Vì sao phải bảo vệ phụ nữ và trẻ em

Vừa qua, Hội LHPN Việt Nam đã có công văn gửi tới Hội LHPN các tỉnh, thành phố "chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em".

Công văn nêu, thời gian qua, tình hình các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục diễn ra tại một số địa phương, đặc biệt có nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc trong dư luận, tạo băn khoăn, lo lắng đối với sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.

Năm 2019, Trung ương Hội đã có công văn số 2852/ĐCT-TG-CSLP ngày 04/4/2019 về việc định hướng thông tin trước một số vụ việc ảnh hưởng đến an toàn của phụ nữ, trẻ em nhắm thống nhất quan điểm, định hướng dư luận và sự tham gia của các cấp Hội liên quan đến các vụ việc.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương trực tiếp thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ bé gái là nạn nhân của xâm hại tình dục ở tỉnh Phú Thọ [ảnh Hà Khê]

"Để tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam đề nghị Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh/thành phố tiếp tục bám sát các chủ trương, chỉ đạo của TW Hội trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em đồng thời thực hiện nghiêm túc trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em theo hướng phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ và phối hợp", trích nội dung công văn. 

Trong công văn, Hội LHPN Việt Nam cũng đề nghị các cấp Hội nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ sau:

Cụ thể, đối với Hội LHPN cấp tỉnh, thành phố:

Tiếp tục chỉ đạo, chủ động phát hiện, tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn, báo cáo nhanh về Trung ương Hội'.

Tùy tính chất vụ việc và tình hình thực tế, chỉ đạo các cấp Hội lựa chọn hình thức lên tiếng khác nhau như: Lên tiếng về vụ việc trên Báo Phụ nữ Việt Nam hoặc cơ quan báo chí địa phương; trực tiếp trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí, truyền hình; gián tiếp gửi công văn tới các cơ quan báo chí thể hiện quan điểm, thái độ của tổ chức Hội đối với các vụ việc.

Tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành chức năng cung cấp thông qua việc ký kết các Chương trình phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng [Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát], ký kết với Hội Luật gia nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của từng ngành/tổ chức trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

Nội dung báo cáo bao gồm: nguồn nhận thông tin, thông tin cơ bản của nạn nhân bị bạo lực/xâm hại [tên, tuổi, địa chỉ liên hệ]; nội dung vụ việc; tình trạng hiện tại của nạn nhân, những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện trước, trong và sau khi Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp nhận được thông tin.

Nghiên cứu chỉ đạo thành lập/nhân rộng mô hình "Tổ công tác tham gia giải quyết các vụ việc, điểm nóng liên quan đến phụ nữ, trẻ em và tổ chức Hội hoặc "Tổ tư vấn pháp luật và tâm lý hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ trong bảo vệ phụ nữ, trẻ em" phù hợp với điều kiện, đặc thù địa phương.

Chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các cấp Hội tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em theo Quyết định 1452/QĐ-ĐCT ngày 17/5/2018 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về việc ban hành Quy định và hướng dẫn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Đối với Hội LHPN cấp quận, huyện, thị xã:

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em cho cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân.

Nắm bắt kịp thời, lựa chọn vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em để giám sát quá trình giải quyết vụ việc và việc thực thi pháp luật về bảo vệ phụ nữ, trẻ em; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi xảy ra vụ việc để tiếp cận, nắm thông tin và theo dõi tiến trình giải quyết vụ việc. Trong trường hợp sau khi Hội có công văn chuyển đơn, công văn kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà các cơ quan có thẩm quyền chưa trả lời thì Hội LHPN các cấp cần có công văn để đôn đốc, kiến nghị các cơ quan đó hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan đó giải quyết.

Tăng cường kết nối, phối hợp Trung tâm Trợ giúp pháp lý, các chuyên gia trong lĩnh vực luật và giới để tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, bảo đảm các vụ việc được giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, gia đình, nhà trường và xã hội trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm hại, bạo lực cho phụ nữ và trẻ em.

Hướng dẫn Hội Phụ nữ cơ sở trong trường hợp cần thiết, tư vấn/chuyển tuyến phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới về Ngôi nhà Bình Yên của TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm đảm bảo sự an toàn và quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em, cụ thể:

+ Tổng đài Hỗ trợ phụ nữ [Ngôi nhà Bình Yên - TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam]: 1900 96 96 80

+ Ngôi nhà Bình Yên tại TP Hà Nội: số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

+ Ngôi nhà Bình Yên tại TP Cần Thơ: số 09 đường A6, khu vực 11, Phường Phú Hưng, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Đối với Hội LHPN cấp xã/phường:

Chủ động phát hiện, tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn; thông tin thu nhận được từ sinh hoạt chi, tổ, Hội; phản ánh của cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân; kịp thời báo cáo Hội cấp trên về thông tin nhận được.

Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân kịp thời phát hiện, tố giác và lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương [Ủy ban nhân dân, ngành Công an, ngành lao động - thương binh và xã hội] nơi xảy ra vụ việc để tiếp cận, nắm thông tin và theo dõi vụ việc, kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại theo quy định pháp luật.

Trường hợp cần trao đổi thêm thông tin, đề nghị liên hệ với Ban Chính sách - Luật pháp Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Toàn văn công văn

Trong những năm trở lại đây, những vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em ngày càng có chiều hướng gia tăng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2018, có 8.056 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và 1.356 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trung bình mỗi ngày có 4,6 trẻ bị xâm hại tình dục [trước đó chỉ 3]. Trong 5 năm từ 2012-2016, cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước, trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 65% với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Do đó, các quy định pháp luật chặt chẽ nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em là điều cần thiết. Vậy pháp luật đã có những quy định như thế nào để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em nói chung. Bài viết dưới đây công ty Luật TGS chúng tôi xin trình bày khái quát vấn đề này.

I. Thứ nhất về những quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ phụ nữ

Quy định về bảo vệ phụ nữ qua các bản Hiến pháp:

Trong các bản Hiến pháp của nước Việt Nam từ trước tới nay dù ít hay nhiều cũng đều đề cấp đến những vấn đề về quyền của người phụ nữ và các quy định bảo vệ cho họ. Đặc biệt, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ.

Điều 26, Hiến pháp 2013 quy định:

“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.

Như vậy, quyền của phụ nữ Việt Nam ngày càng được phát triển qua các bản Hiến pháp, các quyền cơ bản đó bao gồm:

[1] Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;

[2] Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

[3] Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;

[4] Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;

[5] Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;

[6] Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;

[7] Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;…

Quy định về bảo vệ phụ nữ qua các văn bản pháp luật:

Luật Bình đẳng giới 2006: Điều 7 quy định những Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới:

“Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình”.

Theo đó, trong mọi lĩnh vực thì vị thế của người nam và người nữ là ngang nhau, mọi người có quyền bình đẳng và Nhà nước có vai trò đảm bảo việc đó được thực thi.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Pháp luật hôn nhân và gia đình khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của mình; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau…

》》 Bạn có thể tham khảo : Luật sư giải quyết ly hôn nhanh 

Bộ luật Lao động 2012: Trong toàn bộ Bộ luật thì nhà làm luật có quy định hẳn một chương riêng đối với lao động là phụ nữ. Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Đặc biệt, Bộ luật Lao động 2012 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đảm bảo phụ nữ được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động. Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai
[nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp]; nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương; dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu.

Đặc biệt, Bộ luật Hình sự hiện hành còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi…

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

II. Thứ hai về những quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ trẻ em

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946: Điều 14 quy định: “Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng”. Điều 15 quy định:

“Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”.

Cho đến Hiến pháp 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37:

“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Nội dung này được quy định chi tiết hơn Hiến pháp 1992 nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho trẻ em vì đây là thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề bảo vệ trẻ em cũng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật để cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp mà tập trung là Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật Trẻ em 2016.

Luật Trẻ em 2016 được ban hành thay thế cho Luật Bảo về, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 với nhiều quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề bảo vệ trẻ em. Điều 6 Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm các hành vi sau: Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em… Theo quy định tại Khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 thì:

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, người cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền cha mẹ nuôi dưỡng con cái, quyền thương yêu; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Các quy định chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ phụ nữa và trẻ em là điều kiện cần, còn việc thực thi, áp dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thế nào mới là điều kiện đủ giúp cho việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của tầng lớp yếu thế hơn trong xã hội đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt trong vấn đề ngăn chặn, giảm thiểu bạo hành, xâm hại ở phụ nữ và trẻ em.

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN

 

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.6682.8986
  • Email:
  • Hotline: 024.6682.8986. - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

2019-10-25

admin1

Video liên quan

Chủ Đề