Vết thương bị mưng mủ làm thế nào

Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương ngoài da không phải là chuyện hiếm gặp. Các vết thương hở có thể rất nhỏ từ vết xước da, vết kim đâm, đứt tay cho đến những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da mảng lớn... Các vết thương đều cần có cách xử lý thích hợp, tránh việc nhiễm trùng vết thương hở.

Với các vết thương do tai nạn lao động hoặc do tai nạn sinh hoạt gây rách và chảy máu da, kèm theo tổn thương phần mềm. Ngay thời điểm vết thương xuất hiện đã có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác, thông qua vết thương hở này để xâm nhập vào bên trong cơ thể. Phân loại vết thương đến bệnh viện sớm trước 6 giờ được xem là vết thương sạch, vết thương đến sau 6 giờ là vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều lần.

Đối với các vết thương hở nhưng nông, vết nhỏ gọn, nhìn sạch thì có thể rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, sau đó băng kín vết thương. Xử lý các vết thương phần mềm cần phải cầm máu kịp thời, tránh làm vết thương nhiễm khuẩn. Vết thương có dị vật cần phải rút ra nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh.

Với các vết thương hở nhưng dài và sâu, có thể kèm theo dập nát tổ chức hay các vết bẩn cần phải cắt lọc, cần tiến hành làm sạch, sát trùng vết thương hở, khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng vết thương hở. Hầu hết các vết thương có thể cắt chỉ sau khi khâu từ 10 – 14 ngày tùy vị trí. Các vết thương tại vùng mặt là vùng được tưới máu nhiều nên thường liền nhanh, có thể cắt chỉ chỉ sau 10 ngày.

Tuy chỉ là một vết rách da nhẹ nhưng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể sẽ trở nên nghiêm trọng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra, chúng ta cần nắm được cách nhận biết vết thương đang bị nhiễm trùng để có cách xử lý kịp thời, tránh diễn biến xấu hơn.

Khi bị vết thương hở cần làm sạch và cầm máu ngay tức thời

2. Có nên băng kín vết thương không?

Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến vết thương hở phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây nhiễm trùng hơn. Việc để vết thương hở không băng lại không giúp ích gì cho quá trình lành thương cả. Cách tốt để quá trình lành thương diễn ra nhanh và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở đó là giữ đủ độ ẩm cho vết thương bằng một số loại thuốc mỡ, ngăn không cho vết thương bị khô lại và đóng vảy, vì khi vết thương đóng vảy sẽ mất thời gian lâu hơn để lành lại.

3. Nhận biết nhiễm trùng vết thương hở

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:

  • Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi. Nếu mủ chảy ra có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
  • Thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
  • Xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương.
  • Biểu hiện sốt
  • Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
  • Người bệnh có vẻ rất yếu ớt.

Khi bị nhiễm trùng vết thường thì cần được đưa đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời

4. Vết thương hở bị nhiễm trùng phải làm sao?

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí, tổng tạng sức khỏe và thời gian đã xuất hiện vết thương. Nếu vết thương chỉ bị đỏ nhẹ, thấm hoặc chườm nước muối [2 muỗng cà phê muối trong một lít nước], sau đó lau khô vết thương, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Nếu vết thương đã được khâu không được ngâm nước vì ngâm nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh, thuốc giảm đau và sưng. Khi cần thiết có thể phẫu thuật để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng, mô chết hoặc các dị vật. Bác sĩ có thể rút mủ từ da để cải thiện tình hình.

Hầu hết mọi người ở cuộc sống hàng ngày đều sẽ gặp những sự cố khiến cho da bị trầy xước chảy máu và nặng hơn là vết thương đó lại không được làm đúng quy trình dẫn đến nhiễm trùng, chảy mủ. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là những vết mổ sau phẫu thuật bị nhiễm trùng và mưng mủ lên. Vì nếu không được xử lí kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người cách nhận biết và xử lí vết mổ khi bị mưng mủ.

Vết mổ bị mưng mủ là gì

Vết mổ bị mưng mủ

Da được coi là hàng rào phòng thủ đầu của cơ thể vì bề mặt của da được bảo vệ bởi lớp acid mỏng do tuyến ra nhờn tiết ra. Nó còn được gọi là lớp màng có tác dụng chính là điều chỉnh độ pH, nuôi dưỡng hệ sinh vật có lợi cho da. Quan trọng là nó còn có khả năng ngăn chặn mầm bệnh tấn công vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu có một vết thương bị hở thì lúc này cấu trúc da đã bị phá vỡ và từ đó các yếu tố bệnh bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, quá trình chăm sóc chỉ cần có sơ hở là các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công vào và làm diễn biến vết thương nghiêm trọng hơn.

Vì thế, nếu không cẩn thận trong bước này thì vết thương ở mức đầu là bị nhiễm trùng nhẹ là sẽ tiết chất dịch dạng lỏng và trong suốt đây chỉ là phản ứng bình thường vẫn có thể xử lí được. Còn nếu trường hợp vết thương có hiện tượng chảy ra dịch màu vàng hay trắng đục thì lúc này mức độ nhiễm trùng đã nặng hơn còn được gọi là vết thương bị mưng mủ.

Nguyên nhân dẫn đến vết mổ bị mưng mủ

Có 2 nguyên nhân dẫn đến vết mổ bị mưng mủ là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.

  • Nguyên nhân trực tiếp

Sau khi phẫu thuật vết mổ không được vệ sinh đảm bảo nên vô tình đã tạo cho vi khuẩn xâm nhập. Cụ thể như là các đồ dùng dụng cụ để xử lý vết thương chưa được khử trùng sạch sẽ và trong quá trình sơ cứu thì để dị vật sót lại hoặc là không vệ sinh vết thương thường xuyên. Phần lớn dấu hiệu của nhiễm trùng nặng luôn xuất hiện những hiện tượng mưng mủ, sưng tấy, vết thương lâu lành.

Nguyên nhân dẫn đến vết mổ mưng mủ

  • Nguyên nhân sâu xa

Có thể do cơ địa của mỗi người mà dẫn đến tình trạng này vì có thể dễ bị dị ứng, mẫn cảm với những thiết bị y tế như băng gạc, chỉ khâu và băng dùng trong phẫu thuật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng nó cũng không có được khả năng loại trừ hết việc vết mổ bị mưng mủ.

Ngoài ra, có thể là do hệ miễn dịch kém nên mới khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến nội tạng và bị nhiễm HIV thường sẽ lâu lành vết mổ hơn so với người bình thường.

Hậu quả của vết mổ bị mưng mủ

Nhiễm trùng là bước đầu dấu hiệu của mưng mủ nên không nên chủ quan về vấn đề này. Nếu nó không được xử lý sớm thì nó sẽ để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm cân mạc hoại tử

Đây là một loại nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên. Chủng vi khuẩn lúc này sẽ bắt đầu tiêu diệt các tổ chức cơ bằng cách làm tổn thương dẫn đến hoại tử một cách nhanh chóng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau khủng khiếp ở toàn bộ cơ thể.

  • Nhiễm trùng huyết

Khi vi khuẩn đã xâm nhập vào máu chính là phản ứng miễn dịch cực đoan của cơ thể. Bị nhiễm trùng huyết có khả năng dẫn đến suy đa tạng và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.

  • Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp dưới tổ chức da. Tình trạng này nó sẽ gây sưng đỏ và đau ở vùng da bị tác động đến. Có thể gặp những triệu chứng kèm theo đó như: chóng mặt, sốt, buồn nôn, ói mửa.

  • Viêm tủy xương

Bệnh nhiễm trùng xương này phần lớn đều do vi khuẩn gây nên. Lưu thông máu ở trong xương sẽ bị cản trở và nặng hơn là dẫn đến chết xương nếu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, viêm tủy xương còn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khớp gần đó, gây ức chế tăng trưởng là tiền đề dẫn đến việc bị ung thư da.

Có thể nhiễm trùng chỉ là một tình trạng không đáng quan ngại nhưng chính vi khuẩn là điều làm xảy ra các biến chứng khó lường trước được. Chính vì thế, việc chăm sóc vết thương kĩ và an toàn sẽ bảo vệ được bản thân ngăn ngừa những hậu quả không đáng.

Triệu chứng khi vết mổ bị mưng mủ

Khi hệ miễn dịch bị kích thích thì vết mổ khi đã bị mưng mủ rồi thì sẽ xảy ra những triệu chứng như ở bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đến mức sốt cao, vết thương sưng nề và tấy đỏ nghiêm trọng, kèm theo đó là chảy ra những chất dịch có màu vàng, xanh, đục,…và ghê hơn là nó sẽ có mùi hôi thối từ vùng bị tổn thương. Những triệu chứng này đều thể hiện mức độ của vết mổ nên mọi người cần chú ý quan sát để khi gặp có thể biết cách và xử lý kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng

Người đang có vết thương chảy mủ cần kiêng những loại thực phẩm mà trước đó khi ăn vào bị dị ứng [ngứa, chân tay bị sưng, nổi mề đay, khó thở,…] bởi các triệu chứng có thể làm tăng cơn đau và tạo ra mủ nhiều hơn.

Những thực phẩm sau sẽ giúp vết thương của người bệnh mau lành:

  • Bổ sung chất đạm bằng cách ăn thêm thịt, cá, trứng, các loại đậu,… Có tác dụng tạo ra các tế bào mới.
  • Ăn nhiều thịt, gan, sữa, những loại rau có màu xanh đậm,… Vì đây là nhóm thực phẩm chứa sắt, tốt cho quá trình tạo máu.
  • Các loại rau củ quả tươi như đu đủ, cam, dưa hấu, thanh long, rau cải, cà rốt,… Giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều Kẽm và Selen như thịt gia cầm, nghêu, ốc, sò, ngũ cốc, cá,… Giúp vết thương mau lành và chống nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc vết mổ tránh bị mưng mủ

Cách chăm sóc vết mổ tránh mưng mủ

Khi thấy có dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng thì cần nên chú ý và cẩn trọng để có thể tìm kiếm được nguyên nhân là do đâu. Và khi xác định vết thương bị nhiễm trùng ở mức độ không quá nguy hiểm thì có thể chữa trị và thực hiện theo các bước sau đây:

  • Mở băng gạc để có thể thấy vết mổ sau đó dùng dung dịch nước muối sinh lý để rửa vết thương. Cần lưu ý khử trùng cồn với đồ dùng, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh vết mổ để tránh tình trạng lây nhiễm lan rộng.
  • Uống thuốc kháng sinh hoặc bôi thuốc mỡ có chứa thành phần kháng sinh lên vết mổ, nhưng để an toàn thì vẫn nên đến gặp bác sĩ để có được sự chỉ dẫn hiệu quả.
  • Vết mổ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ ở diện tích hẹp thì có thể dùng băng dạng xịt để phun trực tiếp lên vết thương, lúc này nó tạo thành một màng sinh học tự nhiên để bảo vệ vết mổ tránh vi khuẩn xâm nhập. Vết mổ lúc này sẽ nhanh lành và hạn chế được tối đa sẹo, vết thâm để lại. Nhưng nếu vùng vết mổ rộng nên dùng gạc y tế băng lại cẩn thận.

Thực chất nếu vết mổ đã bị mưng mủ thì tốt nhất vẫn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Và không nên tự ý chữa trị vết mổ tại nhà vì nếu cách xử lý không đảm bảo an toàn thì sẽ làm cho vết mổ ngày càng nghiêm trọng hơn như thế sẽ rất nguy hiểm. Nếu thấy có dấu hiệu ngay từ đầu, nên đi đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Có thể lúc đó vết thương chỉ mới mưng mủ và chưa có xuất hiện dấu hiệu gì quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì nó có ảnh hưởng đến bên trong cơ thể và nguy cấp là đe dọa tính mạng.

Hy vọng là bài viết trên sẽ giúp mọi người có thể nhận biết được lúc nào vết mổ đang ở tình trạng xấu như mưng mủ và biết cách xử lý kịp thời. Nhưng nếu vết thương quá đau và không thể cử động thì người bị cần được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên môn tiến hành sát trùng và chữa trị.

Chủ Đề