Vì sao phải đổi sang thẻ căn cước

Thời gian vừa qua có nhiều người hiểu nhầm rằng: Ai cũng phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, nếu không đi đổi thì sẽ bị phạt và sau ngày 01/7/2021 sẽ không còn được cấp nữa.

Đây là những thông tin hoàn toàn sai lệch. Không có một văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định như trên. Thực tế hiện nay, chỉ những người sau mới cần phải đi làm căn cước công dân gắn chip:

- Người đủ 14 tuổi [cấp cước công dân lần đầu];

- Người có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân mã vạch bị hư hỏng, bị mất hoặc bị hết hạn sử dụng;

- Những người có nhu cầu.

Do tin rằng ai cũng phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip nên dẫn tới tình trạng quá tải ở nhiều cơ quan công an cấp huyện như thời gian vừa qua. Một lần nữa có thể khẳng định rằng: “không bắt buộc tất cả người dân đều phải đi đổi sang Căn cước công dân gắn chip”. 

Một trong rất nhiều thắc mắc được gửi đến LuatVietnam.vn


2. Vì làm trước 01/7/2021 sẽ “rẻ hơn”

Cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2020/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ứng phó dịch Covid-19, trong đó có lệ phí cấp Căn cước công dân.

Theo đó, nếu như đi làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021 người dân sẽ được giảm một nửa lệ phí. Cụ thể:

- Nếu chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: Lệ phí chỉ còn 15.000 đồng;

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không dùng được; Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ; Khi công dân yêu cầu: Lệ phí chỉ còn 25.000 đồng;

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam: Lệ phí chỉ còn 35.000 đồng.

Từ ngày 01/7/2021 trở đi, mức lệ phí trên sẽ tăng gấp đôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người gấp rút đi làm Căn cước công dân gắn chip ở thời điểm này.


3. Vì mục tiêu cấp 50 triệu thẻ căn cước trước 01/7/2021

Bộ Công an đề ra mục tiêu sẽ cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, trên tổng số hơn 97 triệu dân. Để hoàn thành mục tiêu này, cơ quan công an ở các địa phương đang triển khai mạnh mẽ hoạt động cấp loại thẻ căn cước mới này.

Điển hình như ở Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành Công văn 5764/UBND-NC triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip lưu động. Thay vì được cấp ở công an cấp huyện, người dân có thể đến các công an xã/phường để làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip; thậm chí công an còn “tăng ca” đến 10 giờ tối để phục vụ nhu cầu cấp thẻ của người dân.


4. Vì Căn cước công dân gắn chip có những ưu điểm nổi trội

So với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân loại có mã vạch, Căn cước công dân gắn chip có những ưu điểm nổi trội, như: Tích hợp nhiều thông tin của công dân [bảo hiểm, giấy phép lái xe…]. Do đó, khi đi làm thủ tục, giao dịch, người dân không cần mang theo quá nhiều loại giấy tờ…

Ngoài ra, mức độ bảo mật của thẻ chip rất cao, tránh nguy cơ làm giả hoặc giả mạo thông tin cá nhân…

Những ưu điểm của thẻ Căn cước công dân gắn chip cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đi làm sớm loại thẻ này.

Nếu còn băn khoăn liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về Căn cước công dân gắn chip 

>> Cần mang giấy tờ gì khi làm Căn cước công dân gắn chip? 

Có nên đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp trước 01/7/2021? [ảnh minh họa]

Đây có lẽ là câu hỏi nhiều bạn đang phân, theo tình hình thực tế hiện nay về việc cấp CCCD ở cả nước thì có những điểm nổi bật sau:

Trước ngày 01/7/2021, được làm thẻ CCCD gắn chíp ngoài giờ hành chính, đêm khuya hoặc ngày lễ, cuối tuần

Từ những ngày cấp CCCD gắn chíp đầu tiền thì việc này đã được cấp tốc ở tất cả địa phương trên cả nước, cụ thể:

- Hầu hết các địa phương trên cả nước đều thực hiện cấp CCCD gắn chíp 24/24 kể cả cuối tuần và ngày lễ.

Như vậy, những người đi làm, học đều có thể làm CCCD gắn chíp vào thời gian mà bản thân rảnh.

Sau ngày 1/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.

Trước ngày 01/7/2021, người lớn tuổi, khuyết tật được làm CCCD gắn chíp ngay tại nhà trước

Hiện nay, một số địa phương triển khai thực hiện việc cấp CCCD gắn chíp lưu động. Do đó, những người lớn tuổi, khuyết tật khó khăn trong việc đi lại được làm CCCD gắn chíp ngay tại nhà mà không cần chen lấn, chờ đợi quá lâu.

Làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2021 giúp thuận lợi trong TTHC và hoàn thiện CSDL quốc gia

Ngày 01/7/2021, Luật Cư trú 2020 và những quy định khác sẽ chính thức có hiệu lực. Việc này sẽ thay đổi rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Do đó, khi công dân làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2021 thì cơ sở dữ liệu quốc gia của công dân sẽ được hoàn thiện. Việc này giúp công dân giảm bớt những giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính và giải quyết những vấn đề liên quan khác.

Được giảm 50% lệ phí khi làm CCCD trước ngày 01/7/2021

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021 đang được giảm 50%, cụ thể:

- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Từ ngày 1/7/2021, mức lệ phí cấp, đổi thẻ CCCD gắn chip tăng gấp đôi.

Trải nghiệm trước những tính năng, điểm mới của thẻ CCCD gắn chíp

Đổi thẻ CCCD gắn chíp thì công dân sẽ trải nghiệm những điểm mới, tính năng ưu việt so với CMND và CCCD trước đây, cụ thể:

 - Về hình dáng và kích thước, chất liệu

- Thẻ Căn cước công dân gắn chíp sử dụng song ngữ Anh - Việt

- Bổ sung nhiều điểm mới trên thẻ CCCD gắn chíp

- Thẻ CCCD gắn chíp có nhiều tính năng hơn so với CMND

- Thời hạn của thẻ CCCD gắn chíp và CMND là khác nhau

[Xem chi tiết tại đây]

Nếu thuộc trường hợp bắt buộc đổi CCCD gắn chíp thì phải làm ngay

Điều 5 Nghị định  05/1999/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a] Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b] Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c] Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d] Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e] Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Như vậy, công dân dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại ngay lập tức chứ không phải là có nên đổi hay không trước ngày 01/7/2021.

Tóm lại, việc đổi thẻ CCCD gắn chíp là không bắt buộc trước ngày 01/7/2021 nhưng công dân nên thực hiện đổi để được hưởng những quyền lợi được nêu trên.

Xem thêm:

>> Bộ Công an thông tin việc chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

CCCD gắn chip có một số đặc điểm bạn cần biết như sau:

  • Độ bảo mật cao, chỉ chủ thẻ mới sử dụng được, nếu bị mất cũng không gặp rủi ro.
  • Tích hợp thêm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe,... nên chủ thẻ không cần phải mang các loại giấy tờ khác trong người.
  • Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học,...
  • Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ.
  • Phòng tránh giả mạo giấy tờ.
  • Tích hợp mã QR, tiết kiệm thời gian trình báo giấy tờ.

Theo thông tư của Bộ Công an số 06/2021/TT-BCA các đối tượng sau đây cần phải bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip:

- Những trường hợp bắt buộc đổi CMND sang CCCD gắn chip sau ngày 1/7/2021 gồm:

  • CMND hết thời hạn sử dụng.
  • Thay đổi họ - tên - tên đệm.
  • Thay đổi ngày - tháng - năm sinh.
  • CMND bị hư hỏng không thể dụng được.
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng công dân.
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại CCCD do CMND sẽ không còn được sử dụng.

- Những trường hợp bắt buộc đổi CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chip sau ngày 1/7/2021 gồm:

  • Thẻ cũ bị hư hỏng không sử dụng được.
  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ cũ.
  • Thay đổi thông tin về ngày - tháng - năm sinh, tên - họ - chữ đệm.
  • Xác định lại giới tính, đặc điểm nhận dạng, quê quán.

Xem thêm:

Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

Nếu không thuộc các trường hợp ở trên, bạn sẽ KHÔNG CẦN đổi sang CCCD gắn chip mà vẫn có thể dùng thẻ CMND, CCCD cũ.

Tuy nhiên, khi công dân có yêu cầu thì vẫn sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA .

Cần lưu ý rằng, công dân thuộc các trường hợp đã nêu nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng [Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP].

Sau 1/7/2021, người dân có thể làm CCCD gắn chip ở nơi cư trú, không cần về địa phương đăng ký hộ khẩu thường trú nhằm giảm việc chen lấn khi làm thủ tục và các ban ngành chỉ làm CCCD giờ hành chính, không còn các điểm lưu động [trừ khi có quyết định đặc biệt].

Trình tự đổi CMND, CCCD cũ sang CCCD gắn chip:

Bước 1: Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ phụ trách tiếp nhận đề nghị cấp CCCD.

Bước 3: Thu thập thông tin công dân.

Công dân sẽ được các cán bộ cập nhật thông tin lên hệ thống, chụp ảnh, lấy vân tay. Lưu ý ở bước lấy vân tay, nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì cán bộ sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Công dân khi chụp ảnh chân dung cấp thẻ Căn cước công dân là phông nền trắng, ảnh màu, chụp chính diện, không đội mũ, rõ mặt, hai tai, không đeo kính; trang phục và tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với công dân có tôn giáo hoặc người dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Sau khi thu thập thông tin xong, cán bộ sẽ in Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ phụ trách sẽ kiểm tra lại.

Bước 4: Nộp lệ phí, nhận giấy hẹn và chọn hình thức nhận CCCD. Công nhân có thể chọn nhận CCCD trực tiếp tại cơ quan chức năng hoặc nhận qua đường bưu điện [có lệ phí]. Ở bước này theo quy định công dân sẽ bị thu hồi thẻ cũ. Tuy nhiên, quy định từng địa phương trên thực tế có thể sẽ có sự khác nhau.

Bước 5: Nhận thẻ CCCD mới.

Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí CCCD gắn chip thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức phí cấp thẻ CCCD gắn chip cập nhật như sau:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: Thông tư 06/2021/TT-BCA, Thông tư số 60/2021/TT-BCA và Thư viện Pháp luật. Ngày cập nhật: 12/08/2021.

Mời bạn tham khảo một số mẫu điện thoại đang được kinh doanh tại Điện máy XANH

Điện thoại Nokia 105 Dual SIM

Còn hàng450.000₫3.6/580 đánh giáXem chi tiết

Điện thoại OPPO A55

Còn hàng4.990.000₫3.7/5240 đánh giáXem chi tiết

Điện thoại Nokia 105 Single SIM

Còn hàng440.000₫3.7/568 đánh giáXem chi tiết

Điện thoại OPPO A16K

Còn hàng3.290.000₫4.4/576 đánh giáXem chi tiết

Điện thoại OPPO A95

Còn hàng6.990.000₫4.1/5232 đánh giáXem chi tiết

Xem thêm:

Trên đây là các trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip và những cập nhật mới về việc đổi thẻ sau 1/7/2021. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Video liên quan

Chủ Đề