Vở bài tập Tiếng Việt Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ cái đẹp

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tuần 22 trang 25 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 25: Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm các từ ngữ :

a] Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài con người.

b] Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

Trả lời:

a] Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài con người.

- Xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, thướt tha, rực rỡ, yểu điệu

b] Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

- Thùy mị, dịu dàng, hiền hậu, đằm thắm, nết na, ngay thẳng, dũng cảm, đoan trang, nhân ái, phúc hậu

Câu 2: Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ :

a] Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật

b] Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

Trả lời:

a] Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

- Tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hoành tráng

b] Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

- Xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha

Câu 3: Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2 :

Trả lời:

- Núi rừng Tây Bắc thật hùng vĩ.

- Bạn Nam thật dũng cảm.

- Hoa hướng dương khoe sắc vàng rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.

- Buổi tối, từ trên nóc nhà cao tầng nhìn xuống, quang cảnh Thành phố Hổ Chí Minh thật là tráng lệ.

Câu 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ [đẹp người, đẹp nết - mặt tươi như hoa - chữ như gà bới] vào những chỗ trống thích hợp dưới đây :

a] ....................., em mỉm cười chào mọi người.

b] Ai cũng khen chị Ba ....................

c] Ai viết cẩu thả chắc chắn .................

Trả lời:

a] Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.

b] Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.

c] Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tuần 22 trang 25 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mở rộng vốn từ cái đẹp lớp 4 tuần 23

  • Câu 1 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]
  • Câu 2 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]
  • Câu 3 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]

Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 52 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố vốn từ cái đẹp, hoàn thiện bài tập Luyện từ và câu. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 4 tuần 23: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Câu 1 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]

Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ đã cho [SGK TV4 tập 2 trang 52]

Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau:

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu cũng đánh bên thành cũng kêu

Hình thức thường thống nhất với nội dung

Cái nết đánh chết cái đẹp

Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Phương pháp giải:

Giải thích nghĩa đen của các câu tục ngữ:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Phần gỗ bên trong tốt quan trọng hơn nước sơn tốt.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu: Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh lịch, chuông đã âm vang thì đánh nhẹ cũng sẽ âm vang.

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Tính nết quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài.

- Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon: Vẻ bề ngoài phẩn nào phản ánh được nội tâm.

Trả lời:

- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:

  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • Cái nết đánh chết cái đẹp

- Hình thức thường thống nhất với nội dung:

Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Câu 2 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]

Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ nói trên

Trả lời:

Em có thể nêu trường hợp sau:

a] Có một lần chị tôi dẫn tôi đi mua giày. Tôi rất thích đôi giày mà Hùng mang đi học chiều qua. Đó là đôi giày mo đen mới. Chị tôi bảo: Nhìn nó đẹp và có vẻ xinh xắn đấy nhưng chất lượng thì như đồ hàng mã. Em hãy chọn loại hàng da thứ thiệt, tuy không bắt mắt lắm nhưng bền lắm em ạ! Em đã từng nghe nói "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đó sao!

Ví dụ khi nhìn thấy một cô gái nhan sắc bình thường nhưng ăn nói lễ độ, tính nết dịu dàng, thùy mị, người ta có thể nói: Cái nết đánh chết cái đẹp.

b]

Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Câu tục ngữ này ngụ ý nhắc nhở chúng ta đừng chỉ nhìn vẻ bề ngoài của một người mà vội vàng quy chụp hay đánh giá họ. Lòng người khó đoán, muốn hiểu một người cần rất nhiều thời gian và cả những yếu tố khác nữa. Bao giờ cũng vậy, nóng vội chỉ làm cho sự việc dễ bị sai lệch mà thôi.

Chị tôi có một người bạn tên là Hương được bạn bè yêu thích, và quý mến lắm. Sau lần, chị Hương đến nhà tôi chơi về, mẹ kéo hai chị em tôi lại nói: "Lâu nay mẹ nghe đồn con Hương hiền dịu, nết na dễ thương vừa đẹp người vừa đẹp nết. Giờ mẹ mới biết. Con bé đúng là: "Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu".

Câu 3 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]

Tìm các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.

Trả lời:

Em thêm vào trước hoặc sau những tính từ chỉ về cái đẹp những từ chỉ mức độ "rất, quá, lắm, tuyệt vời, tuyệt mĩ, mê hồn, mê li..." - Xinh quá, rất xinh, đẹp quá, đẹp lắm, đẹp tuyệt vời, đẹp tuyệt mĩ, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp như tiên giáng trần...

>> Chi tiết: Từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp

Câu 4 [trang 52 sgk Tiếng Việt 4]

Đặt câu với một số từ vừa tìm được ở trên.

Trả lời:

- Phong cảnh ở đây đẹp tuyệt vời.

- Bức tranh thật tuyệt mĩ.

- Chị ấy đẹp như tiên giáng trần.

- Bà ấy rất đẹp lão.

- Phong cảnh động Phong Nha đẹp mê hồn.

- Bó hoa kia đẹp mê ly.

Trên đây là chi tiết Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập lại các kiến thức về vốn từ vựng chủ đề cái đẹp, giải thích các câu tục ngữ, miêu tả mức độ cao của cái đẹp.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 đầy đủ các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử,... mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tuần 22: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp là lời giải phần Luyện từ và câu VBT Tiếng Việt 4 trang 25 có đầy đủ đáp án và lời giải chi tiết cho các em học sinh tham khảo luyện tập, củng cố vốn từ chủ đề Cái đẹp. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 22

Câu 1. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:

a] Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.

M: xinh đẹp

b] Thể hiện nét đẹp trong tâm hổn, tính cách của con người.

M: thuỳ mị,

Câu 2. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:

a] Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật

M: tươi đẹp

b] Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

M: xinh xắn

Câu 3. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2:

Câu 4. Điền thành ngữ hoặc cụm từ [đẹp người, đẹp nết - mặt tươi như hoa - chữ như gà bới] vào chỗ trống thích hợp:

a]...................................em mỉm cười chào mọi người.

b] Ai cũng khen chị Ba..............................

c] Ai viết cẩu thả chắc chắn..................

Đáp án phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 22 trang 25

Câu 1. Tìm các từ ngữ:

a] Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài con người.

M: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, thướt tha, rực rỡ, yểu điệu

b] Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.

M: thùy mị, dịu dàng, hiền hậu, đằm thắm, nết na, ngay thẳng, dũng cảm, đoan trang, nhân ái, phúc hậu

Câu 2. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:

a] Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

M: tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hoành tráng

b] Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

M: xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha

Câu 3. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2:

- Núi rừng Tây Bắc thật hùng vĩ.

- Chị gái em rất dịu dàng, thùy mị.

- Bạn Nam thật dũng cảm.

- Hoa hướng dương khoe sắc vàng rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.

- Buổi tối, từ trên nóc nhà cao tầng nhìn xuống, quang cảnh Thành phố Hổ Chí Minh thật là tráng lệ.

Câu 4. Điền các thành ngữ hoặc cụm từ [đẹp người, đẹp nết - mặt tươi như hoa - chữ như gà bới] vào những chỗ trống thích hợp dưới đây:

a] Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.

b] Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.

c] Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề