Vụ đánh giá thẩm định công nghệ

-  Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người hoặc trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa có địa chỉ ứng dụng gửi hồ sơ theo quy định đến Sở Khoa học và Công nghệ để đánh giá và thẩm định trước khi ứng dụng.

- Kể từ khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 05 [năm] ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét những nội dung sau:

+ Xem xét hồ sơ và xác định các điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá và thẩm định. Đối với những kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Sở Khoa học và Công nghệ không đủ điều kiện thẩm định, Sở Khoa học và Công nghệ gửi công văn [kèm theo hồ sơ] đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đánh giá và thẩm định, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết về cơ quan thực hiện thẩm định.

+  Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung trong thời hạn 30 ngày.

- Việc cấp Giấy xác nhận được thực hiện trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ cần được đo kiểm thì thời gian đo kiểm không được tính vào thời gian thực hiện đánh giá.

- Đối với trường hợp Thủ trưởng cơ quan thực hiện đánh giá và thẩm định không nhất trí với kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan thực hiện thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết [trong đó nêu rõ lý do không đồng ý với kết luận của Hội đồng] và xem xét, thực hiện đánh giá, thẩm định lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Thời gian đánh giá, thẩm định lại và trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên bản đánh giá, thẩm địnhcủa Hội đồng thẩm định.

+ Giấy đề nghị đánh giá, thẩm định của tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

+ Văn bản cho phép ứng dụng của tổ chức, cá nhân chủ trì kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Tài liệu về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt [nếu có]; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và các tài liệu kèm theo; Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu và Biên bản đánh giá của Hội đồng nghiệm thu các cấp [nếu có].

+ Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ vào sản xuất, đời sống.

+ Bản sao Dự án đầu tư ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ [nếu có].

+ Bản sao quyết định thành lập, đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ [đối với tổ chức khoa học và công nghệ] hoặc đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh [đối với doanh nghiệp] của tổ chức đăng ký ứng dụng; Bản sao Chứng minh thư nhân dân đối với cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản chính tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký ứng dụng.

+ Bản sao Giấy xác nhận kết quả thực hiện nhiệm [nếu có].

+ Bản sao Giấy xác nhận thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được cấp [nếu có].

+ Những tài liệu khác có liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần thẩm định

File mẫu:

  • Văn bản cho phép sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ Tải về
  • Thuyết minh chi tiết việc ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước vào sản xuất và đời sống Tải về
  • Giấy đề nghị đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước Tải về

Đang truy cập : 54

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 52

Hôm nay : 22535

Tháng hiện tại : 221356

Tổng lượt truy cập : 18163121

Điều 32. Điều kiện đặc thù đối với tổ chức thẩm định giá công nghệ

1. Tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định giá công nghệ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a] Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá đối với doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ;

b] Có ít nhất 02 thẩm định viên về giá hành nghề đã hoàn thành chương trình cập nhật kiến thức về định giá công nghệ, định giá tài sản trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hoặc công nhận.

2. Chứng thư thẩm định giá về công nghệ của tổ chức thẩm định giá công nghệ do thẩm định viên về giá đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá công nghệ.

Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ

Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ít nhất 02 chuyên gia có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần đánh giá, có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần đánh giá.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ đánh giá, phải có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá công nghệ của tổ chức trong lĩnh vực công nghệ đánh giá, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.

3. Có phương pháp, quy trình đánh giá công nghệ do tổ chức ban hành.

Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ

Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành.

3. Có ít nhất 02 giám định viên chính thức trong lĩnh vực công nghệ giám định của tổ chức [viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn], đáp ứng điều kiện:

a] Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công nghệ cần giám định;

b] Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;

c] Có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ cần giám định.

Trường hợp bổ sung lĩnh vực công nghệ giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên trong lĩnh vực công nghệ giám định, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản này.

01/07/2018

Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ

Theo Điều 13 Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 [sau đây gọi tắt là luật chuyển giao công nghệ năm 2017] quy định về thẩm định hoặc có ý kiến thẩm định về công nghệ dự án đầu tư như sau:

Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định công nghệ dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, dự án đầu tư sau đây phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ:

- Dự án đầu tư sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao;

- Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ.

Trong giai đoạn quyết định đầu tư, việc thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ được thực hiện như sau:

- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ phải được thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của Luật này;

- Dự án đầu tư xây dựng có công nghệ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được thẩm định về công nghệ theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng được thẩm định về công nghệ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, nếu có điều chỉnh, thay đổi nội dung công nghệ đã được thẩm định hoặc có ý kiến thì chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan đã thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ để tiến hành thủ tục thẩm định hoặc có ý kiến về việc điều chỉnh, thay đổi công nghệ.

2. Về thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ

a. Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư

Theo Điều 14 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thamat quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư như sau:

Đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Đối với dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao được thực hiện như sau:

- Hội đồng thẩm định nhà nước;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ, được thực hiện như sau:

- Hội đồng thẩm định nhà nước;

- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

b. Trong giai đoạn quyết định đầu tư

Theo Điều 15 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 quy định về thẩm quyền thẩm định công nghệ dự án đầu tư trong giai đoạn quyết định đầu tư như sau:

Đối với dự án đầu tư sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ, được thực hiện như sau:

- Hội đồng thẩm định nhà nước;

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

Đối với dự án đầu tư có công nghệ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a nêu trên, thẩm quyền thẩm định công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng được thẩm định về công nghệ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

Theo Điều 16 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 quy định về nội dung thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư như sau:

a. Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư

- Phân tích và lựa chọn phương án công nghệ;

- Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; dự kiến danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ thuộc phương án công nghệ lựa chọn;

- Tài liệu chứng minh công nghệ đã được kiểm chứng [nếu có];

- Dự kiến kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ [nếu có];

- Điều kiện sử dụng công nghệ;

- Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường [nếu có];

- Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ.

b. Trong giai đoạn quyết định đầu tư

- Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ;

- Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;

- Khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho dây chuyền công nghệ;

- Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ;

- Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề