Hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

VBHN Nghị định 218/2013 cập nhật 04 Nghị định hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực kể từ 01/02/2018

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH ---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

Số: 09/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014 và riêng quy định tại Điều 1 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014;

2. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

3. Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công việc yêu cầu tỉ mỉ với độ chính xác cao. Vậy, theo Nghị Định 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý những gì?

Nghị Định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Nghị định 218/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định là căn cứ pháp lý quan trọng để kế toán thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 218 gồm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp về các nội dung:

  • Người nộp thuế;
  • Thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế;
  • Xác định thu nhập tính thuế, xác định lỗ và chuyển lỗ;
  • Doanh thu;
  • Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
  • Thuế suất;
  • Phương pháp tính thuế;
  • Ưu đãi thuế và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế.

2. Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp - kế toán cần lưu ý gì?

Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2/2014 và áp dụng từ năm 2014 đến nay.

2.1. Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi các văn bản pháp lý nào?

Nghị định 218 đã có những sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Đến nay Chính phủ đã ban hành 2 văn bản pháp lý sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 218/2013/NĐ-CP gồm:

  • Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015: Nghị định quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.
  • Nghị định 57/2021/NĐ-CP ngày 04/6/2021: Nghị định bổ sung Điểm g Khoản 2, Điều 20, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Kế toán lưu ý áp dụng theo các điểm đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định mới nhất.

2.2. Sửa đổi Nghị định 218 thuế thu nhập doanh nghiệp nội dung thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được quy định tại Điều 3, Nghị định 218. Cụ thể, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập khác thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Nội dung thu nhập khác được sửa đổi.

Tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định về thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:

  • Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
  • Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.

Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP. Cụ thể hiện nay thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động sau:

  • Cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,
  • Cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.

Như vậy, hiện tại hoạt động chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam đã được tính vào thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do ai ban hành?

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp[1].

Thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm 2023?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là 20%. Trường hợp thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào đối tượng là doanh nghiệp/tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định.

Tại sao phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

– Thuế được dùng để tăng thu nhập vào NSNN, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.

Chủ Đề