Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Người lái đò sông Đà

Chuyên đề:VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ QUA TÁC PHẨM "CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ" VÀ "NGƯỜILÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ"I. Mở đầuNgôn ngữ là một trong những khía cạnh quan trọng để khám phá tácphẩm văn học. Là một phần của hình thức nghệ thuật, ngôn ng ữ không ch ỉđóng vai trò như một vẻ đẹp, mà còn góp phần quan trọng trong vi ệc t ạonên những tầng nghĩa lẩn khuất, sâu xa, thể hiện tốt nội dung tác ph ẩm,làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả, tạo nên nét đẹp th ẩm mỹcho văn học. Đây cũng là nét đặc trưng của loại hình ngh ệ thu ật này. Cũnggiống với những nguyên liệu để làm nên nghệ thuật, nhưng ngôn ngữ chỉtạo nên những giá trị phi vật thể, đòi hỏi người đọc và cả người sáng tácphải vận dụng tối đa khả năng quan sát, trí liên tưởng tưởng t ượng,... m ớicó thể tiếp cận với hình tượng nghệ thuật mà ngôn ngữ đã dày công nhàonặn. Sự huy động những khả năng ấy của con người, giúp cho m ỗi chúngta sống tinh tế hơn, hình tượng cũng sẽ sống muôn hình vạn tr ạng tùytheo quan niệm thẩm mỹ của mỗi người, tác phẩm nhờ vậy mà có thêc ắmrễ sâu trong lòng người đọc."Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" [Nguy ễn MinhChâu]. Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã t ạo nênmột "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu". Cung đànvăn chương Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuông nhạc nhưng vớithanh âm trầm bổng khác nhau của các nốt nhạc. Phong cách Nguy ễn Tuânvì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc. Những nét th ống nh ất và khác bi ệtấy thể hiện rõ qua hai tác phẩm "Chữ người tử tù" [1939] và "Người lái đòsông Đà" [1960]. Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là m ộttrong những cây bút phức tạp nhất, nhưng cũng có phong cách rõ nét, ổnđịnh nhất. Mọi phương diện trong tác phẩm của ông, nhất là ngôn ng ữ,đều in đậm dấu ấn của một phong cách. Nói đến Nguy ễn Tuân, hoàn toàncó thể nói đến một phong cách ngôn ngữ.II. Vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua "Chữ người t ử tù" và"Người lái đò sông Đà".“Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, cái vỏ ch ứa t ư t ưởng mà cònsản sinh ra tư tưởng”. Nghiên cứu phong cách của một nhà văn không th ểné tránh ngôn ngữ văn chương. Và trong các thuộc tính của ngôn ng ữ vănchương, tính cá thể là điều được nhấn mạnh. Đó là cơ sở đ ể nói đến kháiniệm phong cách ngôn ngữ của tác giả trong tác ph ẩm văn học. Nó khônghề mâu thuẫn với quan điểm của các nhà lý luận khi họ xem phong cách làbiểu hiện của sự độc đáo, cá biệt của một nhà văn. Như vậy, bên c ạnh kháiniệm phong cách nghệ thuật, còn tồn tại khái niệm phong cách ngôn ng ữcủa tác giả. Xét trong tương quan, phong cách ngôn ng ữ là s ự bi ểu hi ện rõnét, sinh động của phong cách nghệ thuật. Vẻ đẹp c ủa ngôn ng ữ có th ể nóicũng vhính là vẻ đẹp trong phong cách ngh ệ thuật của nh ững tác gia tàihoa. Với một con người như Nguyễn Tuân, thì ngôn ngữ là cách mà ông th ểhiện sự tài hoa tài tử của chính mình.1. Về mặt từ ngữ, dễ nhận thấy lớp từ Hán Việt đã được Nguyễn Tuân s ửdụng với mật độ đặc biệt cao và với hiệu quả nghệ thuật rõ rệt.Không chỉ những truyện tái hiện cuộc sống th ời quá vãng, mà ngay c ả ởnhững tùy viết về cuộc sống sau cách mạng, hoặc các tiểu luận, các chândung văn học, Nguyễn Tuân vẫn dùng từ Hán Việt một cách rất phóngkhoáng. Và một điều rất đáng lưu ý, mật độ từ ngữ Hán Việt trong văn bảnthuộc các thể loại khác nhau của Nguyễn Tuân không chênh lệch nhau baonhiêu. Cách dùng của ông cũng không giống ai. Ông ít động đ ến nh ững t ừngữ Hán Việt thông dụng, ngược lại, thường chọn những từ lạ, hiếm gặp,chẳng hạn: loạn đả, chư hiền, lão kĩ, hạp ấm, trà nô, tái tòng, tuý lan, b ạchtuấn, bản trang, trì hồ, hội diện, vũ sảnh, tửu lâu, ngân đ ơn, th ư phái, tuýhương, hải vị, vưu vật, dị thú, ngân thị, hư linh học, nhất đ ẳng đi ền, thânkhuê oán, tương tư thảo, tình cố giao, tứ phương bát diện, t ứ diện thụđịch, bát điền đại thủ, vô sở bất chí, cảnh thổ, thiết lộ, câu d ầm, đ ối ng ạn,quần phong, mộ dạ, triêu dương, cự phú, thiên tr ường h ận ca, âm ph ần,nhập nhĩ nhập nhỡn, cường kí, âm tưởng, song loan, vạn toàn, xa phí, đ ịabạ, độc đạo, hỗn thế hỗn trần, đỉnh chung, quan phu, sơn xuyên, ch ươngtrình đại công tác, độc kế, thổ trạch, trung hưng kinh tế, văn hoả, tửuphần, tửu đồ, trầm trệ, vận hoả tâm, nhật kỡ, lộng hiểm, tiểu ch ủ, tri ệtsoạn, khất đài, quyện huyệt, liễm kết, hồng hoa, hồng hoàng, t ư l ường, v ậttính, bầu hậu, tự điền... Cụ thể:•Trong "Chữ người tử tù"Nghệ thuật viết văn xuôi trong “Chữ người tử tù” thật điêu luyện, ngônngữ trong sáng gần đạt tới sự hoàn thiện, hoàn mĩ, đ ến nay ch ưa có câybút nào có thể vượt qua. Để đạt được trình độ như trên, nhà văn đã s ửdụng hệ thống từ ngữ và hình ảnh cổ điển một cách chính xác và hoànhảo. Tác giả có dụng ý rõ rệt khi dựng lại một khung cảnh x ưa cũ và đãđưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hàng trăm năm. Mở đầu là dòng ch ữ:phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường. Tả cảnh vật thì có v ọngcanh, chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty Niết, tàn đèn,chiếc gong, chậu mực, bức châm,… Tả người thì có th ầy bát, th ằng th ập,thủ xướng, ngục tốt… Tả việc thì có cho chữ, thay bút con, đề xong kho ảnlạc, lĩnh ý, bái lĩnh,… Nhà văn đã mượn ch ữ nghĩa x ưa mà kh ơi d ậy cáikhông khí cổ kính trong khung cảnh của một quá kh ứ xa xôi. Ch ỉ cần m ấydòng, tác giả đã lột tả được thần thái, tính hồn của một th ời đã qua, “ph ụcchế” chính xác và sinh động ngôn ngữ, cử chỉ của những con người ch ỉ cònthấp thoáng trong màn sương mờ ảo của dĩ vãng. Thiếu sự “ph ục chế” này,chắc chắn tác phẩm Chữ người tử tù mất hẳn sự hấp dẫn đ ối v ới ng ườiđọc. Truyện chỉ dùng một vài từ nhưng cũng đủ đưa người đọc trở về v ớimột thời kì văn hoá xưa cũ, đắm mình vào không khí của một c ửa ng ụctiêu biểu cho thời phong kiến suy tàn, đầy quyền lực mà ngu xuẩn, hùanhau huỷ diệt nhân cách và đức tài. May mà trong đó còn n ổi lên m ột t ấmlòng biết quý trọng, tôn kính Cái Đẹp của đức độ, tài ba. Nh ững đi ều ch ứachất sâu lắng bên trong nội dung của truyện đã chinh ph ục đ ược ngườiđọc. Người xưa nói trong văn có nhạc, có họa, điều đó thật đúng v ới "Chữngười tử tù". Khi viết về con người của dĩ vãng xa xăm, Nguy ễn Tuânthường tạo cho câu văn nhịp điệu đĩnh đạc, thong thả, từ tốn, tưởng ch ừngnhà văn cố diễn đạt cầu kì nhưng suy nghĩ kĩ mới th ấy nhịp đi ệu và k ếtcấu câu văn đã góp phần gợi không khí cho truyện, tạo nên sự c ộng h ưởnghài hoà, giúp người đọc hình dung ra phần nào cuộc s ống ch ậm rãi, th ậmchí gần như tù đọng của một thời đã qua: “Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoaở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc ánthư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuônmặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”… “Ng ười ng ồiđấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo củamột bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đây giờ chỉ còn là m ặt n ướcao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.”•Trong "Người lái đò sông Đà"Với thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân tiếp tục sử dụng tàihoa của mình trong việc liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trongtâm thế của con người sau Cách Mạng ấy, sự đối lập dần đ ược thay th ế,nhường chỗ cho cho sự con người ôn hòa, dễ chịu h ơn. Để làm đ ược đi ềuấy, sự góp mặt của những yếu tố Hán Việt là điều không th ể thiếu. Quacảm nhận của Nguyễn Tuân, chất thơ của phong cảnh sông Đà th ườngđậm đà màu sắc cổ điển: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. C ảnh ven sông ởđây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặngtờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên m ấy lá ngônon đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ranhững nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên nh ư m ột n ỗiniềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còixúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Th ọ - Yên Bái – LaiChâu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chămnhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không ch ớp m ắtmà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con v ật lành: “H ỡi ông kháchsông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi s ương?”. Có th ể gọiđấy là nhừng dòng thơ văn xuôi đập chất cổ điển của nhà tùy bút.Việc sử dụng từ ngữ Hán Việt trong các tác phẩm thuộc các th ể lo ại c ủaNguyễn Tuân trước hết xuất phát từ đỏi hỏi của đối t ượng đ ược miêu t ả.Do viết về đề tài "vang bóng" các nhân vật chính là nho sĩ nên ngôn ng ữNguyễn Tuân trong "Chữ người tử tù" rất cổ kính, bác học. Viết về cuộcsống của những con người tài tử, tài hoa một th ời vang bóng, về luật hìnhphong kiến, về thú chơi chữ, thả thơ, hát ả đào,... thì lớp từ Hán Vi ệt dĩnhiên là đắc địa. Bên cạnh đó, từ ngữ Hán Việt còn góp phần tạo ra âmhưởng đặc biệt cho lời văn Nguyễn Tuân. Ấy là cái âm h ưởng v ừa hi ện đ ại,vừa đĩnh đạc cổ kính, đọc lên đã cảm thấy không lẫn v ới gi ọng đi ệu c ủabất cứ nhà văn nào. Những từ ngữ ấy được Nguyễn Tuân sử dụng mộtcách nhuần nhuyễn, linh hoạt, tạo âm vang ngàn x ưa v ọng l ại - âm vangcủa một thời xa vắng. Trong "Người lái đò sông Đà", người đọc đ ượcthưởng thức một loạt ngôn từ mới mẻ, sáng tạo, mang bản sắc riêng:"lặng tờ, bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích, thơ ngộ…" Nhà văn th ực s ự là m ộtông lái tài hoa trên dòng sông ngôn ngữ. Các câu văn Nguy ễn Tuân giàunhạc điệu, co duỗi nhịp nhàng. Nhạc điệu trầm bổng, đưa người đ ọc đ ếnvới cái yên ả của dòng sông đà nơi hạ lưu: "Dòng sông quãng này l ững l ờnhư thương nhớ những hòn thác đá xa xôi để lại trên th ượng ngu ồn TâyBắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của ngườixuôi, và con sông đang trôi những con đò mình n ở ch ạy buồm v ải no kháchẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển dòng trên". Đ ọc "Ch ữngười tử tù" ta không thể nào quên những câu văn đầy ch ất th ơ của ông:"Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên n ềntrời lốm đốm, tinh tú, một ngôi sao hôm nhấp nháy nh ư muốn t ụt xu ốngphía chân giời không định". Cái nhịp điệu buồn buồn, kéo dài văng v ẳngmột nỗi tiếc nuối như thấm vào câu văn. Chính câu văn giàu nh ịp đi ệu vàâm vang cho nên Vũ Ngọc Phan có cảm tưởng "Đọc lên nó ngân sâu nh ưnhững tiếng đàn trầm".Ở Nguyễn Tuân, ta còn bắt gặp hai thao tác ngỡ mâu thu ẫn mà th ực ra làthống nhất: sử dụng từ ngữ chuyên biệt, chính xác song song với hình th ứcbiểu đạt kiểu lạ hóa.Thao tác thứ nhất, Nguyễn Tuân lựa chọn những từ ngữ thật đích đáng đ ểgọi sự vật đúng tên của nó, đặc tả sự vật đúng tính ch ất của nó. Ch ẳnghạn:•Trong “Chữ người tử tù”Ông gọi tâm hồn và tấm lòng của quản tù "là một thanh âm trong trẻochen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". Có th ể nói,bậc thầy ngôn từ - Nguyễn Tuân đã có những câu văn đặc sắc, giàu tínhtạo hình khi ông lột tả chiếc gông cùm của sáu tên t ử tù: "Sáu ph ạm nhânmang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trênsáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái c ổ phi ếnloạn, nếu đem bắt lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy tám tạ. Thật là m ột cáigông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổmồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu bóng loáng.Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô.Những đoạn không bóng thì lại sỉn lại những chất ghét đen sánh"Để đặc tả không gian đỏ rực và màn khói trắng, Nguy ễn Tuân đã t ạc lênbức điêu khắc biểu tượng, hội tụ cái đẹp: "Trong một không khí khói t ỏanhư đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm d ầu r ọi lên bacái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn l ầnhồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù c ổ đeo gông,chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căngphẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vộikhúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô ch ữ đặt trên phiến l ụaóng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng ch ậu m ực." Cái uyên báccủa Nguyễn Tuân đã đem lại cho trang văn tính tạo hình và trở nên phongphú và chính xác hơn.•Trong “Người lái đò sông Đà”Thoạt tiên là, tác giả gọi những "hút nước" ở sông Đà là nh ững "cái gi ếngsâu", gọi "thiên nhiên Tây Bắc" là "thứ kẻ thù số một", gọi "chi ến tr ườngsông Đà" là "quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà", thay cho việc dùng t ừ"trận đá" bằng từ "thạch trận", tiếp đó là sử dụng tri thức về âm nhạc vớibản hợp âm náo loạn, kinh khiếp của thác dữ: “Nước ở đây th ở và kêu nh ưcửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, “Tiếng n ướcthác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, r ồi l ại nh ư là khiêukhích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàncon trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre n ứa n ổ l ửa”… Nh ữngcách ví von mới lạ, độc đáo cùng ngôn ngữ giàu tính bi ểu cảm, giàu s ức g ợivà nhịp điệu câu văn nhanh, gấp, đã tác động mạnh vào tâm trí ng ười đ ọc,liên tục đẩy âm thanh thác dữ đến hồi cao trào, quyết liệt nh ất, đ ể rồi, khitất cả đã qua đi, người ta có cảm giác đầu óc mình đã căng quá độ, bây gi ờthừ ra nghe “Sóng thác xèo xèo tan trong trí nh ớ”. “Sông n ước lại thanhbình”. Nếu như vẽ một cái biểu đồ tần số âm thanh sông Đà thì ta đã cómột đường lên rất cao rồi đột ngột trở về với thanh ngang ghi âm c ủabiểu đồ.Thoạt tiên là tri thức về âm nhạc với bản hợp âm náo loạn, kinhkhiếp của thác dữ: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “n ướcặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, “Tiếng nước thác nghe như là oán tráchgì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà ch ế nh ạo.Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn gi ữarừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”… Những cách ví von m ới lạ, độc đáo cùngngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu sức gợi và nhịp điệu câu văn nhanh, g ấp,đã tác động mạnh vào tâm trí người đọc, liên tục đẩy âm thanh thác d ữđến hồi cao trào, quyết liệt nhất, để rồi, khi tất cả đã qua đi, ng ười ta cócảm giác đầu óc mình đã căng quá độ, bây giờ th ừ ra nghe “Sóng thác xèoxèo tan trong trí nhớ”. “Sông nước lại thanh bình”. Nếu nh ư vẽ một cái bi ểuđồ tần số âm thanh sông Đà thì ta đã có một đường lên rất cao r ồi độtngột trở về với thanh ngang ghi âm của biểu đồ.Song hành với âm thanh là hình ảnh. Bằng vốn hiểu biết phong phú v ề h ộihọa và điêu khắc, cùng trí tưởng tượng độc đáo và óc quan sát s ắc s ảođược diễn tả bằng vốn ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá tr ị tạohình, nhà văn đã giúp ta mường tượng về độ cao hun hút khôn cùng c ủa“đá bờ sông dựng vách thành” gợi lên nét hùng vĩ, hoang s ơ, và c ả s ự ghêrợn nữa. Đặc biệt là khi “chẹt lòng sông Đà nh ư một cái y ết h ầu” thì s ứcnước hẳn phải ghê gớm, dữ dằn lắm! Cách so sánh, liên tưởng m ới mẻ, b ấtngờ của Nguyễn Tuân quả khiến người đọc cũng “thấy lạnh” nh ư đangngồi chung khoang đò qua quãng ấy với Nguyễn Tuân vậy. Vài nét vẽ màthật giàu sức gợi, từ ngữ của Nguyễn Tuân cũng góc cạnh, sắc nét nh ưnhững đường chạm trổ của người thợ tài hoa.Thao tác thứ hai, Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm những hình thức biểu đạtrất khác thường. Ông rất công phu trong việc ghép từ, hoặc thay th ế m ộttừ thông dụng bằng từ ngữ lạ hoắc, gây bỡ ngỡ cho người đọc.•Trong "Chữ người tử tù"Từ ngữ, câu văn được lạ hóa: "Những đoạn không bóng thì l ại s ỉn l ạinhững chất ghét đen sánh"; "mưa rệp"; "biệt nhỡn"; "tính ông vốnkhoảnh"; "Ông Trời nhiều khi hay chơi ác đem đ ầy ải nh ững cái thu ầnkhiết vào giữa một đống cặn bã";...•Trong “Người lái đò sông Đà”Những từ ngữ được lạ hoá như: "thanh viện" [hỗ tr ợ bằng âm thanh],"thanh la, não bạt" [nhạc cụ bộ gõ bằng đồng tạo âm thanh mới lạ], "đánhhồi lùng" [đánh dồn dập], "đòn âm" [đòn ngầm], "trùng vi" [vòng vâynhiều lớp], "tế mạnh" [phi mạnh, lao mạnh]...Hình thức biểu đạt kiểu lạ hóa đã được Nguyễn Tuân đẩy đến m ức caohơn khi trước một đối tượng cần miêu tả, ông dùng đồng th ời nhi ều cáchđịnh danh, nhằm nói cho kiệt cùng mọi sự cảm nhận của mình.2. Nguyễn Tuân thuộc số những cây bút đặc biệt chú trọng hình th ức câuvăn.Điều này thể hiện rõ ở sự gia công của ông về cách cấu tạo câu cũngnhư về các biện pháp tu từ trong câu. Nếu cấu tạo câu th ời kì tr ước CáchMạng trong văn ông phù hợp với giọng điệu cổ kính trang nghiêm, thì v ớithời kì sau Cách Mạng câu văn cầu kì, nhiều khi dài h ơi, trau tru ốt h ơn phùhợp với cá tính phô bày tri thức của mình và tài dùng ch ữ.Câu văn của Nguyễn Tuân thường có xu hướng ph ức hóa. Bất c ứ thànhphần nào trong câu văn của ông cũng đều có th ể được phát tri ển m ột cáchdễ dàng. Ông mang trong mình cái giọng kể khoan thai trong nh ững thiêntruyện, giọng giãi bày miên man trong những thiên tùy bút, gi ọng phântích, phẩm bình tỉ mỉ kiểu "chẻ sợi tóc làm tư" trong các bài vi ết về vănhọc nghệ thuật.Sự chau chuốt trong câu văn Nguyễn Tuân không ch ỉ th ể hiện ở bình di ệncấu trúc mà còn ở mặt tu từ. Nói cách khác, yêu cầu về tu t ừ đã đ ược đápứng bằng những đặc điểm của cấu trúc. Nh ững biện pháp và ph ương tiệnđược nhà văn sử dụng thường khiến cho câu văn phải dãn ra, tr ổ nhiềucành nhánh rậm rạp, với những tầng bậc khác nhau và đạt hiệu quả th ẩmmĩ rõ rệt. Trong các phép tu từ, thì sóng đôi cú pháp, điệp, gi ải nghĩa, táchcâu là những biện pháp được Nguyễn Tuân ưa dùng h ơn cả. Có nh ững ki ểutu từ dễ kéo câu văn trở về kiểu du dương biền ngẫu cũ kĩ m ột th ời, [vínhư phép sóng đôi cú pháp], nhưng Nguyễn Tuân vẫn sử d ụng m ột cáchthoải mái, và bằng sự cao tay của mình, ông viết nên nh ững câu văn nh ịpnhàng cân đối mà vẫn rất hiện đại.·Trong “Chữ người tủ tù”Chẳng hạn: "Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõcanh nổi lên nhiều nhiều"; câu văn "trổ nhánh rậm rạp": "Ðêm hôm ấy, lúctrại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, m ột c ảnhtượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng t ối ch ật h ẹp, ẩmướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián";"Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn l ửatắt nghe xèo xèo"...·Trong “Người lái đò sông Đà”Chẳng hạn: "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi l ại nh ư là vanxin, rồi lại như là khiêu giọng gằn mà chế nhạo"; “Có chỗ vách đá thànhchẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hònđá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có l ần v ọt t ừ b ờ này sangbờ kia.” . Có những phép tu từ tưởng chỉ phù hợp v ới ki ểu câu văn gi ảithích đậm tính duy lí của ngữ pháp châu Âu [ví nh ư phép giải ngữ], v ậymà, qua bàn tay Nguyễn Tuân, chúng bỗng phát huy hiệu quả bất ng ờtrong việc tạo nên âm giọng điệu đặc biệt cho lời văn: “Tôi sợ hãi khán gi ả,đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuy ền thúng tròn vành r ồi cho c ảthuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà – t ừ đáy cái hútnhìn ngược lên vách thành hút mặt sôbng chênh nhau t ới m ột c ột n ước caođến vài sải”. Câu văn trổ nhánh rậm rạp ở đây có thể kể đến: “Lại nh ưquãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá cô sóng, sóngxô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi s ợ xuýtbắt người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”; hay: “Không thuy ền nàodám men gần những cái hút nước ấy, thuy ền nào qua cũng chèo nhanh đ ểlướt quãng sông, y như là ô tô sang số nhấn ga cho nhanh đ ể vút qua m ộtquãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho v ữngmà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu n ước ặc ặc lên nh ư v ừarót dầu sôi vào.”Tóm lại, cả về mặt cấu trúc và phương diện tu từ cú pháp, Nguy ễn Tuânđã thể hiện nhiều khổ công tìm tòi, sáng tạo. Câu văn của ông v ừa chothấy dấu vết của một lộ trình: ấy là lộ trình hiện đại hóa của câu văn qu ốcngữ, vừa phản ánh khá rõ nét những đặc điểm phong cách ngôn ng ữ c ủamột cá nhân.3. Nói đến những tìm tòi, sáng tạo của Nguyễn Tuân v ề ngôn ngữ, khôngthể không đề cập nghệ thuật so sánh đặc sắc của ông.Về lượng, câu văn so sánh trong các văn bản thuộc mọi th ể loại củaNguyễn Tuân có tỉ lệ cao một cách khác thường so v ới tác ph ẩm c ủa cáctác giả trong cùng bối cảnh văn học. Nhưng điều đáng nói h ơn là hi ệu qu ảnghệ thuật của phép tu từ so sánh trong lời văn Nguy ễn Tuân. Hiệu qu ảnày có được là nhờ những tìm tòi không mệt mỏi của nhà văn về cấu trúcso sánh, về từ chỉ quan hệ so sánh, và đặc biệt là hình ảnh dùng đ ể sosánh. Săn tìm những hình ảnh dị thường, ít ai nghĩ tới, làm cho mỗi câu vănso sánh thực sự là một kết quả khám phá, thể hiện một cái nhìn khác biệtvề đối tượng, đó là những thao tác th ường th ấy ở Nguy ễn Tuân. Thao tácnày được nhà văn sử dụng rộng rãi ở mọi thể loại, mọi giai đoạn sáng tác.Vì vậy, thật khó mà thấy được sự khác biệt nghệ thuật so sánh của câuvăn trong truyện, trong tùy bút hay trong phê bình, chân dung văn h ọc c ủaông.·Trong “Chữ người tử tù”Khuôn mặt vô tư lự của một viên quan coi ngục được Nguyễn Tuân ví v ới"mặt nước ao xuân bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ", còn tính cách d ịu dàngcủa con người ấy thì "như một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn độn, xô bồ"; "ngày đêm của t ử tù đ ợi phút cu ốicùng...vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài"; "Sáu người né mình tiếnvào như một bọn thợ nề thận trọng khiêng cái thang gỗ đặt ngang trênvai"; "một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân tr ờikhông định";·Trong “Người lái đò sông Đà”Có thể nói, nghệ thuật so sánh trong "Người lái đò sông Đà" không ch ỉ đ ơnthuần dừng lại ở việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác mà còn mangcả dấu ấn phong cách riêng của Nguyễn Tuân, hàm ch ứa nh ững cái nhìnđộc đáo, tài hoa, tinh tế: ông đã diễn tả đoạn sông bin ch ẹt gi ữa hai váchđá dựng thành cao vút "ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hèmà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè m ột cái ngõ mà ngóngvọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà th ứ m ấy nào v ừa t ắtphụt đèn điện"; "nước ở đây thở và kêu như cái cống bị sặc"; "cái phim ảnhthu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truy ền cảm lại cho ng ười xem phimkí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt như ghì lấy mép m ột chi ếc lárừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ v ừa rút lên cái g ậy đánhphèn"; "mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy h ầm đập";...Sự liên tưởng đặc sắc nhất trong "Người lái đò sông Đà" n ằm ở chínhnhững trận chiếc trên sông Đà. Với thạch trận mà sông đà hung bạo giăngra để chặn đánh người lái đò, đó là: "hàng tiền vệ, có hai hòn canh m ột c ửađá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuy ền đ ốiphương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng m ới đánhkhuýp quật vu hồi lại... Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuy ền vụt t ới.Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, nh ững hòn đá b ệvệ oai phong lẫm liệt, một hòn ấy trông nghiêng thì y nh ư là đang h ất hàmhỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùilại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào." Dưới ngòi bútNguyễn Tuân, con thủy quái sông Đà không chỉ hung hãn. Nó còn h ết s ứcxảo quyệt. Trong cuộc vật lộn với ông lái đò, nó đã tr ổ ra đ ủ m ưu machước quỷ để lừa người ta vào thế trận đã bày sẵn và hướng người ta vàocửa tử. Chỗ ngoặt sông thì đánh phục kích. Dụ được vào sâu thì đánhkhuýp vu hồi. Giáp lá cà thì giở đủ ngón hiểm ác: đòn âm, đòn d ương, đátrái, thúc gối, túm thắt lưng, lật nửa người, bóp chặt h ạ bộ,... v ừa đánh v ừahò la vang trời dậy đất để áp đảo tinh thần đối phương. S ự liên t ươtngđược tiếp nối sang thứ tính cách thứ hai của sông Đà: trữ tình. Nó "tuôn dàinhư một áng tóc trữ tình, đàu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắcbung nở hoa ban hoa gạo"...Cái nhìn lãng mạn và lối so sánh, liên tưởng đầy sở tr ường đó v ẫn v ẹnnguyên khi ông phát hiện con sông Đà "tuôn dài, tuôn dài nh ư áng tóc tr ữtình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung n ở hoa ban hoagạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân".III. Kết luậnNhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: "Khôngbiết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta g ọilà một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà vănđộc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đ ều nh ư cóđóng một dấu triện riêng". Nét phong cách này thể hiện rõ trong "Ch ữngười tử tù" và "Người lái đò sông Đà". Ngôn ngữ trong văn ông đa d ạng,phong phú, mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính riêng.Nguy ễn Tuân đã tung rabiết bao chữ nghĩa đắt giá, biết bao thủ pháp có sức diễn tả mãnh liệt đ ể"quyết một phen thi tài với Tạo hóa". Trong sự nghiệp sáng tác của mình,ông đã đạt được sự cân bằng giữa hai th ời kì lịch s ử tr ước và sau CáchMạng tháng Tám. Qua cái mốc ấy, tư tưởng và phong cách c ủa ông tâstnhiên có những biến đổi nhất định. Nh ưng dù biến đ ổi th ế nào, v ẫn trênmột căn bản thống nhất của một cái tôi râst Nguyễn Tuân: tài hoa, uyênbác, thích cảm giác mạnh, suốt đời say mê đi tìm và diễn tả cái đ ẹp.Dù viết về vấn đề gì, sử dụng thể loại nào, điều khiến Nguy ễn Tuân ph ảitận tâm, tận lực là làm sao khai thác cao nhất kh ả năng biểu đ ạt c ủa ngôntừ, để tiếng Việt có thể phô hết mọi sắc màu của nó. Dường nh ư ranh gi ớigiữa các thể loại là điều mà ông không mấy bận tâm. Nh ư nhiều người đãchỉ ra, với kiểu hành ngôn này, truyện của Nguyễn Tuân rất đậm chất tùybút, ngược lại, tùy bút cũng rất giàu tính truy ện; văn xuôi mà đ ọc lên c ứnghe như âm điệu của thơ; phê bình, tiểu luận và chân dung văn h ọc h ấpdẫn người đọc bởi lối diễn đạt đầy tính nghệ thuật... Tôi không nghĩ conđường Nguyễn Tuân đã đi cũng như cách xử lí ngôn ngữ của Nguy ễn Tuânlà "khuôn vàng thước ngọc". Đó cũng chỉ là một trong muôn nẻo đườnghành ngôn nghệ thuật. Đã từng tồn tại nhiều vẻ đẹp ngôn ngữ khác bi ệt,thậm chí đối lập với những sắc thái thẩm mĩ trong ngôn ngữ Nguy ễnTuân. Có như thế, văn chương mới bung nở nhiều phong cách. N ếu c ầnphải minh hoạ cho bản chất sáng tạo của văn học thì phải k ể đ ến Nguy ễnTuân - người với những trang văn tài hoa, độc đáo đã tạo ra không ch ỉ mộtcon đường, một lối đi riêng mà phải nói là một "đại lộ" riêng trên các ng ảkhai phá của văn học Việt Nam. Trên "đại lộ" ấy ta bắt gặp nét quen thuộcvà cả những điều mới mẻ - cái làm nên hồn cốt Nguyễn Tuân.

Video liên quan

Chủ Đề