Vạch lá tìm sâu tiếng anh là gì

[VOH] - Bạn từng nghe rất nhiều về câu thành ngữ ‘Vạch lá tìm sâu’ nhưng vẫn không hiểu được ý nghĩa của câu nói này? Vậy hãy tìm hiểu ý nghĩa của chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đã bao giờ trở thành tâm điểm của một ai đó khi luôn bị họ soi mói, tìm kiếm những khuyết điểm của mình chưa? Những người có hành động như thế được gọi là những người là ‘Vạch lá tìm sâu’. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về câu thành ngữ quen thuộc ‘Vạch lá tìm sâu’ nhé!

1. Vạch lá tìm sâu là gì?

“Vạch lá tìm sâu” chính xác là một câu thành ngữ mà người xưa vẫn thường hay sử dụng để ám chỉ những người chuyên đi tìm tòi, bới móc khuyết điểm của người khác. Hành động vạch lá để tìm sâu trong câu tục ngữ được ngầm hiểu là một hành không đẹp. Bởi lẽ, hành động này không những thể hiện tật xấu của cá nhân mà nó còn tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực cho tập thể.

“Vạch lá tìm sâu” ám chỉ những người chuyên đi tìm tòi, bới móc khuyết điểm của người khác

Không chỉ ngày xưa, trong thời đại cuộc sống phát triển như ngày nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp được hình ảnh “Vạch lá tìm sâu”.

Ví như trong môi trường công việc, nếu bạn gặp một người đồng nghiệp hay để ý, soi mói, tìm tòi quá khứ, khuyết điểm của người khác kể cả khi những khiếm khuyết ấy không ảnh hưởng gì đến lợi ích tập thể, thì người đó chính là người “Vạch lá tìm sâu”.

2. Tại sao con người hay có thói quen “Vạch lá tìm sâu”

Thói quen “Vạch lá tìm sâu” có lẽ bắt nguồn từ những cuộc “buôn” chuyện không hồi kết. Thường thì chủ đề của những cuộc tán gẫu là bàn về những người bạn không hiểu, không thích, có ấn tượng xấu,... Sau dần thành quen, những cuộc nói chuyện không dừng lại ở hành động “thêm mắm, thêm muối” mà trở thành tìm tòi và bới móc khuyết điểm của người khác.

Không chỉ vậy, thói quen “Vạch lá tìm sâu” cũng xuất phát từ việc đố kỵ và ganh ghét hoặc muốn hạ thấp giá trị của người khác. Khi cảm thấy bản thân mình thua kém một ai đó mà không thể làm gì được thì một số người lại chọn cách nói xấu hoặc bới móc những khuyết điểm của đối phương. Hành động này sẽ giúp họ thỏa mãn được sự bực tức trong lòng. Lâu dần thành quen, việc bới móc sẽ trở thành thói quen khó bỏ.

Cuối cùng, thói quen “Vạch lá tìm sâu” cũng có thể hình thành từ môi trường xung quanh. Nếu bạn sống trong một tập thể luôn soi mói, bàn chuyện về người khác thì lâu dần bạn cũng sẽ dễ trở thành con người như vậy. Đương nhiên, bản tính hay tính cách vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, song chúng ta cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến con người.

Xem thêm:

Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò” là gì?

Bài học về giao tiếp từ câu "Nói gần nói xa chẳng qua nói thật"

Ngụ ý ẩn sau câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” dạy ta điều gì?

3. Tác hại của việc “Vạch lá tìm sâu”?

“Vạch lá tìm sâu” là một thói quen xấu, nó không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả một tập thể. Dưới đây là một số tác hại của việc chỉ chăm chăm đi tìm tòi thiếu sót, khiếm khuyết một cách không cần thiết.

3.1 “Vạch lá tìm sâu” khiến chúng ta có góc nhìn tiêu cực

Tác hại của “Vạch lá tìm sâu” là chúng khiến ta có một góc nhìn tiêu cực

Một trong những tác hại của việc chuyên đi “Vạch lá tìm sâu” hay “Bới lông tìm vết” chính là chúng khiến ta có một góc nhìn tiêu cực.

Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi có thể tìm ra thiếu sót của một ai đó nhưng dường như đó chỉ là câu chuyện khiến bạn vui trong chốc lát.

Bởi lẽ, khi bạn cố gắng bới móc, tìm những khiếm khuyết nhỏ nhặt của một ai đó thì có nghĩa là bạn đang dần khiến cho thế giới quan của mình trở nên tiêu cực hơn. Trong một số trường hợp, nó còn thể hiện sự ganh tị, đố kỵ. Sẽ chẳng có gì là dễ chịu khi ngày nào bạn cũng phải săm soi, tính toán với bất cứ ai đó hoặc bất cứ sự việc gì. Lâu dần, bạn không chỉ mệt mỏi mà còn cảm thấy mọi thứ xung quanh mình không hoàn hảo, đều trở nên “xấu xí”, “méo mó”.

3.2 “Vạch lá tìm sâu” khiến hiệu suất công việc bị giảm

Trong một tập thể như văn phòng, công ty hay trong lớp học mà luôn có những người “Vạch lá tìm sâu”, ngày ngày tò mò, đào bới những khuyết điểm không đáng có của người khác thì tập thể ấy không thể bền vững, phát triển. Bên cạnh đó, nếu chỉ dõi theo mặt xấu của người khác thì bạn cũng không thể tập trung vào công việc của bản thân mình. Từ đó hiệu suất công việc của cá nhân cũng như tập thể chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

3.3 “Vạch lá tìm sâu” khiến bạn trở thành người xấu trong mắt mọi người

Nếu luôn “Vạch lá tìm sâu” bạn sẽ trở thành người xấu trong mắt mọi người

Không một ai yêu thích một người luôn nhìn vào những điều tiêu cực và muốn hạ thấp giá trị của người khác bằng cách bới móc những khiếm khuyết không đáng có. Nếu bạn vẫn giữ thói quen này bạn sẽ trở thành một người xấu tính trong mắt những người xung quanh.

Vậy nên sống trong một tập thể, hãy tập cách trở thành một người khoan dung, biết tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm hay thiếu sót của người khác. Và cũng đừng quên rộng lượng thật đúng mực với cả chính bản thân mình.

4. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao bàn về thói soi mói, bới móc khiếm khuyết, thiếu sót

Ngoài câu thành ngữ “Vạch lá tìm sâu”, dân gian ta còn có rất nhiều những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về thói xấu này. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!

1. Bới lông tìm vết

Giải thích: “‘Bới lông tìm vết” chỉ hành động cố gắng bới móc những cái xấu, cái thiếu sót nhằm mục đích hạ thấp người khác hoặc bêu xấu người khác.

2. Vạch phao câu tìm bọ mạt

Giải thích: “Phao câu” là bộ phận sau cùng của thân ngan, ngỗng, gà vịt hay các loại chim. “Bọ mạt” là một loại bọ cực nhỏ thuộc họ nhện, chúng sống trong bụi nhà và có thể tồn tại ở khắp mọi nơi. “Vạch phao câu tìm bọ mạt” ý chỉ hành động tìm tòi đào bới đến cuối cùng để phanh phui ra những chuyện xấu, những khuyết điểm nhỏ nhất của một ai đó.

3. Chân mình những lấm mê mê

Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Giải thích: Câu ca dao trên ý chỉ bản thân mình có đầy rẫy những khuyết điểm thiếu sót mà không biết nhìn nhận, lại đi soi mói để ý những khuyết điểm của người khác.

4. Con chó chê khỉ lắm lông

Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài

Lươn ngắn lại chê trạch dài

Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm

Giải thích: Bài ca dao mượn đặc điểm của một số loại động vật để chỉ hành vi chê bai mỉa mai người khác trong khi bản thân mình cũng không tốt đẹp gì. Bài ca dao nhắc nhớ chúng ta trước khi phán xét khuyết điểm của người khác thì phải nhìn nhận bản thân mình.

5. Bới bèo ra bọ

Giải thích: Câu thành ngữ chỉ thói xấu của người hay xăm soi, đào bới khuyết điểm của người khác. Câu thành ngữ thường được kết hợp với ngôn ngữ sử dụng hàng ngày như: “Bỏ thói bới bèo ra bọ đó đi!”.

Xem thêm:

Trung thực là gì? Trung thực có giúp cuộc sống trở nên tốt hơn?

Biểu hiện của sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội hiện đại

31 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực, thật thà

6. Nói người phải nghĩ đến ta

Thử sờ lên gáy xem xa hay gần

Nói người phải nghĩ đến thân

Thử sờ lên gáy xem gần hay xa

Giải thích: Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta trước khi nói xấu hay phán xét người khác thì phải nhìn lại chính mình, bởi biết đâu khi phán xét người khác lại chính là phán xét chính những khuyết điểm của mình.

7. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

Giải thích: “Cười người” ý chỉ sự chê bai, phán xét những khuyết điểm của người khác. Mỗi chúng ta ai cũng có những khuyết điểm riêng, vậy nên không nên vội “cười người” vì đến một lúc nào đó chúng ta cũng bị “cười” lại bởi chính những khuyết điểm của mình.

8. Chó chê mèo lắm lông

Giải thích: Cả chó và mèo đều là hai loại động vật có lông trong khi chó lại chê bai, phán xét chính điều mà bản thân mình đang sở hữu. Câu tục ngữ muốn khuyên ta trước khi phán xét người khác nên nhìn nhận lại bản thân mình.

Có thể nói, “Vạch lá tìm sâu” là một trong những thói xấu mà mỗi chúng ta đều không nên mắc phải. Việc soi mói khuyết điểm của người khác không những ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến năng lượng của cả tập thể. Mong rằng, qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ “Vạch lá tìm sâu” và rút ra được bài học cho bản thân mình.

Vạch lá tìm sâu có nghĩa là gì?

"Vạch lá tìm sâu" là thành ngữ ám chỉ những người chuyên đi tìm tòi, bới móc khuyết điểm của người khác.

Cá sấu từ tiếng Anh là gì?

CROCODILE | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge.

Chủ Đề