Vi dụ về phương pháp điều chỉnh luật đất đai

Hệ thống pháp luật nước ta ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Trong đó, luật đất đai là một ngành luật độc lập, có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vậy luật đất đai là gì? Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan trong bài viết sau đây bạn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Luật đất đai là gì

1. Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ các Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Theo đó, ngành luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp hành chính mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

Đối với phương pháp này, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng về địa vị pháp lý.

  • Một bên trong quan hệ này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Một bên là các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhân danh Nhà nước, họ không có quyền thỏa thuận với cơ quan Nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía Nhà nước. Tương ứng với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực thi các biện pháp hành chính xuất phát từ nhiệm vụ quản lí nhà nước về đất đai.

Các quyết định hành chính được ban hành trong các trường hợp sau đây:

  • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;
  • Quyết định hành chính về thu hồi đất;
  • Quyết định hành chính về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác;
  • Quyết định về công nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai;
  • Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.

Ngành luật đất đai sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh trong nhiều trường hợp, song điểm khác biệt căn bản so với việc áp dụng trong nhiều ngành luật hành chính là tính linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mệnh lệnh từ phía cơ quan Nhà nước.

Trong Luật đất đai, người sử dụng không đồng thời là chủ sở hữu. Vì vậy, với các quyền được Nhà nước mở rộng và bảo hộ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền thỏa thuận trên tinh thần hợp tác thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thuế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp bình đẳng thỏa thuận trong Luật đất đai là các chủ thể có quyền tự do giao kết, thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần đáp ứng các nhu cầu sử dụng tích tụ đất đai ở quy mô hợp lí nhằm phân công lại lao động, đất đai thúc đẩy sản xuất phát triển.

Luật đất đai năm 2013,  bao gồm 14 Chương và 212 Điều, cụ thể như sau:

  • Chương I. Quy định chung [gồm 12 Điều, từ Điều 1 đến Điều 12].
  • Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai [gồm 16 Điều, từ Điều 13 đến Điều 28].
  • Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai [gồm 6 Điều, từ Điều 29 đến Điều 34].
  • Chương IV. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [gồm 17 Điều, từ Điều 35 đến Điều 51].
  • Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất [gồm 9 Điều, từ Điều 52 đến Điều 60].
  • Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [gồm 34 Điều, từ Điều 61 đến Điều 94].
  • Chương VII. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [gồm 12 Điều, từ Điều 95 đến Điều 106].
  • Chương VIII. Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất [gồm 13 Điều, từ Điều 107 đến Điều 119].
  • Chương IX. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai [gồm 5 Điều, từ Điều 120 đến Điều 124].
  • Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất [gồm 42 Điều, từ Điều 125 đến Điều 165].
  • Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất [gồm 29 Điều, từ Điều 166 đến Điều 194].
  • Chương XII. Thủ tục hành chính về đất đai [gồm 03 Điều, từ Điều 195 đến Điều 197].
  • Chương XIII. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai [gồm 12 Điều, từ Điều 198 đến Điều 209].
  • Chương XIV. Điều Khoản thi hành [gồm 3 Điều, từ Điều 210 đến Điều 212].

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về luật đất đai là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề luật đất đai là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Mối quan hệ giữa ngành luật đất đai và ngành luật dân sự. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

            Trước hết, Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật đất đai do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều kiện các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

            Như vậy giữa hai ngành luật này có mối quan hệ đan xen với nhau:

– Chế định quyền sở hữu của hai ngành luật đều được Hiến pháp và Bộ luật dân sự ghi nhận; song chế định và quyền sở hữu đối với đất đai lại là một quyền đặc biệt [chỉ nhà nứoc mới có] còn quyền sở hữu về tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự lại chuyển nhượng cho, tặng, một cách tự do.

            => Ví dụ: người dân không có người huỷ hoại đất đai nhưng họ lại có quyền tiêu hủy các tài sản khác thuộc sở hữu của mình như xe máy, ô tô, đồ dùng gia đình…

– Tài sản đất đai khi được Nhà nước cho phép chuyển quyền sử dụng từ chủ sử dụng đất này sang sử dụng đất khác thì thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự, nhưng thi thực hiện các thủ tục chủ  đất phải tuân theo các quy định của pháp luật đất đai

            => Ví dụ: Anh A muốn chuyển nhượng quyền sử dụng cho anh B thì phải lập hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thoả thuận mà 2 bên. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giữa hai bên phải thực hiện đúng quy định mà pháp luật đất đai về chuyền nhượng quyền sử dụng đất.

– Hai ngành luật dân sự và luật đất đai đều có chung phương pháp điều chỉnh là phương pháp thoả thuận, song mức độ thoả thuận mà ngành luật đất đai áp dụng bị hạn chế bởi ý chí của Nhà nước – chủ sử dụng đất chỉ được thoả thuận trong phạm vi Nhà nước cho phép. Tuy nhiên trên thực tế do sự vận động của nền kinh tế thị trường, một số quan hệ đất đai chuyển dần thành quan hệ dân sự do Nhà nước đang dân sự hoá các quan hệ pháp luật đất đai [ví dụ: hợp đồng chuyển quyền, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất…].

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !

Đối tượng áp dụng của Luật đất đai? Phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai? Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai 2013?

Như chúng ta đã biết, bất kì ngành luật nào cũng đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, tuy khác nhau về nội dung nhưng các ngành luật đề ra đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để có thể giới hạn phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và theo đó dùng các phương pháp điều chỉnh để có thể thực thi đối với ngành luật đó tốt hơn. Vậy cụ thể Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật Đất Đai 2013

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Đối tượng áp dụng của Luật đất đai

Tại Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Theo quy định mà chúng tôi đã nêu ra như trên, có thể thấy căn cứ vào các đối tượng áp dụng trên, đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai có thể được xác định thành các nhóm sau :

1.1. Quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Đất đai 2013 thì với vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai dựa theo các quy định mà pháp luật đề ra.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Cũng tại căn cứ trên Luật đất đai năm 2013 quy định thì Nhà nước đã thể hiện vai trò của người đại diện chủ sở hữu thông qua việc phân công và thể hiện sự phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan để thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu theo các quy định cụ thể tại luật này.

Chính vì lẽ đó nên các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu và các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước thuộc nhóm các đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai năm 2013 là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.

1.2. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất đó là các quan hệ cụ thể như:

Bên cạnh việc được sử dụng đất dưới hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất, các tổ chức trong nước cũng được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện việc khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về giao đất, cho thuê đất.

– Ngoài ra còn có các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, các nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam thể hiện trên các hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất theo quy định. Bên cạnh đó, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài [căn cú theo Luật đất đai năm 2003] và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [từ sau Luật đất đai năm 2013 quy định] có thể được lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

– Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình và các quan hệ đối với cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai được thể hiện dựa trên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân và đối với hộ gia đình không chỉ dừng lại ở việc khai thác các lợi ích vốn có của đất đai như trồng trọt, canh tác mà còn nằm ở việc xác lập các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh,…Theo đó mà Luật đất đai xây dựng hành lang pháp lý giúp mở rộng tối đa quyền của các cá nhân và hộ gia đình.

Cuối cùng đó là các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, các loại đất trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện khai thác, sử dụng với các cách thức riêng biệt để phù hợp với từng loại đất theo quy định. Cũng theo đó mà nhà nước phân loại, quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với từng loại đất để có các biện pháp quản lý phù hợp, cũng như đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với và từng chủ thể sử dụng cụ thể.

2. Phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai

“Tại Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Xem thêm: Tư vấn các quy định của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Có thể thấy, Trên thực tế bất kì ngành luật nào cũng đều quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật nó được hiểu là Giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và đối với các quan hệ xã hội thường rất đa dạng, phong phú và được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác nhau dựa theo từng đặc điểm và tính chất của ngành luật đó.

Theo đó mà có thể có các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán và cũng có thể có quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức, tôn giáo. Theo đó mà các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật thì mới được coi là quan hệ pháp luật.

Như thực tế có thể nhận thấy các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật thì mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được điều chỉnh bằng quy phạm của mỗi ngành luật tương ứng đó là luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản hay luật hình sự quy định về các loại hình phạt và tội phạm, luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm….

Nhưng cũng theo đó mà sự phân định ranh giới giữa các ngành luật đôi khi chỉ mang tính chất tương đối trên thực tế. Bởi vì luôn có những quan hệ xã hội được điều chỉnh đồng thời bởi một số ngành luật và sẽ có quy phạm của một ngành luật được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội tương tự theo quy định của pháp luật và đối với Luật Đất đai  cũng vậy. nó điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai cụ thể đó là các quan hệ như:

+ Quan hệ đối với chế độ sở hữu đất đai của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam đó là các quan  hệ lien quan tới Đất đai Việt Nam thuộc chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam là chế độ sở hữu công. Đất đai không thuộc sở hữu của riêng cá nhân nào mà là của toàn thể nhân dân mà Nhà nước là chủ thể đại diện cho nhân dân quản lý đất đai.

Từ chế độ sở hữu, luật đất đai ban hành quy chế điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước khi đại diện chủ sở hữu đất đai và chế độ quản lý đất đai.

+ Ngoài ra theo quy định tì Luật Đất đai 2013 còn điều chỉnh quan hệ về sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai trong các quan hệ về quyền sử dụng đất, cụ thể đó là các quyền như pháp luật quy định các đối tượng được sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước – đại diện chủ sở hữu đất đai giao đất, hoặc được thuê quyền sử dụng đất đai. Theo đó nênphạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai rất rộng và bao hàm tất cả các mối quan hệ có liên quan đến đất đai.

Xem thêm: Hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định Luật đất đai 2013

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai 2013

3.1.  Phương pháp hành chính, mệnh lệnh

Phương pháp hành chính mệnh lệnh có các đặc điểm chung cụ thể đó là không có sự bình đẳng về mặt địa vị pháp lý và khi đó một bên trong quan hệ này là các cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh được giao theo quy định. Hai bên như đã nêu sẽ không có quyền thoả thuận với cơ quan nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía nhà nước. Trường hợp không thực hiện theo quy định thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định và phương pháp hành chính – mệnh lệnh trong quan hệ pháp luật đất đai có tính linh hoạt và mềm dẻo.

Ví dụ, Trong các trường hợp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, các tổ chức, chính quyền tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm thương lượng hoà giải. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết theo luật định.

3.2.  Phương pháp bình đẳng thoả thuận

Theo quy định của Luật đất đai thì người sở hữu không đồng nghĩa là người sử dụng. Theo đó mà ác tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do giao kết, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích của các chủ thể theo quy định.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai và các cơ sở pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề