Vì sao quan vũ được phong thánh

GN - HỎI: Xin hỏi quý Báo, theo Phật giáo, trong nhà Phật tử có nên thờ vị Quan Công? Vì sao?

[THỌ LÊ, ]


Trong gia đình người Phật tử Việt không nhất thiết phải thờ vị thần tướng này

ĐÁP:

Bạn Thọ Lê thân mến!

Quan Công tên thật là Quan Vũ [160-219], tự Vân Trường, người tỉnh Sơn Tây, là một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc [211-264] ở Trung Quốc. Sau thất thủ Kinh Châu, Quan Vân Trường bị quân Đông Ngô phục kích và tử trận. Sinh thời, Quan Công là vị tướng văn võ toàn tài, trung nghĩa, thẳng thắn, hiên ngang, chính trực, sau khi mất ông hiển linh và được tôn là vị Tướng thần.

Đến thế kỷ VI, vào đời Tùy [581-619] dân gian lập miếu thờ ông tại quê hương tỉnh Sơn Tây, các thần tích của ông bắt đầu được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng, trong đó nổi bật là chuyện Đức Quan Thánh quy y Phật pháp.

Theo sách Lục đạo tập, vào đời nhà Tùy có ngài Thiên Thai Trí Giả [538-597], lúc nhập định tại núi Ngọc Tuyền chuyên trì tụng kinh Pháp hoa, chứng Pháp hoa tam muội, được chư thiên cúng dường, các thiện thần mến mộ. Ngày nọ, ngài Trí Giả chợt thấy một trang nam tử râu dài mặt đỏ, tướng mạo đoan trang đi tới. Ngài hỏi: “Nhân giả là ai? Đến đây có việc gì?”. Quan Thánh bèn cúi đầu vòng tay thưa: “Đệ tử tên là Quan Vũ”. Ngài tiếp hỏi rằng: “Có phải ông là danh tướng đời Tam Quốc?”. Quan Thánh đáp: “Thưa phải, chính tôi đây”.

Ngài Trí Giả khen rằng: “Ta hằng nghe tướng quân giữ một lòng trung nghĩa, sống làm tướng, chết làm thần phục trừ ma quỷ. Nay nơi núi cao rừng thẳm, không hẹn mà gặp, thật là một đại nhân duyên vậy”. Quan Thánh thưa rằng: “Nay gặp đời mạt thế, cách Phật đã xa, cương thường luân lý đảo ngược, gian thần, tặc tử đầy rẫy khắp nơi, may nhờ ngài ra đời, phụng hành Phật pháp nên tôi nguyện hướng Phật, mong ngài tế độ, tôi nguyện kiến tạo một ngôi già-lam để đại sư làm đạo tràng hoằng pháp lợi sinh”.

Nghe xong ngài Trí Giả hoan hỷ với lời thỉnh nguyện đó. Khi ngôi chùa xây xong, kẻ Tăng người tục đều tìm đến quy y, nghe pháp thật đông đảo. Bấy giờ Quan Thánh đến xin thọ Tam quy Ngũ giới. Từ đó trở đi, uy danh của Đức Quan Thánh ngày càng lớn, oai thần càng linh hiển.

Sang đời Đường [618-907], Thiền sư Bách Trượng-Hoài Hải [720-814] ghi nhận Quan Công là vị thần Hộ pháp già-lam [Bách Trượng thanh quy, quyển 2, chương hai: Báo ân, phần 1.11 Phụ: Già-lam sanh nhựt]. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu thêm bởi Bách Trượng thanh quy có nhiều dị bản và được nhiều người đời sau chấp bút.

Đến đời Tống [962-1279], Quan Công trở thành vị Thánh trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa-xã hội, được thờ cúng khắp mọi nơi, phổ biến trong Tam giáo [Phật, Khổng, Lão].

Vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, La Quán Trung [khoảng 1330-1400] viết tiểu thuyết chương hồi rất nổi tiếng. Tiểu thuyết ghi, Quan Công sau khi chết  hồn cưỡi ngựa Xích Thố, đêm đêm phi ngựa khắp nơi kêu gào “Trả đầu cho ta” khiến bá tánh thảy đều kinh động. Khi đến núi Ngọc Tuyền, Thiền sư Phổ Tỉnh liền bước ra khỏi am hỏi lớn: “Vân Trường có thực sự tồn tại chăng?” [Vân Trường an tại?]. Câu hỏi đó đã tức khắc khai ngộ cho Quan Công. Đại ngộ rồi, Quan Công cúi đầu làm lễ quy y mà đi [Tam quốc diễn nghĩa, hồi 77]. Huyền tích này đã góp phần củng cố vị thế hộ pháp của Quan Công trong Phật giáo Trung Quốc.

Từ thời nhà Minh trở về sau, Quan Công còn là vị thần thủ hộ của giới doanh thương Trung Quốc, được thờ cúng khắp nơi ở nhiều đền, miếu, chùa, đạo quán và trong gia đình, cửa hiệu buôn bán v.v… Tín ngưỡng Quan Công trở thành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Trung Quốc.

Tại xứ ta, vào thế kỷ XVII, những lưu dân người Hoa [Phúc Kiến, Quảng Đông] đầu tiên theo các cựu tướng của nhà Minh như: Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu,… di cư đến các vùng Chợ Lớn, Bình Dương, Biên Hòa, Mỹ Tho và Hà Tiên đã mang theo tín ngưỡng Quan Công. Sang thế kỷ XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX, người Hoa lại tiếp tục sang xứ ta định cư làm ăn, buôn bán, tín ngưỡng Quan Công dần phổ biến. Ngoài cộng đồng người Hoa, một bộ phận người Việt ở các địa phương Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn-Gia Định, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang cũng tiếp nhận tín ngưỡng này. Ngoài các đạo quán và đền miếu chuyên thờ Quan Công, chùa Việt ở vài nơi cũng thờ Quan Công là vị hộ pháp già-lam.

Hiện một số Phật tử vẫn thờ Quan Công như vị thần trừ yêu, diệt quỷ, phò hộ làm ăn theo truyền thống tín ngưỡng lâu đời. Theo tinh thần chánh kiến của Phật giáo, người Phật tử Việt chỉ kính tin và thờ phụng Tam bảo [Phật-Pháp-Tăng] để thực hành Chánh pháp, tu tạo phước đức, phụng sự tha nhân là đã đầy đủ. Phụng thờ Phật-Pháp-Tăng sẽ được uy đức Tam bảo gia hộ, chư thiên và các thiện thần nói chung mến mộ, che chở, hộ trì. Thiển nghĩ, một khi đã hiểu Phật pháp và tường tận về việc hình thành tín ngưỡng Quan Công trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, trong gia đình người Phật tử Việt không nhất thiết phải thờ vị thần tướng này cũng như các vị thần khác như Ông Táo, Thổ Địa, Thần Tài v.v...

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
[]

Ở xứ Hương cảng người ta thờ rất nhiều vị thần, nhưng chỉ có duy nhất một vị thánh được cả cảnh sát và χã нộι đєи Trung Quốc thờ phụng. Đó không ai khác chính là Quan Vũ, một nhân vật có thật trong lịch sử ở thời Tam quốc.

Theo thông tin từ báo đài thì hình tượng Quan Công rất phổ biến trong văn hóa của người dân Hong Kong từ trong phim ảnh lẫn ngoài các đền thờ cho đến những những nơi dùng để thờ cúng ở nhà hàng, cửa hàng, khách sạn và ở cả hang ổ của các вăиɢ đảиɢ тộι ρнạм. Nếu như ở Việt Nam bạn có thể liên tưởng đến một phong tục tương tự là thờ Thổ Địa, Thần Tài.

Lý do gì khiến cả cảnh sát lẫn χã нộι đєи ở Hong Kong đều thờ Quan Vũ như một vị thánh?

Chỉ tính riêng ở Hong Kong đã có đến 13 đền thờ Quan công, trong khi ở quê nhà của chính vị thánh này là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cũng chỉ có 3 đền thờ mà thôi.

Vì sao Quan Vũ lại được phong là thánh?

Quan Vũ là một trong những vị danh tướng vừa gan dạ, bản lĩnh phi thường lại vô cùng trung thành phò tá dưới trướng của Lưu Bị ở giai đoạn cuối thời Đông Hán ở Trung Quốc. Đến năm 219, thì Quan Vũ bị Đông Ngô bắt sống trong một trận bị mai phục, đồng thời Ông bị нàин qυуếт ở Linju nay thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc.

Nhưng ở thời điểm ấy Quan Vũ không được phong thánh ngay lập tức. Thậm chí ở Linju, người ta lập đền thờ Quan Vũ vì sợ rằng linh hồn của Ông sẽ biến thành qυỷ ∂ữ mà quay lại báo thù dân làng.

Ở thời của mình Quan Vũ vẫn chưa được kính trọng và tôn thờ như ngày nay

Với những người hiểu rõ kiến thức lịch sử của Trung Quốc thì ở thời Tam Quốc vào những năm 220 đến 280, Quan Vũ hầu như không được ai biết đến và tôn sùng bởi sinh thời Ông không phải là một chiến lược gia xuất sắc và cũng không là một vị tướng giỏi vì bản thân đã để мấт Kinh Châu đồng thời vì vậy mà thế chân vạc thời Tam Quốc bị phá vỡ.

Nguồn gốc được cho là nguyên nhân khiến Quan Vũ được phong thánh là vào thời nhà Tùy từ năm 581 đến năm 618 theo Phật giáo truyền thống lúc bấy giờ. Những chiến tích và phẩm chất đạo đức của Quan Vũ rất được mọi người đề cao và thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian. Từ đó những truyền thuyết về Quan Vũ được biết đến rộng rãi dưới thời nhà Tống [năm 960-1279].

Các đời hoàng đế Trung Quốc cũng luôn đón nhận những câu chuyện thần thánh hóa về vị tướng tài hết mực trung thành này một cách tính cực, ít nhất cũng là đến đầu thời nhà Tống. Đặt biệt là vào khoảng thời gian ở thế kỷ 14, hình tượng Quan Vũ một lần nữa lại trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc nguyên nhân là do cuốn Tiểu thuyết Tam quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung được ra đời.

Các đời hoàng đế Trung Quốc cũng luôn đón nhận những câu chuyện thần thánh hóa về Quan Vũ

La Quán Trung là một người sinh vào cuối đời Nguyên, мấт vào đầu đời Minh, khoảng thời gian được ước tính từ năm 1330 đến năm 1400 giữa thời đại của Nguyên Thuận Đế và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ông chính là cha đẻ của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và sau này bộ tiểu thuyết đã trở thành một trong những tập truyện kinh điển nhất mọi thời đại.

Mãi về sau nhờ có Hoàng đế Trung Hoa Tống Huy Tông là một người đam mê Đạo giáo, chính ông cũng là người đầu tiên đưa Quan Vũ trở thành huyền thoại trong Đạo giáo. Vì vậy mà đến thời nhà Minh khoảng những năm 1368 đến 1644, hình ảnh của Quan Vũ được nâng tầm như một hoàng đế hay nhiều người vẫn gọi là Quan Đế.

Mãi cho đến năm 1912 khi nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ, hình tượng Quan Vũ mới ngày càng có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa Trung Quốc đến mức vượt qua cả Khổng Tử. Phải kể đến trong ba hệ thống tín ngưỡng chính của Trung Quốc là Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo, Khổng Tử chỉ được tôn sùng trong một hệ thống duy nhất đó là Nho Giáo hay còn được gọi là Khổng Giáo. Trong khi đó, Quan Vũ lại được tôn sùng ở cả 3 hệ tín ngưỡng này nên vì vậy mới có quan điểm cho rằng Ông còn vượt qua cả Khổng Tử.

Ở Trung Quốc Quan Vũ còn được tôn thờ nhiều hơn cả Khổng Tử

Được biết trong xã hội của Trung Quốc đặc biệt là Hong Kong, Quan Vũ đã trở thành một vị thần hộ mệnh, được người dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh. Từ nghệ sĩ, thợ rèn, cho đến cảnh sát, thương nhân hay các băng đảng χã нộι đєи đều tôn thờ vị tướng uy mãnh này. Trong thời điểm ấy Quan Vũ đã trở thành một trong 4 vị thần lớn nhất của Trung Quốc về lĩnh vực tài chính.

Vậy chính xác thì điều gì đã khiến cho đại đa số người Trung Quốc kính trọng và tôn thờ Quan Vũ, từ hoàng đế cho đến dân thường, từ cảnh sát cho đến χã нộι đєи? Câu trả lời chính xác nhất là nằm ở sự trung nghĩa.

Trung nghĩa là một từ ghép kết hợp giữa trung thành và chính nghĩa, theo quan điểm của Trung Quốc đây cũng là hai đức tính gắn liền với những người được đánh giá là một anh hùng. Dưới thời của các vị vua nhà Thanh, đa số các hoàng đế người Mãn đều rất thích câu chuyện Quan Vũ trung thành với Lưu Bị dù chấp nhận quỳ gối trước Tào Tháo và làm việc dưới trướng Tào Mạnh Đức nhưng vẫn mong một ngày được quay về với Lưu Bị.

Người dân Trung Quốc thờ Quan Vũ là vì ông là một người chính nghĩa

Ngày qua ngày câu chuyện lại được lan truyền rộng rãi và dần được xem là một hành động của sự chính trực. Có thể nói “Lòng trung thành của Quan Công đối với nước là không gì chối cãi, không chỉ có trung thành Ông còn đối xử nhân từ với người khác, trọng tình huynh đệ và dũng cảm trong chiến đấu nên hoàn toàn phù hợp với những giá trị cốt lõi được đề cao ở Trung Quốc”.

Những người dân thường ở Trung Quốc cũng có lý do riêng cho việc vì sao họ lại tôn thờ Quan Công. Khi đến đền thờ của Quan Vũ ở Vận Thành, rất nhiều những mong muốn bằng chữ viết tay với những nội dung như thành công trong kỳ thi Đại học, cầu thăng quan tiến chức, cầu mong tiền tài là vô cùng phổ biến.

Hình tượng Quan Vũ ở Hong Kong

Ở Hồng Kông ngày nay từ cảnh sát cho đến χã нộι đєи bao gồm Hội Tam Hoàng, đều tôn thờ Quan Vũ vì những lý tưởng khác nhau. Trong đó cảnh sát coi Quan Vũ như một vị thánh tượng trưng cho sự trung thành, liêm chính, công minh, nhân từ, dũng cảm và rất đáng để tin cậy. Còn đối với χã нộι đєи Hong Kong họ tôn thờ Quan Vũ vì bản thân Ông là một người rất trọng tình nghĩa huynh đệ, trung thành với một chủ và dũng mãnh cho đến ¢нếт.

Điểm khác biệt duy nhất đó là tượng Quan Vũ thờ ở sở cảnh sát thì tay phải cầm thanh đao còn bức tượng do χã нộι đєи thì cầm đao bằng tay trái.

Tượng Quan Vũ thờ ở sở cảnh sát thì tay phải cầm thanh đao còn, tượng do χã нộι đєи thờ thì cầm đao bằng tay trái

Còn đối với các chủ cửa hàng, nhà hàng họ thờ Quan Vũ vì tin rằng Ông đem đến sự thịnh vượng, cũng như xua đuổi мα qυỷ và tà khí để bảo vệ những người ở bên trong. Trong giới kinh doanh thì người ta lại cho rằng Ông là người có khả năng quản lý tài chính cũng như có những phương pháp đặc biệt để giữ tiền. Ngoài ra Quan Vũ còn thể hiện tinh thần chiến đấu bất bất diệt, không bao giờ từ bỏ nên mới giúp ông lập nên nhiều công trạng hiển hách vì bậy mà ông được nhiều người trong giới kinh doanh thời phụng.

Hơn thế nữa ngày nay, tượng Quan Vũ ở Hong Kong cũng được coi là giúp cải thiện phong thủy của người thờ cúng. Vì lý do này mà người Hong Kong tin vào Quan Vũ, đặc biệt là cảnh sát và băng đảng χã нộι đєи.

Video liên quan

Chủ Đề