Vì sao khu vực có khí áp thấp lại mưa nhiều

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1. Ngưng đọng hơi nước [điều kiện]

- Không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh.

- Có hạt nhân ngưng đọng [những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, muối biển,... do gió đưa tới].

2. Sương mù [điều kiện]

- Độ ẩm tương đối cao;

- Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng;

- Có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

- Mây: Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám => mây.

- Mưa:

+ Khi các hạt nước trong các đám mây vận động kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống => mưa.

+ Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0oC trong điều kiện không khí yên tĩnh => tuyết rơi.

+ Mưa đá: xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ, các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh.

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu áp thấp: mưa nhiều.

- Khu áp cao: mưa ít hoặc không mưa [vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi].

2. Frông

- Dọc frông không khí bị nhiễu loạn sinh ra mưa.

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua => mưa nhiều => mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Miền có gió mậu dịch: mưa ít.

- Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều [Tây Âu, tây Bắc Mĩ].

- Miền có gió mùa: mưa nhiều [vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa].

4. Dòng biển

- Vùng ven dòng biển nóng: mưa nhiều [không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa].

- Vùng ven dòng biển lạnh: mưa ít [không khí bị lạnh, không bốc lên được].

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm, mưa nhiều; sườn khuất gió mưa ít.

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

- Càng về 2 cực, lượng mưa càng ít.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Lượng mưa phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ.

Loigiaihay.com

  • Hai bên đường xích đạo là khu vực có:

    -Nhiều dòng biển nóng chảy qua.

    -Góc nhập xạ lớn nhất, nhận được nhiều nhiệt nhất nên nóng quanh năm, tồn tại khí áp thấp quanh năm. 

    -Gió tín phong hoạt động quanh năm [thổi từ 30o Bắc và Nam về xích đạo]. 

    -Mặt khác đường xích đạo đi qua đại dương nhiều hơn lục địa nên gió tín phong đem mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình > 2000 mm/ năm. 

    Vùng Đồng bằng A ma zôn hầu như ngày nào cũng có mưa, hình thành rừng rậm xích đạo lớn nhất địa cầu 

    Vùng xích đạo cũng là vùng có vĩ độ thấp [ 0o] càng về hai cực vĩ độ càng cao dần, cao nhất là cực Bắc và Nam [ 90o]


    ------------THAM KHẢO THÊM--------------

    Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế giới: Tại xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm.

    Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi [Mông Cổ] khoảng 45 độ C.

    Vùng xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

    Nước làm cân bình nhiệt

    Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.

    Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được [do khả năng truyền nhiệt rất kém]. Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.

    Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.

    Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.

  • Trung bình: 4,32

    Đánh giá: 38

    Bạn đánh giá: Chưa

    Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

    * Khí áp.

    - Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.

    - Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.

    * Frông:

    - Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng [khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh] cũng như trông lạnh [khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng], không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.

    - Miền có frông, dải hội lụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa dài hội tụ.

    * Gió:

    - Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên.

    - Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.

    - Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

    * Dòng hiển:

    - Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

    - Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

    * Địa hình:

    - Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

    - Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

    Đáp án B.

    Khu áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa -> do vậy các khu áp thấp thường có mưa nhiều.

    CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

    A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng, không có mưa.

    B. ở đỉnh núi không khí loang, lượng hơi nước ít nên ít mưa.

    C. ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên có khí áp cao, hơi nước không bốc lên được, ít mưa.

    D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nên ít mưa.

    Xem đáp án » 16/07/2019 34,739

    Video liên quan

    Chủ Đề