Vì sao cả ba lần quân nguyên xâm lược nước ta đều bị đánh bại

Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông

Chiến tranh Mông Nguyên - Đại Việt [hay kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên] là cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới sự dẫn dắt của vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Thời gian kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288 nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ khoảng 9 tháng, chia làm 3 đợt.

Thời điểm tấn công nước ta, đế chế Mông Cổ [Nguyên - Mông] đang ở đỉnh cao khi cai trị vùng đất rộng đến hơn 24 triệu km2, thống trị khoảng 100 triệu dân trải dài từ châu Á sang tận Đông Âu. Song cả 3 lần tấn công nước ta đạo quân tàn bạo đó đều bị chặn đứng bởi quân dân nhà Trần.

Theo ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, cuộc xâm chiếm Đại Việt lần thứ nhất nằm trong kế hoạch chinh phạt lớn của đế chế Mông Cổ. Theo tính toán của Mông Kha, chiếm được Đại Việt thì sẽ tạo ra bàn đạp để chiếm Nam Tống và chiếm hoàn toàn phía Nam Trung Quốc.

Sự hung hãn của đoàn kỵ binh quân Nguyên Mông

Ở lần tấn công đầu tiên, Mông Cổ huy động 5.000 kỵ, 20.000 quân Đại Lý thông thạo địa hình rừng núi giáp vùng biên cương Đại Việt. Hai bên giao chiến ở Bình Lệ Nguyên và quân Mông Nguyên thảm bại.

Sau lần chạm trán đầu, nhà Trần rút quân chiến lược, tránh đối đầu trực tiếp với quân địch đang hừng hực khí thế, trước khi đánh bại chúng ở Đông Bộ Đầu vào ngày 29/1/1258. Vó ngựa Mông - Nguyên chinh phục khắp châu Á đã lần đầu tiên gục ngã trước Hào khí Đông A.

Vào đầu năm 1284, vua Nguyên triều đại người Mông Cổ thành lập sau khi xâm chiếm Trung Quốc] lại sai Thoát Hoan mang đội quân đông đảo và thiện chiến xuống phía Nam. Sau khi vượt biên qua biên giới, quân Mông Nguyên lại bại trận ở một số nơi nhưng sức chiến đấu vẫn hừng hực nên Trần Quốc Tuấn quyết định rút quân chiến lược về Vạn Kiếp.

Tháng 2/1285, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem binh thuyền tấn công Vạn Kiếp. Sau đó tổ chức bao vây 10.000 quân ta tại Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra tại đây.

Sau trận này, quân ta rút về đóng ở sông Hồng, tập trung thủy quân và xây dựng các chiến lũy bằng gỗ trên bờ nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời gian cho việc sơ tán quân dân khỏi kinh thành theo kế sách "vườn không nhà trống".

Tháng 3/1285, một cánh quân Nguyên khác do Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh thốc vào phía nam Đại Việt. Quân ta đón đánh quân địch ở Toa Đô [Nghệ An]. Do chênh lệch lực lượng nên quân ta phải rút về vùng biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng rồi lại đi vào Thanh Hóa.

Lần rút lui chiến lược về Vạn Kiếp

Ở Thanh Hóa, vua Trần chỉnh đốn quân đội. Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chia đại quân thành nhiều mũi để thực hiện tổng phản công. Dưới sự thống lĩnh của Trần Quốc Tuấn, các cánh quân liên tiếp đại thắng, giải phóng Thăng Long.

Đến ngày 24/6/1285, quân ta đánh cánh quân Toa Đô tại Tây Kết. Toa Đô bị chém chết tại trận, hơn 50.000 quân Nguyên bị bắt, tịch thu vũ khí. Cùng thời điểm, Trần Quốc Tuấn mở nhiều cuộc tấn công bên bở sông Hồng, quét sạch cánh quân của Thoát Hoan khỏi bờ cõi nước ta.

Thất bại lần thứ 2 này khiến Hốt Tất Liệt vô cùng căm phẫn. Hoàng đế nhà Nguyên lại huy động hàng trăm nghìn quân lính và chiến thuyền tiếp tục tấn công nước ta lần thứ 3.

Vào tháng 12/1287, quân thủy bộ nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến vào Đại Việt. Tháng 2/1288, quân Nguyên đánh phá Thăng Long. Lúc này, quân ta lại thực hiện chiến thuật "vườn không nhà trống". Ở Thăng Long, không có lực lượng khiến Thoát Hoan vô cùng lúng túng.

Đến cuối tháng 3/1288, Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi nước ta. Dưới sự chỉ huy của nhà vua và Trần Quốc Tuấn, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân Nguyên ở Bạch Đằng vào tháng 4/1288.

Một ngày trước khi trận Bạch Đằng diễn ra, quân Nguyên bắt đầu rút từ Vạn Kiếp lên Lạng Sơn. Quân Đại Việt liên tục phục kích, chặn đánh làm quân Nguyên tổn thất rất lớn.

Đến ngày 19/4/1288, quân Nguyên bị đánh bật hoàn toàn khỏi Đại Việt. 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên kết thúc.

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Đề bài

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 56, 57 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại, vì:

- Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: Rèn luyện binh sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thực, tinh thần,v.v...

- Vua quan nhà Trần có kế sách đánh giặc phù hợp, đúng đắn: “vườn không nhà trống”

- Quân dân nhà Trần có ý chí kiên quyết, đoàn kết đánh giặc.

Loigiaihay.com

  • Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân thời Trần?

    Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân thời Trần?

  • Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?

    Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?

  • Em hãy sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285.

    Em hãy sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285.

  • Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

    Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

  • Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai?

    Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Thế kỷ XIII, Mông Cổ được coi là đế chế hùng hậu khi thường xuyên đưa quân đi xâm lược, bành trướng tại nhiều nước châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, khi xâm lược Việt Nam, quân Nguyên – Mông đã 3 lần bị quân dân nhà Trần đánh bại. Sở dĩ như vậy vì có 3 lý do chính như sau:

  • Do quân dân nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghe tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược. Khi này, cả nước ngày đêm sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập ngày đêm tập võ để sẵn sàng đánh giặc.
  • Do kế sách của vua quan nhà Trần đưa ra đúng đắn. Chính sách “vườn không nhà trống” đã khai thác được tối đa nhược điểm của quân đội Mông Cổ, điều này đã khiến quân Mông – Nguyên đại bại ngay từ đầu.
  • Do ý chí kiên cường và đoàn kết của quân dân nhà Trần đã mang tới thắng lợi to lớn và vẻ vang cho toàn dân tộc.

Mục lục

Hoàn cảnh

Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ [1227] và Kim [1234]. Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm Vương quốc Đại Lý [Vân Nam ngày nay], muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Chiến tranh nổ ra vào đầu năm 1258 khi Uriyangqatai [Ngột Lương Hợp Thai] cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân người Mông Cổ và 1,5 vạn quân người Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, đến cuối tháng 1 năm 1258 thì quân Mông Cổ thất bại và rút hết khỏi Đại Việt.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Nhà Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điện năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.

Lần thứ nhất

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ
Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1

Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 2 năm 1258. Từ Đại Lý, khoảng 15.000 – 25.000 kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân Đại Lý [tổng cộng là khoảng 35.000 – 45.000 quân] tiến vào Đại Việt.

Quân Đại Việt năm 1258, gồm quân cấm vệ và quân các lộ, có khoảng 10 vạn, trong đó có 2 vạn cấm quân [lực lượng chủ lực đóng ở gần kinh thành] và 8 vạn sương quân [quân đóng ở các địa phương]. Tuy nhiên, 8 vạn sương quân này phải đóng quân rải khắp trên lãnh thổ cả nước, bao gồm việc ngăn ngừa nổi loạn, chống đạo tặc, canh gác biên giới và lăng tẩm... nên nhà Trần chỉ có thể tập trung được một bộ phận để tác chiến với Mông Cổ.

Đích thân vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên [nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc]. Quân Mông Cổ tỏ ra chiếm ưu thế, quân Trần khi thất lợi đã chủ động rút lui về Phù Lỗ để bảo toàn lực lượng chứ không dốc sức đánh tới cùng, quân Mông Cổ đã không thành công trong việc tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt và bắt các vua Trần.

Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ [bên sông Cà Lồ]. Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Tuy nhiên, Nhà Trần đã dự tính trước điều này và đã chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng Nhà Trần đã thực hiện "vườn không nhà trống", đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, Vua Trần và Thái tử lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu [nay là quận Ba Đình, Hà Nội]. Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng, mất từ quá nửa cho tới khoảng 4/5 quân số. Theo Nguyên sử, khi tiến vào đất Tống, đoàn quân Mông Cổ chỉ còn lại 3.000 kị binh Mông Cổ và 1 vạn quân Đại Lý[3] Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía nam.

Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên là cuộc kháng chiến nào?

Cuộc chiến Mông – Nguyên – Đại – Việt hay cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên [tên gọi ở Việt Nam] là cuộc chiến bảo vệ quê hương đất nước của quân và dân Đại – Việt vào đầu thời Trần dưới thời Trần Thái Tông và các vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ và nhà Nguyên.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất [1258] nối với vua Trần Thái Tông. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai [1285], gắn liền với vua Trần Nhân Tông. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba [1288], gắn liền với vua Trần Nhân Tông.

Ô Mã Nhi cho quân bắn thư sang quân ta đe dọa vua Trần: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước” [theo Thiên Nam hành ký – Từ Minh Thiên]. Ấy là do Ô Mã Nhi cho rằng lần này hắn đã có thủy quân mạnh, thuyền bè nhiều nên có thể dễ dàng tung hoành trên khắp lãnh thổ Đại Việt chứ không giống như lần xâm lược trước. Tuy nhiên, viên tướng thủy quân Nguyên Mông không thể đắc chí được lâu.

Tại các căn cứ Cảm Nam [phía nam Thăng Long, chưa rõ vị trí], Hàm Tử [thuộc Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay] quân ta đã bố trí hai chốt chặn hậu, tạo điều kiện cho vua Trần và đầu não triều đình rút lui. Thoát Hoan cho rằng vua Trần ở Cảm Nam, đích thân đem quân đánh vào đấy, lại lệnh cho A Bát Xích dẫn bộ binh đánh vào Hàm Tử. Vượt qua được Cảm Nam và Hàm Tử, quân Nguyên tiếp tục đuổi xuống phía nam thì gặp phải chốt chặn ở Hải Thị [ngã ba sông Luộc, ranh giới tỉnh Hưng Yên và Thái Bình ngày nay]. Khi quân Nguyên vượt qua được Hải Thị thì đại quân và triều đình Đại Việt đã đi xa. Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, A Bát Xích chia quân lùng sục khắp vùng Thiên Trường [thuộc Nam Định ngày nay], Long Hưng [Thái Bình ngày nay] để tìm kiếm tung tích vua Trần.

Không tìm thấy đầu não quân ta, Ô Mã Nhi tức tối sai quân tàn phá Chiêu lăng, là lăng mộ vua Trần Thái Tông ở phủ Long Hưng. Quân Nguyên đào bới, tìm mãi chẳng thấy quách của vua Trần Thái Tông, chỉ đập phá công trình rồi rút đi. Giặc vừa truy lùng vua Trần vừa cướp bóc, giết chóc khắp nơi. Chúng đốt phá các điền trang, thái ấp, làng mạc dọc đường tiến quân, một dãi giang sơn xơ xác tiêu điều. Các tướng lĩnh Nguyên Mông rất căm tức quân dân ta đã đánh bại chúng lần trước nên không bỏ qua cơ hội nào để trút hận thù lên muôn dân. Cuộc chiến do đó mang nặng màu sắc diệt chủng.

KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258

Thế kỉ XIII, các bộ lạc du mục [Thát Đát, Tác Ta] bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Ngay trong quá trình thống nhất, Mông Cổ đã tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ. Sau khi đánh chiếm Đại Lí [Vân Nam, Trung Quốc], Mông Cổ ráo riết sửa soạn xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đất đai, tạo bàn đạp và thế gọng kìm đánh lên Nam Tống.

Trước âm mưu xâm lược của Mông Cổ, quân dân nhà Trần đã tích cực chuẩn bị kháng chiến. Vùng đất Vĩnh Phúc - với địa hình trải theo các triền sông lớn [sông Lô, sông Hồng] - trở thành vị trí hết sức xung yếu, từ Vân Nam [Trung Quốc] có thể theo ngả sông Hồng, qua vùng đất này trước khi vào kinh đô Thăng Long cũng như tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt. Vì thế, nhà Trần từ sớm đã chú ý phòng ngự, lệnh cho cả nước khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Tháng 10 năm 1257, vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các tướng điều quân thuỷ bộ lên miền biên giới tây bắc. Ngã ba Bạch Hạc nhiều lần được Trần Quốc Tuấn chọn là nơi luyện tập thủy quân. Trần Nhật Duật cũng cho đóng đại bản doanh tại Bạch Hạc, chỉ huy lực lượng quân đội, án ngữ vùng Việt Trì.

Đầu năm 1258, khoảng 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, theo lưu vực sông Hồng phía tả ngạn và hữu ngạn sông Thao tiến vào Đại Việt. Đường tả ngạn qua vùng đất Hà Tuyên xuống Bạch Hạc [Việt Trì]. Đường hữu ngạn qua vùng đất Quy Hoá [Yên Bái, Vĩnh Phúc] cùng xuống Bạch Hạc. Hai đạo quân nhỏ này có nhiệm vụ đi trước thăm dò, dẫn đường. Theo sau là đạo quân khác do con trai của Ngột Lương Hợp Thai là Aju [A Thuật] chỉ huy. Cuối cùng là đạo quân do chính Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp cầm đầu.

Tháng 1 năm 1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch Hạc. Sau đó chúng theo đường bộ, định tiến về Thăng Long qua ngả Bình Lệ Nguyên. Tại Bình Lệ Nguyên [huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc], trên sông Cà Lồ, vua Trần Thái Tông đã lập phòng tuyến chặn giặc. Bình Lệ Nguyên chính là trận đầu tiên quân dân Đại Việt đối đầu trực diện với quân Mông Cổ. Tuy nhiên, địa hình Bình Lệ Nguyên lại khá thuận lợi cho kị binh Mông Cổ phát huy sở trường. Vì thế, trận địa của quân dân nhà Trần bị lấn dần. Đạo quân của tướng Lê Tần [Lê Phụ Trần] được lệnh vừa đánh vừa rút.

Trong các trận đánh quân Mông Cổ trên vùng đất Vĩnh Phúc, bên cạnh các đội quân chính quy của triều đình, lực lượng dân binh của các thổ tù, chủ trại địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc cản bước quân giặc. Tiêu biểu là các đội quân của Hà Bổng, Hà Đặc.

Tuy nhiên, trước sức mạnh của địch, nhận thấy khó giữ được Thăng Long, để bảo toàn lực lượng, vua tôi nhà Trần quyết định rút lui khỏi kinh thành. Sau khi củng cố lực lượng, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Đại Việt từ sông Thiên Mạc mở đợt phản công đánh địch tại bến Đông Bộ Đầu [bến sông Hồng cạnh kinh thành Thăng Long]. Quân Mông Cổ bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, rút chạy theo ngả sông Hồng về Vân Nam.

Khi tàn quân Mông Cổ chạy qua đất Quy Hóa [miền tây Vĩnh Phúc, giáp với Yên Bái], Hà Bổng đã tập hợp dân binh các làng tổ chức mai phục. Chiến thắng của các trận phục kích ở Quy Hóa có ý nghĩa to lớn, góp phần khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

Ngày nay, vùng đất Bình Xuyên vẫn còn lưu lại những tên gọi địa danh ghi dấu trận chiến năm 1258. Tại đền thờ một bộ tướng của Hai Bà Trưng xã Sơn Lôi [huyện Bình Xuyên] còn đôi câu đối, trong đó có một vế nhắc lại chiến công trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này: "Trần phá Nguyên binh vạn cổ anh linh lưu bất tử" [Nhà Trần đánh quân Nguyên, anh linh ngàn năm bất diệt].

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285

Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ vẫn nuôi dã tâm xâm lược Đại Việt. Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống, Hốt Tất Liệt lên ngôi, thiết lập triều Nguyên. Triều Nguyên nhiều lần cho sứ giả sang dụ dỗ, đe dọa vua tôi triều đình Đại Việt. Nhà Trần đã khôn khéo đấu tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị về mọi mặt. Năm 1279, mượn cớ đánh Chiêm Thành, nhà Nguyên âm mưu đưa quân vào Đại Việt. Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh Chămpa, để từ đó đánh lên Đại Việt từ phía nam. Cuối tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên [gồm cả cánh quân đánh Chămpa năm 1282] từ hai hướng Vân Nam và Lạng Sơn vượt biên giới tấn công Đại Việt.

Trong thời gian này, nhà Trần đã mở hội nghi Bình Than [1282] và Diên Hồng [1285], phát động và cổ vũ tinh thần toàn quân, toàn dân tham gia đánh giặc.

Đạo quân Nguyên từ Vân Nam do Nạp Tốc Đạt Đinh thống lĩnh theo lưu vực sông Chảy tiến xuống, bị quân ta do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy chặn đánh ở Thu Vật [Yên Bình]. Song, do thế giặc mạnh và với phương châm chỉ đánh tiêu hao nhằm cản bước tiến của địch để bảo toàn lực lượng, Trần Nhật Duật rút quân về Bạch Hạc. Tại đây, ông tiếp tục thực hiện chiến thuật trên.

Chiếm được Thăng Long, nhưng quân Nguyên không tiêu diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, lại gặp nhiều khó khăn về lương thực, khí hậu. Ngược lại, quân đội Đại Việt vẫn bảo toàn được lực lượng, tạo thời cơ để tổ chức cuộc phản công chiến lược. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đã buộc Thoát Hoan phải rút quân khỏi kinh thành Thăng Long, theo hướng Lạng Sơn rút quân về nước. Trên đường rút chạy, quân Nguyên tiếp tục bị quân ta chặn đánh, đến mức Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.

Đạo quân do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy rút chạy về Vân Nam theo hướng sông Lô, khi qua địa phận Phù Ninh, bị quân Hà Đặc đuổi đánh đến vùng Quảng Nạp [A Lạp]. Hà Đặc hi sinh, em Hà Đặc là Hà Chương nhân đêm tối, tiếp tục tập kích vào trại giặc.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288

Mặc dù đã hai lần thất bại song quân Nguyên vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Để chuẩn bị cho lần viễn chinh thứ ba này, Hốt Tất Liệt đã huy động hàng chục vạn quân, chia làm 3 mũi tiến vào từ 3 phía: Vân Nam, Lạng Sơn, đạo quân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp vượt biển, qua Quảng Ninh ngược sông Bạch Đằng để vào nội địa.

Ngả sông Hồng, đạo quân Mông Nguyên do Ái Lỗ [A Rục], A Tri và Mông Khu Đai chỉ huy nhiều lần bị quân của Trần Nhật Duật chặn đánh. Trước thế mạnh ban đầu của giặc, Trần Nhật Duật đã chủ động rút quân từ Tuyên Quang về lập phòng tuyến chống địch tại Bạch Hạc. Ngày 11 tháng 12 năm 1287, sau những trận chiến đấu quyết liệt tại Bạch Hạc, Trần Nhật Duật tiếp tục rút lui.

Cũng như hai lần trước, quân Nguyên tràn vào Thăng Long, song không tiêu diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, quân Nguyên hung hãn tấn công xuống Thiên Trường. Do mất toàn bộ đoàn thuyền lương Vân Đồn, Thoát Hoan lo thiếu lương thực, sợ bị tiêu diệt, vội vã tính chuyên tháo chạy. Theo đúng dự tính của Trần Hưng Đạo, quân dân Đại Việt đã tổ chức phục kích, đánh tan cánh quân thủy trên sông Bạch Đằng. Hàng vạn quân Mông Nguyên bị tiêu diệt, bị bắt sống, [trong đó có các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ] thu về hơn 400 chiến thuyền.

Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm lược Đại Việt của quân Mông Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Trong ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên, trên vùng đất Vĩnh Phúc, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, đã có nhiều dân người đứng lên, tập hợp và tổ chức dân binh phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

Ngày nay, trên địa bàn Vĩnh Phúc còn truyền tụng những câu chuyện về bảy anh em họ Lỗ, ba ông quận tham gia đánh giặc Nguyên. Thần tích ghi 7 anh em họ Lỗ quê xã Bồ Lí, tổng Yên Dương, huyện Tam Dương, gia cảnh nghèo khổ, phải kiếm củi nuôi nhau. Khi nghe tin quân Nguyên xâm lược, liền bỏ nghề kiếm củi, tập hợp dân làng đi đánh giặc, địa bàn hoạt động của họ suốt từ tả ngạn sông Lô đến tả ngạn sông Hồng, từ Bạch Hạc đến Chèm [Hà Nội ngày nay]. Sau khi đánh giặc xong, lại trở về quê cũ kiếm củi. Sau bảy anh em được lập đền thờ các xã: Đình Thúy, Gẩu, Tích Sơn [thành phốVĩnh Yên], đình Hướng Đạo, Lai Sơn, Nhân Mĩ, Long Đậu, Láng [huyện Tam Dương].

Sau kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, trên vùng đất Vĩnh Phúc, dọc các triền sông Lô, sông Hồng - con đường giặc ngoại xâm đã tràn qua, làng xóm bị tàn phá khá nặng nề. Nhân dân Vĩnh Phúc cùng với quân dân cả nước lại bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước, quê hương.

Video liên quan

Chủ Đề