Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao có nghĩa là gì

Từ đây có thể thấy rõ ràng chuyện lễ vật chỉ là hình ảnh kỳ ảo mà dấu trong đó là một tiêu chuẩn chọn phò mã và chọn quân vương kế vị của Hùng Vương thứ 18.

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được ghi vào sử sách đầu tiên là Việt điện u linh [thế kỷ XIV], sau đó là Lĩnh Nam chích quái [thế kỷ XV] và Đại Việt sử ký toàn thư [thế kỷ XV]. Song hành với những ghi chép này là những dị bản khá chồng khít về nội dung trong văn học truyền miệng và hiện tại được biên tập thành sách giáo khoa cho nhiều cấp học. Trong truyền thuyết có chi tiết Hùng Vương thứ 18 kén rể và đòi sính lễ “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Đến thời điểm này, một trong 3 con vật có đặc điểm kỳ lạ này đã tìm thấy, đó là con gà chín cựa có thật mà quê hương của nó ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nhưng 2 con vật còn lại thì vẫn cứ “sống” trong truyền thuyết.

Bạn đang xem: Thử Giải Mã Tìm Ngựa “Chín Hồng Mao Là Gì

Vấn đề đặt ra là truyền thuyết dẫu là kỳ ảo, nhưng bao giờ cũng bám vào một cái trục lịch sử có thật. Theo ngọc phả còn lưu tại đền Lăng Sương [ xây dựng vào năm 1011, triều Lý] thì Thánh Tản là một người có thật, tên là Nguyễn Tuấn. Thân phụ ngài là ông Nguyễn Cao Hành, thân mẫu là Đinh Thị Đen – [Kienthuc.net.vn].

Kết quả nghiên cứu này đã xác định Thánh Tản Viên là nhân vật lịch sử có thật, người được Vua Hùng Vương 18 gả công chúa Mỵ Nương và truyền ngôi, nhưng ông đã nhường ngai vị cho Thục Phán và chính Thục Phán đã lập đá thề ở Đền Hùng thề bảo vệ non sông. Hành động này của Nguyễn Tuấn giải thích ông là người nắm rõ vận mệnh quốc gia và đặt quyền lợi bảo tồn những thành tựu văn hiến người Lạc Việt trải gần 3000 năm, tránh chiến tranh nội bộ. Đồng thời cũng giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần hộ quốc của người Lạc Việt.

Như vậy câu chuyện Nguyễn Tuấn chính là “cốt lõi lịch sử” của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và hình ảnh Sơn Tinh chỉ là những kỳ ảo được khoác lên nhân vật lịch sử Nguyễn Tuấn. Trở lại vấn đề con ngựa chín hồng mao trong món lễ vật, theo logic, thì Nguyễn Tuấn chính là người có món lễ vật này, nên mới được Vua gả con gái cho. Song con vật ấy có phải là con vật có thật?

Kết hợp nghiên cứu trục lịch sử và văn hoá Đại việt cuối những năm 3000, có thể thấy văn minh Đại Việt đã có sự phát triển rực rỡ, ngoài văn minh lúa nước, thì đến nay người ta còn tìm thấy những dấu vết của chữ Việt cổ, lớp học, thày giáo thời kỳ này và những nét văn hoá đặc thù Việt. Mặt khác truyền thuyết Sơn Tinh [do sự tích hợp nêu trên] làm cho chúng ta đặt ra một khả năng là nó được sáng tạo từ thời Hùng Vương thứ 18, nhưng được bồi đắp thêm theo xu hướng truyền miệng [Fonclo] vì thế tình tiết về món lễ vật được thêm vào bởi các nhà Hán học vô danh sau này.

Sự thêm thắt của họ có dụng ý tạo dựng một quan điểm về tiêu chí của một bậc quân vương cần phải có. Đặt trong bối cảnh câu chuyện, Vua Hùng kén rể, đồng thời kén luôn cả người kế vị ngôi báu, thì thấy rõ món lễ vật để chứng tỏ tài năng của một quân vương không thể là những con voi, gà, ngựa , dù chúng có sự đặc biệt về hình thể đi chăng nữa.

Xem thêm:

Từ đây, có thể thấy hình ảnh món lễ vật hoàn toàn là những hình ảnh ẩn dụ về phẩm hạnh tài năng của một con người mà nhà vua đang kiếm tìm. Vậy ẩn dụ đó là gì? Theo kết quả nghiên cứu , chi tiết này có sự ảnh hưởng của thuyết “Hồng phạm cửu trù”, một học thuyết căn bản của nền minh triết Viễn đông. Thuyết nêu một quan niệm đại qui mô về tâm lý, sinh lý, xã hội, chính trị, về vũ trụ vạn vật, tức là một Vũ trụ quan tiêu chuẩn, một Nhân sinh quan lý tưởng, căn cứ vào sự quan sát thực nghiệm mà kết cấu ra. Nói cách khác, người xứng tầm ngôi vua phải hội đủ kiến thức thông tuệ của thuyết này. theo đó mỗi con vật mang một “Đáp án” trong bài toán kén rể của Hùng Vương 18.

Riêng Ngựa chín hồng mao là đáp án về “Cửu trù”, bao gồm: Ngũ Hành, Ngũ Sự , Bát chánh, Ngũ Kỷ, Hoàng Cực,Tam Đức, Kê Nghi ,Thứ Trưng, Ngũ phúc – Lục Cực. Nói cách khác, người có bản lãnh hội đủ “cửu trù” là người: nắm vững sự vận chuyển của ngũ hành; Có diện mạo phi phàm, lời nói thuyết phục biết nhìn xa trông rộng, biết lắng nghe và suy ngẫm [Ngũ sự]; Biết lo lương thực, làm ra của cải, biết cúng tế thần linh, lập kho dự trữ, quan tâm đến giáo dục, an ninh, ngoại giao, quốc phòng [bát chánh]; biết tính thời gian, hiểu chiêm tinh, biết lập và dùng lịch [Ngũ kỷ]; biết xây dựng luật pháp và gương mẫu chấp pháp [Hoàng cực]; phẩm chât ngay thẳng, cứng rắn và mềm dẻo đúng lúc đúng chỗ [tam đức]; Biết thuật bói để tránh các nghi ngờ xây dựng dự báo [kê nghi]; Có sức khoẻ phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu [ Thứ trưng]; Biết chọn Ngũ Phúc: sống lâu, giàu có, mạnh khỏe bình yên, yêu chuộng đạo đức, trọn đời tiếng thơm. Đồng thời tránh Lục Cực: gồm hung họa, tật bịnh, lo buồn, nghèo nàn, ác nghiệt, nhu nhược.

Có thể thấy tiêu chí đặt ra cho một quân vương là rất cao, đây là tiêu chuẩn cần có của một chính trị gia. Điều tiến bộ đặc biệt là nó không đặt tài năng võ nghệ lên hàng chính yếu giống như các cuộc kén rể thời cổ đại mà điểm quyết định lại là phẩm chất trí tuệ; đây cũng là nguyên nhân vì sao mà Thuỷ Tinh thua cuộc dù phép thuật ngang hàng với Sơn Tinh ở lần tỷ thí tài võ nghệ .

Xem thêm: Download Game Chú Khỉ Buồn 2021, Chú Khỉ Buồn

Từ đây có thể thấy rõ ràng chuyện lễ vật chỉ là hình ảnh kỳ ảo mà dấu trong đó là một tiêu chuẩn chọn phò mã và chọn quân vương kế vị của Hùng Vương thứ 18. Và cũng vì thế con ngựa chín hồng mao không có ở ngoài thực tế đời sống, nó mãi mãi chạy cùng thời gian song hành với truyền thuyết lưu tồn trên đất Việt.

04/10/2018


Là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã có lần nghe nhắc đến cụm từ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết vua Hùng kén rể, và hầu như ai cũng tin rằng chúng là những con vật huyền thoại chỉ có trong truyền thuyết. Ấy vậy mà ngày nay, “gà chín cựa” đã được chứng minh sự hiện hữu bằng thực tế và khoa học, như thể chúng bước ra từ truyền thuyết...

TỪ TRUYỀN THUYẾT ĐẾN THỰC TẠI…

Tương truyền khi vua Hùng thứ 18 mở hội kén rể cho con gái yêu là công chúa Mỵ Nương, nhiều hào kiệt tráng sĩ khắp nơi đã nô nức tiến kinh mong được lọt vào mắt xanh của công chúa. Cuối cùng chỉ có Sơn Tinh [Sơn thần] và Thủy Tinh [Thủy thần] với tài năng xuất chúng, được vua Hùng ưng ý nhất. Tuy nhiên, do chỉ có một con gái lại không biết phải chọn ai bỏ ai, Nhà vua bèn hạ lệnh đến rạng sáng hôm sau, nếu người nào đến trước và đem theo lễ vật gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một cặp thì sẽ được cưới công chúa...

 

Truyền thuyết vua Hùng kén rể – Ảnh: nguồn manhmap.com

Theo ước hẹn, ngay từ tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã mang lễ vật gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một cặp đến trình diện vua Hùng. Nhà vua rất hài lòng và thể theo lời hứa, đã gã công chúa Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Đôi bạn trai tài gái sắc liền đưa nhau về núi, chung hưởng hạnh phúc đến trọn đời... [!].

 

Sính lễ gồm voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao – Ảnh: nguồn androidappsapk.co

Những tưởng điều đòi hỏi quá quắt của vua Hùng ngày nào chỉ có trong truyền thuyết, và những con vật được nhắc đến đều chỉ có trong huyền thoại, ấy vậy mà từ bao đời nay trên vùng đất Tổ, đặc biệt tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn, người dân vẫn sống chung với loại gà nhiều cựa được xem là linh vật mang đầy tính huyền thoại này...

 

Gà chín cựa mang dáng vẻ oai phong dũng mãnh – Ảnh: T.L. [nguoiduatin.vn]

Theo người dân địa phương, gà chín cựa hay nhiều cựa là loại gà tiến vua, có thịt ăn ngon và thơm khác hẳn các loại gà thông thường, ai đã một lần thưởng thức mới cảm nhận được hết vị ngon đặc biệt của nó. Trong chừng mươi năm trở lại đây, gà chín cựa trở thành vật săn lùng ráo riết của các đại gia, các chủ nhà hàng bởi người ta tin rằng gà chín cựa là một loại thuốc qúy [!]. Không đành lòng để gà chín cựa cứ mất dần theo thời gian, các bậc cao niên tại bản Cỏi đã phải nuôi “dấu” gà tận trong rừng sâu.  

 

Gà 8 cựa của ông Đặng Văn Phúc, trưởng bản Cỏi - Ảnh: Mạnh Duy  [nguoilaodong.vn]

Do gà nhiều cựa rất khó nhân giống và kén người nuôi nên sau bao năm, số gà chín cựa không những không tăng mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện gà có đủ chín cựa khá hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay nên chủ yếu mọi người chỉ có thể tiếp cận gà bảy, tám cựa hoặc ít hơn. Từ thực tế ngày càng khan hiếm, giá gà nhiều cựa được nâng cao hơn sau mỗi năm.

 

Gà mâm xôi [?] cũng có chín cựa – Ảnh: nguồn lamnong.net

Trong nỗ lực phát triển có hệ thống đàn gà chín cựa, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Khắc Khôi - nguyên Trưởng bộ môn chăn nuôi của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Việt Nam đã thực hiện công trình “Nghiên cứu gà nhiều cựa”. Trong những năm 2005 - 2006, sau khi đi khảo sát kỹ tại một số địa phương với hơn 1.500 con gà có từ 3 đến 8 cựa, ông Khôi đã quả quyết đây là một giống gà xuất hiện tại Việt Nam từ rất xa xưa.

 

Gà chín cựa ở Xuân Sơn được chọn nhân giống – Ảnh: nguồn danviet.vn

Năm 2008, Sở Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ đã về nghiên cứu và lên phương án bảo tồn, phát triển đàn gà chín cựa, cụ thể hỗ trợ mỗi hộ dân 5 triệu đồng làm chuồng trại, đã mở ra cơ hội cho người chăn nuôi hồi sinh giống gà chín cựa, biến gà nhiều cựa trở thành sản phẩm hàng hóa và là đặc sản qúy hiếm của vùng đất Tổ.

 

Cán bộ VQG Xuân Sơn tiến hành nghiên cứu, bảo tồn giống gà chín cựa – Ảnh: T.L. [nguoiduatin.vn]

Năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã có dự án bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng [Lophura nycthemra] và gà chín cựa [Galus domentcus sp], thực hiện từ 2012 - 2015. Mục tiêu dài lâu là bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen của gà Lôi và gà chín cựa tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Trong năm 2014, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã có mục tiêu cụ thể là theo dõi các chỉ tiêu trong nuôi chuyển vị làm cơ sở sàng lọc cá thể đưa đến dòng thuần của gà chín cựa, xác định gen, nghiên cứu tập tính sinh thái...

 

Gà chín cựa bước ra từ truyền thuyết – Ảnh: nguồn tieudungplus.vn

Cho đến nay dự án vẫn tồn tại nhiều thách thức đối với các nhà khoa học, như việc giải trình gen mới chỉ dừng lại ở khâu giải trình gen ty thể, chưa phân tích được các gen quy định các tính trạng cụ thể như cựa, màu lông..., số lượng cá thể dòng thuần đã được xác định nhưng chưa xuất hiện cá thể gà đạt chín cựa thực sư...

LINH VẬT GIỮA ĐỜI THƯỜNG…

Được biết đến trong truyền thuyết vua Hùng kén rể và tưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng quả thật bất ngờ khi thông tin loại gà chín cựa huyền thoại này vẫn còn hiện diện tại bản Cỏi, một địa điểm nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn [xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ]. Phải chăng chúng là miêu duệ của giống gà chín cựa Sơn Tinh làm sính lễ cầu hôn công chúa Mỵ Nương năm xưa?

 

Gà chín cựa trong truyền thuyết vua Hùng kén rễ – Ảnh: nguồn dabaco.com.vn

Vào đầu những năm 2000, khi con đường được mở vào xã Xuân Sơn rồi từ trung tâm xã, một con đường bê-tông xuyên rừng cũng được nối đến tận Bản Cỏi thì vùng đất heo hút này đã không còn quá cách trở đối với mọi người. Nhờ vào thông tin liên lạc hiện đại, những con gà nhiều cựa bất kể trống, mái được người bản Cỏi tôn xưng “gà chúa” hoặc “chúa gà” đã nhanh chóng được nhiều người biết đến...    

 

Gà rừng đạp mái gà nhà [?] – Ảnh: nguồn chinhhoiuc.blogspot.com

Về nguồn gốc giống gà chín cựa hay nhiều cựa, có ý kiến cho rằng đây là một giống gà rừng nhưng thông minh và thích gần gũi với con người, đã về sống với con người từ xa xưa. Cũng có ý kiến cho rằng giống gà này là gà nhà lai gà rừng, được người Dao ở Xuân Sơn nuôi dưỡng như gia cầm trong điều kiện bán hoang dã, do sức vóc và sự tinh anh mà nó rất được người dân bản Cỏi coi trọng.

 

Giống gà rừng khá lạ với lông màu trắng toát [?] – Ảnh: minh họa [muagicungco.com.vn]

Hiện trong dân gian vẫn lưu truyền một chuyện kể liên quan đến nguồn gốc của giống gà nhiều cựa, theo đó cách nay chừng vài mươi năm, bà con trong bản nhìn thấy một con gà rừng khá lạ có lông màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà nhà và có thể bay như chim. Đặc biệt chân con gà này có chín ngón, chen chúc trên khẩu chân ngắn và rất nhỏ. Gà này đã đạp mái với cánh gà nhà và gà nhà đã ấp nở ra giống gà có 8 cựa, ăn rất khỏe nhưng lại chậm lớn, phải mất một năm mới đạt 1,2 kg với gà mái đến 1,5 kg với gà trống [!]...

 

Gà chín cựa tại VQG Xuân Sơn – Ảnh: nguồn vuonquocgiaxuanson.com.vn

Gà chín cựa có thân hình mảnh dẻ mang dáng dấp gà rừng, đôi mắt sáng tinh anh, mào đỏ rực, đuôi cong vút và mảnh mai như cầu vồng, sải cánh khá rộng và khi đủ lông cánh, có thể bay như chim... Tuy mình nhỏ nhưng cặp chân lớn và ngắn, có cựa mọc đều đặn thành hàng ở mỗi bên. Đặc biệt gà trống đến tuổi trưởng thành mỗi chân mọc thêm một sừng, càng nhiều tuổi sừng càng dài, bóng và cong vút như lưỡi câu liêm hoặc thẳng tắp như nanh heo rừng.

 

Gà nhiều cựa với sừng cong vút – Ảnh: nguồn vietnamnet.vn

Vào giai đoạn mới nở đến 4 tuần tuổi, gà con có màu lông hơi vàng sau chuyển màu xám với vệt đen chạy từ đầu đến hết thân, cựa màu vàng và được phân bố giống gà bố, mẹ - đây là thời điểm không có nhiều khác biệt giữa gà trống và gà mái. Từ 4 đến 8 tuần, gà trống thường có ngoại hình lớn hơn gà mái, màu lông biến đổi với gốc lông màu đen, ngọn lông và mép lông xuất hiện màu đỏ, mào nhô cao và chia các thùy rõ rệt. Từ 20 đến 24 tuần, sự khác biệt về ngoại hình giữa gà trống, mái càng thể hiện rõ...

 

Gà có nhiều cựa ngay từ khi mới nở – Ảnh: nguồn 24h.com.vn

Gà chín cựa hay nhiều cựa có sức khỏe phi thường và kháng bệnh tốt nên khá dễ nuôi, có điều để có một con gà đủ chín cựa hiện chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố may rủi. Theo người dân bản Cỏi, tiếng gáy của gà chín cựa vang vọng núi rừng, đủ sức đánh thức cả bản. Bà con còn tiết lộ thông tin khá thú vị: những con gà có đủ chín cựa không bao giờ bị giết thịt và cũng chẳng thấy chúng chết, đến một ngày nào đó đột nhiên chúng biến mất và không bao giờ quay trở lại, thì biết là chúng đã... quy tiên [!].

● ● ●

Giáo sư Theodor Bengmann - chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức đã có nhận định xác đáng khi cho rằng gà chín cựa là một giống gà độc nhất vô nhị trên thế giới và việc bảo tồn nguồn gen gà qúy là cấp thiết để giống gà này trở thành một sản vật qúy có giá trị kinh tế cao...

 

Gà nhiều cựa được nuôi thả rông ra ngoài tự nhiên – Ảnh: nguồn tintuc.vn

Cho đến nay, việc gia tăng gà giống vẫn còn là bài toán nan giải với các nhà khoa học bởi không phải con nào ra đời cũng có nhiều cựa, do vậy việc vận động các hộ người Dao, Mường gia tăng chăn nuôi vẫn là giải pháp tốt nhất, không chỉ giải bài toán tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập bền vững cho người dân sống trong và gần Vườn quốc gia Xuân Sơn, mà còn là phương cách hữu hiệu để bảo tồn giống gà nhiều cựa qúy hiếm của vùng đất Tổ...

Mai Kim Thành [Tổng hợp]     

Video liên quan

Chủ Đề