình sự hóa vấn đề, mục đích để ngăn VIAC không được phán xử, trốn tránh trách nhiệm từ sự vi phạm hợp đồng trước QCG.

Chuyện đúng sai giữa hai bên sẽ chờ các cơ quan pháp luật phân giải. Nhưng, điều mà dư luận cũng quan tâm là Sunny Island đang hoạt động như thế nào, tầm cỡ ra sao, ông chủ thực sự là ai.

Nếu gõ từ khoá “Dự án của Sunny Island” hay “Dự án bất động sản của Sunny Island” trên công cụ tìm kiếm Google thì mỏi mắt cũng không hề thấy bất cứ dự án nào, ngoại trừ những thông tin kiện tụng qua lại giữa Sunny Island và QCG quanh dự án Bắc Phước Kiển.

Còn tìm hiểu sâu thêm thông tin thì chỉ biết rằng đây là DN “không có tên tuổi” trên thị trường bất động sản, trụ sở hiện đặt ở đường Phổ Quang, quận Tân Bình [Tp.HCM] chỉ với vỏn vẹn 8 lao động, người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc từ tháng 12/2021 là ông Trần Tuấn Vinh [sinh năm 1980], thay thế ông Phạm Ngọc Phong Anh [sinh năm 1990].

Trước đó, từ khi thành lập hồi tháng 2/2017 cho đến tháng 11/2020, Sunny Island có nhiều thay đổi về vốn điều lệ lẫn nhân sự lãnh đạo làm cho nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Điểm gây chú ý là trụ sở chính đầu tiên của DN này [với vốn điều lệ ban đầu 250 tỷ đồng] đặt tại số 8 Nguyễn Huệ, quận 1 [Tp.HCM]. Địa chỉ này cũng là toà nhà trung tâm dịch vụ văn phòng của chi nhánh CTCP tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Người đại diện pháp luật đầu tiên có tên là Chang Ly [nắm giữ 40% vốn] - một người Việt gốc Hoa.

Điều bất ngờ chỉ sau 3 tháng thành lập, vào giữa tháng 5/2017, Sunny Island đã tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng, tức là tăng vốn gấp 7,6 lần. Rồi đến cuối tháng 6/2017 là thời điểm mà Sunny Island đã chuyển cho QCG khoản tiền 2.100 tỷ đồng.

Đổi xoành xoạch nhân sự lãnh đạo

Đến đầu năm 2018, toàn bộ thành viên sáng lập của Sunny Isnland đều thoái vốn. Thay vào đó là một ban điều hành mới và tiếp tục nâng vốn lên 2.935 tỷ đồng.

Sau khi có thay đổi về nhân sự lãnh đạo mới, từ tháng 4 đến tháng 7/2018, Sunny Island có 2 lần thay đổi thông tin trụ sở chính ở quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Thời điểm này, công ty cũng chỉ có 8 lao động.

Hồi tháng 4/2018, có nhiều đồn đoán Vạn Thịnh Phát đứng sau thương vụ mua lại dự án Bắc Phước Kiển từ QCG, rồi tiếp đến là đồn đoán về khả năng tham gia của tập đoàn Him Lam.

Đó là vì thời điểm này Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sunny Island là ông Nguyễn Ngọc Thuỷ lại đang là Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT CTCP Kinh doanh địa ốc Him Lam [Him Lam Land] - một công ty con của Tập đoàn Him Lam. 

Vào tháng 12/2019, Sunny Island tiếp tục có sự thay đổi toàn bộ về đội ngũ nhân sự lãnh đạo cấp cao. Đáng chú ý là ông Thuỷ được thay thế bởi ông Hồ Quốc Minh [sinh năm 1979] làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Rồi đến tháng 7/2020, đội ngũ lãnh đạo lại thay đổi toàn bộ, ông Nguyễn Công Thái [sinh năm 1975] làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Nhân sự lãnh đạo cấp cao ở DN này tiếp tục thay đổi vào tháng 11/2020, khi ông Nguyễn Hữu Trân [sinh năm 1969] được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. 

Có thể nói với những thay đổi xoành xoạch về nhân sự lãnh đạo cấp cao như nêu trên trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2017 cho đến năm 2021 làm cho nhiều người thắc mắc ai là ông chủ thực sự của Sunny Island vào thời điểm này.

Đây chính là “ẩn số” khi mà những tranh chấp kiện tụng và tố cáo giữa Sunny Island và QCG được ví như “kẻ tám lạng, người nửa cân” vẫn chưa rõ hồi kết khi chưa có phán quyết từ VIAC hay kết luận từ cơ quan cảnh sát điều tra.

TTO - Quán bar, karaoke Sunny ở thành phố Phúc Yên [Vĩnh Phúc] - nơi có nhiều nhân viên và khách đến quán bị nhiễm COVID-19 - đã bị đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

  • Cô gái Hải Phòng làm việc tại karaoke Sunny âm tính lần 1 với SARS-CoV-2
  • Bệnh nhân COVID-19 đợt dịch mới nhất nhiễm virus chủng Anh và Ấn Độ, diễn biến phức tạp

Quán bar Sunny ở Vĩnh Phúc, nơi đã ghi nhận nhiều ca dương tính COVID-19 sau khi có đoàn khách Trung Quốc có bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: T.B.

Tối 7-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo thành phố Phúc Yên [Vĩnh Phúc] cho biết đã đình chỉ hoạt động của quán bar, karaoke Sunny [đường Mai Hắc Đế, khu đô thị Đồng Sơn, phường Phúc Thắng] vì có những vi phạm trong kinh doanh và công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố Phúc Yên cũng đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hộ ông Vũ Tiến Thành [chủ quán Sunny].

Lý do thu hồi giấy phép của cơ sở kinh doanh Sunny là theo đề nghị của Công an thành phố Phúc Yên vì cơ sở này có sai phạm trong hoạt động kinh doanh.

Trong đó, có sai phạm về việc đăng ký không đúng số lượng lao động thực tế. Trong giấy chứng nhận đăng ý kinh doanh là 5 người, nhưng qua công tác kiểm tra thực tế số lượng lao động trong cơ sở là 24 người.

Đáng chú ý, cơ sở kinh doanh bar, karaoke Sunny chính là nơi có nhiều nhân viên và khách đến quán và bị nhiễm COVID-19 liên quan đến chuyên gia Trung Quốc, từ đó khiến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trở nên phúc tạp hơn.

Một bác sĩ dương tính COVID-19 lần 1, nguồn bệnh từ quán bar karaoke Sunny

TTO - Ngoài bác sĩ có kết quả dương tính COVID-19 lần 1, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên còn có 13 nhân viên y tế từng đến quán bar Sunny từ ngày 24-4 đến 1-5.

Chủ Đề