Lý thuyết Công nghệ 10 VietJack

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I - MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

2. Cung cấp cho chúng ta thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng giống cây trồng mới.

Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?

II - CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Thí nghiệm so sánh giống

Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chi tiêu gì?

Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:

    - Sinh trưởng

    - Năng suất

    - Chất lượng nông sản

    - Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi

Nếu giống mới vượt trội thì được chọn và gửi đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia để khảo nghiệm.

2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?

Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng.

Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia nhằm xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống… Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, người ta xây dựng quy trình kĩ thuật giống gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà.

Sau khi khảo nghiệm, giống đáp ứng được yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được cấp phép phổ biến trong sản xuất.

3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà, cần bố trí thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

Được triển khai trên diện tích rộng lớn.

Trong thời gian thí nghiệm, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả. Đồng thời cần phổ biến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết về giống mới.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I - XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:

Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường.

Có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn.

II - TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

Mục đích là chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.

a] Thị trường của doanh nghiệp

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

b] Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua 3 yếu tố:

    - Mức thu nhập của dân cư.

    - Nhu cầu tiêu dùng.

    - Giá cả trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Ai mua hàng? Mua ở đâu? Khi nào? Mua như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng.

Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp.

c] Xác đinh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định nguồn lực của doanh nghiệp [ vốn, nhân sự, cơ sở vật chất].

Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d] Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn

    - Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn

    - Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó

Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

    - Xác định đối tượng khách hàng

    - Xác định loại hàng hoá, dịch vụ

    - Xác định lĩnh vực kinh doanh

    - Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a] Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định

b] Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

Đơn đăng kí kinh doanh.

Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c] Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp

Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

Tên doanh nghiệp

Vốn của chủ doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp

∗ Đơn đăng kí kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp

Video liên quan

Chủ Đề