Vì sao mu bàn sưng lại bị sưng

Khi bị chấn thương phần mềm nhẹ, vết thương sẽ có dấu hiệu bị sưng lên. Nếu xử lý không đúng cách, vết thương sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy, nên xử lý vết thương bị sưng như thế nào mới đúng cách? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để nắm được cách thức làm giảm bớt tình trạng sưng, đỏ tại vết thương nhé!

1. Các nguyên nhân dẫn đến vết thương bị sưng

Để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, trước hết bạn nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng tấy ở vết thương. Thông thường, vết thương bị sưng là do hai nguyên nhân dưới đây:

Vết thương sưng tấy do phản ứng của cơ thể:

Cơ thể có cơ chế tự làm lành vết thương thông qua các giai đoạn: viêm, tăng sinh, tạo sẹo. Sưng tấy là dấu hiệu xuất hiện sớm ngay sau khi bị thương. Đây là một trong những dấu hiệu của phản ứng viêm, nhằm chống lại các vi sinh vật lạ xâm nhập vào vết thương. Nếu tình trạng sưng tấy biến mất sau 2 - 3 ngày thì bạn có thể yên tâm vì đây chỉ là dấu hiệu bình phục tự nhiên của cơ thể. Ngược lại sau một thời gian dài vết thương mới xẹp xuống, thì có thể vết thương đó đã bị nhiễm trùng.

Vết thương bị sưng là một trong những dấu hiệu của phản ứng viêm, nhằm chống lại các vi sinh vật gây hại

Ngoài ra, phản ứng viêm còn giải phóng ra các chất trung gian hóa học gây cảm giác nóng, đau rát tại vết thương. Đồng thời, do lượng máu dồn về nhiều nên bên ngoài vết thương sẽ có màu đỏ hồng và chuyển dần sang màu tím sau 1 - 2 ngày.

Vết thương sưng tấy do nhiễm trùng:

Nếu sau 4 - 6 ngày, tình trạng sưng tấy vẫn chưa giảm bớt thì vết thương có thể đã bị nhiễm trùng. Cảm giác nóng đỏ và đau rát ở vết thương sẽ tăng dần theo thời gian.

Tùy theo mức độ tổn thương mà bạn có thể bị sốt nhẹ hoặc cao. Trong trường hợp nặng hơn, vết thương sẽ bắt đầu có hiện tượng chảy mủ ra ngoài và có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc xử lý vết thương không đúng cách tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây viêm nhiễm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, vết thương có thể bị hoại tử.

Vết thương bị nhiễm trùng nặng, chảy mủ ra ngoài và có mùi rất khó chịu

2. Cách xử lý vết thương bị sưng được khuyến cáo

Để làm giảm tình trạng sưng tấy, tùy theo từng loại vết thương mà có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý vết thương bị sưng:

Đối với vết thương bị sưng do phản ứng cơ thể:

Bạn không nên quá lo lắng về những vết thương như thế này. Đối với những vết thương gần vùng phải hoạt động nhiều như: tay, chân,… thì bạn nên hạn chế cử động. Để vết thương nhanh lành hơn, bạn có thể kết hợp với xoa bóp giúp máu lưu thông đến nuôi các mô bào tại đó.

Trong trường hợp vết thương quá sưng hoặc gây đau đớn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tình trạng sưng tấy không trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, chườm đá đúng cách cũng là biện pháp giảm bớt tình trạng xuất huyết và sưng tím khi bị bong gân, căng cơ,… Biện pháp này chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc bị thương. Do đó, bạn nên tiến hành chườm đá lên vùng đau nhức sớm. Bạn chỉ nên chườm đá từ 5 - 10 phút, chườm nhiều lần và mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Trước khi chườm, bạn nên bỏ đá vào một chiếc khăn sạch hoặc nhúng khăn vào nước lạnh. Tuyệt đối không được chườm đá trực tiếp lên da hay miệng vết thương hở.

Chườm đá đúng cách là biện pháp giảm bớt tình trạng xuất huyết và sưng tím khi bị bong gân, căng cơ,…

Đối với vết thương bị sưng do nhiễm trùng:

Vết thương bị sưng kéo dài, gây đau rát và chảy mủ. Đây chính là những biểu hiện cho thấy vết thương bắt đầu bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng vết thương bị hoại tử. Để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng.

Trong trường hợp, vết thương bị nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ:

- Trước khi xử lý vết thương ban nên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp, để vi sinh vật không xâm nhập từ tay vào vết thương.

- Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý [NaCl 0,9%], hoặc bạn có thể rửa bằng nước muối tự pha theo công thức: dùng 2 thìa muối với 1 lít nước đun sôi để nguội. Tuyệt đối không rửa vết thương bị sưng bằng oxy già hay cồn iod,… tránh làm vết thương lâu lành.

Bạn nên làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý có sẵn hoặc tự pha

- Nếu vết thương xuất hiện các dị vật thì bạn nên dùng nhíp hay dao đã qua sát trùng để loại bỏ chúng. Sau đó, sát trùng lại vết thương bằng nước muối sinh lý và băng lại cẩn thận bằng gạc y tế. Nếu vết thương nhỏ bị sưng tấy thì bạn nên để hở, để chúng nhanh lành hơn.

3. Nên ăn gì để vết thương bị sưng nhanh lành

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm sưng ở vết thương. Để vết thương bị sưng không trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, thịt bò, tôm cua,… Bởi vì, những loại thực phẩm này có thể làm cho vết thương bị sưng tấy lên, chảy nước và sinh mủ nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các loại thực ăn gây dị ứng, nổi mề đay.

Bạn nên ăn nhiều chất đạm có trong thịt, cá, các loại đậu,… để tái tạo các tế bào mới. Đồng thời, bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi,… giúp tăng cường sức đề kháng, làm cho vết thương nhanh lành.

Ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, làm cho vết thương nhanh lành

Nếu không xử lý đúng cách, vết thương bị sưng có thể bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên quan sát tình trạng của vết thương, từ đó có cách giải quyết phù hợp. Nếu vết thương bị sưng tấy kéo dài và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự nhiễm trùng, thì bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ, tránh tình trạng vết thương bị hoại tử. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm cho vết thương nhanh lành hơn.

1. Đau mu bàn chân là gì

2. Biểu hiện của đau mu bàn chân

3. Nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân

4. Điều trị đau mu bàn chân

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau mu bàn chân là gì?

Đôi khi bạn cảm thấy có cơn đau trên mu chân, có thể gây khó chịu khi đi lại hay thậm chí khi đứng yên. Cơn đau này có thể nhẹ hay nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của tổn thương.

Nếu bạn cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân.

2. Biểu hiện của đau mu bàn chân

Có những triệu chứng có thể đi kèm với đau mu chân, như là:

  • Đau nhức của chân bị tổn thương.
  • Đỏ tại vùng tổn thương.
  • Sưng xung quang mu chân.
  • Đau tăng dần khi vận động bàn chân, như đi bộ, chạy,…

3. Nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân

Đau mu chân có thể do nhiều tình trạng khác nhau gây lên, thường gặp nhất là do vận động quá mức như chạy, nhảy hay đá.

Những tình trạng gây ra do vận động quá mức gồm:

- Viêm gân duỗi: Tình trạng do lạm dụng giày ôm sát chân. Những gân chạy dọc theo mu chân và kéo bàn chân hướng lên bị viêm và đau.

- Hội chứng viêm hoạt mạc khớp dưới sên [sinus-tarsi]: hội chứng này thường hiếm gặp và được coi là viêm xoang cổ chân, hay kênh nằm giữa gót và xương cổ chân. Tình trạng này gây đau mu chân và mặt ngoài cổ chân.

- Nứt xương chân do áp lực: cơn đau có thể gây ra chỉ bởi nứt xương bàn chân, những xương nằm ở mu chân. Chấn thương này thường có triệu chứng sưng.

Đi giày quá chật là nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân

Những nguyên nhân khác gây đau mu chân có thể gồm:

- Bệnh Gout, có thể gây cơn đau đột ngột, nặng ở khớp nằm ở nền ngón cái.

- Gai xương, tạo thành dọc theo khớp, nằm trong khớp chân vùng ngón chân.

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên, gây cơn đau, dị cảm hay tê có thể lan từ bàn chân lên chân.

- Rối loạn chức năng thần kinh mác, là rối loạn của một nhánh của thần kinh tọa có thể gây cảm giác râm ran và đau ở mu chân, kèm với yếu bàn hay cẳng chân.

4. Điều trị đau mu bàn chân

Vì bàn chân nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể, một chấn thương nhẹ có thể trở nên nặng nếu không được điều trị. Tìm kiếm cách điều trị thích hợp nếu bạn nghi ngờ một chấn thương nghiêm trọng.

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và có thể gồm:

- Vật lý trị liệu, có thể giúp chữa trị những tình trạng như bệnh thần kinh ngoại biên, viêm gân duỗi và tổn thương thần kinh mác.

- Bó bột hay giày cố định cho những chấn thương như gãy hay nứt xương.

- NSAIDs hay những thuốc kháng viêm khác, có thể giúp giảm viêm, bao gồm cả viêm do Gout.

- Điều trị tại nhà: Điều trị tại nhà có thể có ích cho đau chân trong rất nhiều trường hợp. Phương pháp RICE được khuyên dùng. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi [Rest]: Tránh cho cchân chịu lực. Cố gắng di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu. Dùng nạng hay gậy nếu bạn cần đi lại hay di chuyển.
  • Đá [Ice]: Bắt đầu bằng việc chườm túi đá lên mu chân bạn tối đa 20 phút mỗi lần. Làm như vậy 3 tới 5 lần mỗi ngày trong 3 ngày sau chấn thương. Việc này giúp giảm sưng và làm tê liệt cơn đau. Chừa khoảng 90 phút giữa mỗi lần chườm đá.
  • Ép [Compression]: Quấn băng chun quanh mu chân bị thương. Đừng quấn quá chặt nếu không chân bạn có thể bị tê hay ngón chân có thể chuyển sang màu xanh.
  • Nâng [Elevation]: Khi nào có thể, giữ cho bàn chân bạn cao hơn mức tim bằng một chồng gối hay một cấu trúc nâng đỡ khác.

Khi bạn phải di chuyển, mang giày vừa vặn, nâng đỡ tốt mà không quá chật.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đa số nguyên nhân gây đau mu chân đều có thể được giải quyết, nhưng nó cần được chữa trị trước khi cơn đau và sự tổn thương nặng lên. Nếu bạn đau mu chân, hãy cố gắng sử dụng bàn chân càng ít càng tốt trong ít nhất năm ngày và chườm đá lên nơi tổn thương tối đa 20 phút mỗi lần. Nếu điều trị tại nhà không giúp cải thiện sau 5 ngày, hãy đặt lịch khám với bác sĩ của bạn.

Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Các bác sĩ của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề