Virus sars cov 2 tồn tại bao lâu

Trang tin Bloomberg ngày 26/12 dẫn một kết quả nghiên cứu cho biết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chỉ cần vài ngày để lây lan từ đường hô hấp đến khắp cơ thể người và sau đó có thể tồn tại dai dẳng "hàng tháng."

Trong phân tích được cho là toàn diện nhất cho đến nay về sự phân bố và tồn tại của virus trong cơ thể và não bộ, các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ [NIH] cho biết họ phát hiện ra rằng mầm bệnh có khả năng nhân bản, tái tạo trong tế bào con người ngoài đường hô hấp.

Các kết quả này được công bố trực tuyến ngày 25/12 trong một bản thảo đang được xem xét để xuất bản trên tạp chí uy tín Nature.

Theo đó, việc chậm thanh lọc virus khỏi cơ thể là một nguyên nhân tiềm năng dẫn tới những triệu chứng dài dẳng ở những người khỏi bệnh hay còn được gọi là "Long COVID" [COVID kéo dài].

Các tác giả nghiên cứu cho rằng việc hiểu cơ chế mà virus tồn tại, cùng với phản ứng của cơ thể hứa hẹn sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc cho những người mắc COVID-19.

Ziyad Al-Aly, Giám đốc Trung tâm dịch tễ lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St Louis tại bang Missouri [Mỹ], người đứng đầu một số nghiên cứu riêng biệt về COVID kéo dài, nhận định: "Đây là nghiên cứu đặc biệt quan trọng. Bấy lâu nay, chúng ta vẫn đối mặt với câu hỏi tại sao COVID kéo dài dường như ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể người như vậy. Nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ phần nào, giúp giải thích tại sao COVID kéo dài có thể xảy ra ngay cả với những người mắc ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng."

Các phát hiện trên chưa được các nhà khoa học độc lập xem xét và đánh giá, đồng thời chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ các ca tử vong bởi COVID-19 chứ không phải các bệnh nhân mắc COVID kéo dài hay theo gọi cách gọi khác là mắc "di chứng sau cấp tính của SARS-CoV-2."

Xu hướng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với các tế bào bên ngoài đường hô hấp và phổi đang là một chủ đề có nhiều tranh luận, với một số nghiên cứu cho những kết quả trái ngược nhau về khả năng này.

[Anh thử nghiệm điều trị kháng virus ở nhóm nguy cơ cao nhiễm COVID-19]

Nghiên cứu mới nhất kể trên được thực hiện ở NIH tại thành phố Bethesda, bang Maryland [Mỹ], dựa trên việc lấy mẫu và phân tích các mô được lấy trong quá trình khám nghiệm tử thi của 44 bệnh nhân qua đời sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm đầu đại dịch ở Mỹ.

Mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não. [Nguồn: iStock]

Theo Daniel Chertow, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các mầm bệnh mới của NIH cùng các đồng sự, mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra RNA của SARS-CoV-2 hiện diện dai dẳng ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả vùng não trên, trong khoảng thời gian lên tới 230 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng mắc bệnh. Điều này có thể cho thấy việc nhiễm virus khiếm khuyết, vốn từng được miêu tả trong tình trạng nhiễm virus sởi dai dẳng.

Trái ngược với nghiên cứu khám nghiệm tử thi khác về COVID-19, quá trình thu thập mô sau khi khám nghiệm tử thi của nhóm NIH toàn diện hơn và thường diễn ra trong khoảng một ngày sau khi bệnh nhân qua đời.

Các nhà nghiên cứu NIH cũng sử dụng nhiều kỹ thuật bảo quản mô khác nhau để phát hiện và định lượng nồng độ virus, cũng như phát triển virus được thu thập từ nhiều mô, bao gồm phổi, tim, ruột non và tuyến thượng thận từ bệnh nhân qua đời trong tuần đầu tiên mắc COVID-19.

Các tác giả cho biết: "Các kết quả cho thấy mặc dù mức độ cao nhất của SARS-CoV-2 là ở đường hô hấp và phổi, virus này có thể phát tán sớm trong quá trình lây nhiễm và lây nhiễm các tế bào khắp toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ."

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng hệ thống phổi có thể dẫn đến giai đoạn "viremic" [virus xâm nhập vào máu] sớm, trong đó virus hiện diện trong máu và được gieo mầm khắp cơ thể, bao gồm cả qua hàng rào máu não, ngay cả ở những bệnh nhân bị nhẹ hoặc không triệu chứng.

Một bệnh nhân trong nghiên cứu khám nghiệm tử thi là một trẻ vị thành niên dường như tử vong vì các biến chứng co giật không liên quan, cho thấy trẻ em bị nhiễm COVID-19 không nghiêm trọng cũng có thể bị lây nhiễm toàn thân.
Các tác giả nghiên cứu cho biết việc "thanh lọc" virus kém hiệu quả hơn trong các mô bên ngoài hệ thống phổi có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch yếu bên ngoài đường hô hấp.

RNA của SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong não của tất cả 6 bệnh nhân khám nghiệm tử thi đã chết hơn 1 tháng sau khi phát triển các triệu chứng và trên hầu hết các vị trí được đánh giá trong não của 5 bệnh nhân, bao gồm một bệnh nhân tử vong 230 ngày sau khi có triệu chứng mắc COVID-19.

Chuyên gia Al-Aly cho biết việc tập trung nghiên cứu vào nhiều vùng não đặc biệt hữu ích: "Nó có thể giúp chúng ta hiểu được sự suy giảm nhận thức thần kinh hay "sương mù não" và các biểu hiện tâm thần kinh khác của chứng COVID kéo dài."

Ông kết luận: "Chúng ta cần bắt đầu nghĩ về SARS-CoV-2 như một loại virus ảnh hưởng toàn bộ cơ thể con người. Nó có thể biến mất ở một số người khỏi bệnh, nhưng ở những người khác có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và dẫn tới chứng COVID kéo dài"./.

Trung Sơn [TTXVN/Vietnam+]

Hàng ngày, con người có rất nhiều hoạt động cần tiếp xúc bề mặt vải. Nhiều người lo lắng liệu bề mặt vải có phải môi trường vi rút corona có thể tồn tại và gây nhiễm?

Mặc dù trong một số nghiên cứu đã xác định virus corona có khả năng tồn tại lên đến 72 giờ trên các loại bề mặt, nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc lây truyền qua các vật dụng bằng vải. Thuật lại lời của Lisa Maragakis - Giám đốc cấp cao về phòng chống nhiễm trùng tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins: “Cho đến nay, đã có các bằng chứng chứng minh khả năng lây lan của vi rút qua các bề mặt mềm [như vải] thấp hơn so với các bề mặt cứng thường xuyên chạm vào như nút thang máy hoặc tay nắm cửa”.

Các điều tra gần đây cho thấy covid 19 chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần chứ không qua tiếp xúc với các bề mặt cứng hoặc mềm. Điều tốt nhất để bảo vệ bản thân là ở nhà trong thời gian dịch covid-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Nếu bạn có việc bắt buộc ra ngoài thì cần phải thực hiện các biện pháp cách ly giữa người - người tại nơi công cộng theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Rửa tay với nước rửa tay khô phòng tránh covid-19

Robert Redfield, giám đốc CDC trong một phát ngôn với National Public Radio đã nói rằng: “Vi rút corona không lây lan dễ dàng từ người sang người, nó cần một khoảng cách tối thiểu 2m để làm được điều này”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải sử dụng chất khử trùng tay, tránh chạm tay lên mặt khi ra khỏi nhà và rửa tay sạch khi về nhà.

CDC khuyến cáo rằng nếu bạn và gia đình không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh covid 19 và đang tự cách ly tại nhà thì cũng cần phải duy trì thực hiện các biện pháp vệ sinh, tắm giặt hàng ngày và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với mọi người.

Khi bạn nghi ngờ bản thân tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm covid 19 thì cần phải thay quần áo và giặt sạch ngay lập tức, đặc biệt là các bề mặt cứng như cúc áo, khóa sẹc, nơi vi rút có thể tồn tại. Nhớ rửa sạch tay sau khi cho đồ áo vào máy giặt. Vi rút bị chết ở nhiệt độ trên 133 độ F, do đó cần đảm bảo phơi khô quần áo ở trên mức nhiệt này.

Mang theo khăn lau khử trùng để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng.

Đối với những người sử dụng chung máy giặt có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ bản thân và mọi người trong thời kỳ dịch bệnh:

  • Giữ khoảng cách nơi phòng giặt: Nếu phòng giặt chung nơi bạn ở không có diện tích đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m thì bạn không nên vào phòng giặt khi đang có người trong phòng. Bạn cũng nên đề nghị với ban quản lý khu nhà thiết lập lịch giặt phù hợp, đảm bảo an toàn trong mùa dịch covid.
  • Chuẩn bị quần áo sẵn sàng trước khi đi giặt để giảm thiểu thời gian đứng ở phòng giặt và nguy cơ chạm vào các bề mặt ở phòng giặt.
  • Mang theo khăn lau khử trùng và dung dịch rửa tay để lau tay cầm và các nút của máy giặt trước khi sử dụng. Hoặc rửa tay ở bồn rửa tại phòng giặt nếu có.
  • Bạn nên mang theo giỏ đựng quần áo riêng để tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
  • Đừng chạm vào mặt của bạn trong thời gian giặt đồ.
  • Không nên đứng lại lâu ở phòng giặt sau khi đã bấm nút giặt đồ vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bề mặt tại phòng giặt và gặp gỡ những người đến giặt đồ.

Thời gian Virus corona tồn tại trên bề mặt

Khi có người thân trong gia đình mắc bệnh corona, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý đồ vải. CDC khuyến nghị thực hiện các biện pháp sau:

  • Mang găng tay dùng một lần trước khi tiến hành xử lý đồ vải bẩn và rửa tay ngay sau khi cởi găng tay.
  • Cố gắng không dụ đồ vải bẩn để tránh lây nhiễm vi rút corona vào không khí.
  • Sử dụng nước ấm nhất có thể để giặt đồ, lau khô vật dụng xung quanh sau khi hoàn tất thao tác giặt
  • Có thể dùng chung máy giặt với người mắc bệnh covid 19

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề