Vận dụng bài học: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới. Từ một đất nước bị đô hộ, Việt Nam đã trở thành nước độc lập, có quyền tự quyết; từ thân phận nô lệ, nhân dân Việt Nam trở thành người  tự do, có quyền tự quyết. Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh sự đúng đắn của Đảng trong việc xác định mục tiêu, đường lối để tập hợp quần chúng nhân dân.

Lúc bấy giờ, Đảng ta chỉ có hơn 5000 Đảng viên và đang hoạt động bán công khai. Nhưng với việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, Đảng ta đã tập hợp được toàn thể dân tộc - không phân biệt giai cấp, đảng phái, đoàn thể - để làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất. Đảng là người lãnh đạo Dân tộc, là biểu tượng cho sự đoàn kết của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. 

PGS – TS Nguyễn Văn Thức- Hiệu trưởng trường Đại học Văn hoá - Thể thao và Du lịch: "Theo quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta, chính nhân dân là người làm nên sự nghiệp Cách mạng.Cái này đã có nguồn gốc từ trong truyền thống của dân tộc. Và đến thời đại Hồ Chí Minh thì phát triển một cách hoàn thiện, sâu sắc hơn, phát huy được tổng hợp sức mạnh của toàn dân tộc, của toàn thể nhân dân. Và tạo nên sức mạnh to lớn để sự nghiệp cách mạng từng bước gặt được những thành quả lớn lao".

Tư tưởng chiến lược nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng thành lập năm 1930; và tiếp tục được khẳng định trong các cương lĩnh sau này. Tư tưởng này là cơ sở định hướng đúng đắn cho hoạt động của Đảng và Nhân dân ta ở mỗi thời kỳ cũng như toàn bộ cuộc đấu tranh; là điều kiện để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Bởi vậy, nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Ngay cả khi đất nước đã dành được độc lập, thống nhất; khi tình hình quốc tế có những chuyển biến mới, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, bài học giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện trong đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, mở rộng giao lưu văn hóa, giữ vững bản sắc dân tộc...

Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta giành được những thành tựu mới trong công cuộc bảo vệ đất nước Việt Nam thống nhất, vượt qua khủng hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thạc sỹ Lê Ái Bình- Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá: "Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược và cũng là bài học xuyên suốt trong quá trình Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam và tạo nên nguồn sức mạnh để Đảng giải quyết những vấn đề chiến lược cũng như phương pháp Cách mạng. Và như khẳng định của Đảng ta tại Đại hội 4, năm 1976: Đường lối chiến lược, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và cũng là ngọn cờ bách chiến bách thắng của Cách mạng Việt Nam.Và trong thời kỳ hiện nay, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội được cụ thể hóa thành 2 nhiệm vụ là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"

Qua các kỳ Đại hội Đảng, bài học lớn được đặt ở vị trí hàng đầu, là bài học về kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Và bài học này được xem như một chân lý của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn thành công của cách mạng Việt Nam, cả trong bảo vệ và xây dựng đất nước suốt 90 năm qua, càng thêm khẳng định và làm sáng rõ chân lý này.

Theo Thời sự tối 17/1/2020

đường cách mạng vô sản" và "chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ".

+ Trong "Chính cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt", "Luận cương chính trị" đều xác định: cách mạng Việt Nam, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Mục đích cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

- Thời kỳ cả nước thực hiện một chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân [1930-1945]:

Trong thời kỳ này, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là mục tiêu trực tiếp, còn cách mạng xã hội chủ nghĩa mới chỉ là phương hướng, là triển vọng tiến lên của cách mạng Việt Nam.

Đặt cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phương hướng, triển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ quy định tính triệt để của cuộc cách mạng đó, vì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng ta tiến hành là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Đó là điều kiện cơ bản để thực hiện cách mạng không ngừng từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng [1945- 1975]:

+ Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là một hình thái độc đáo, sáng tạo của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp đánh đuổi đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam.

+ Nhờ kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và xác định đúng vị trí và nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền, Đảng ta đã phát huy được sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và miền Nam để đánh Mỹ và thắng Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho phép Đảng ta kết hợp được sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

- Thời kỳ cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa [từ 1975 đến nay]:

+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ này vẫn là đường lối chiến lược cơ bản của Đảng ta. Vì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải tiếp tục giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với dân tộc...

+ Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội từ đây gắn chặt với nhau. Độc lập dân tộc là điều kiện để nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại đời sống ngày càng tự do, ấm no, hạnh phúc, văn minh, là điều kiện để bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm

- Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một bài học kinh nghiệm lớn, có tính chất bao trùm của Đảng ta vì:

+ Từ khi có Đảng, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam.

+ Là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam.

+ Với đường lối cơ bản này, Đảng ta đã giải quyết thắng lợi một loạt vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Cho phép Đảng ta khơi dậy được sức mạnh của quá khứ, của hiện tại, của tương lai, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề