Tuân theo pháp luật là gì

Phân biệt “Tuân thủ pháp luật”, “Thi hành pháp luật”, “Sử dụng pháp luật” và “Áp dụng pháp luật”

Các quy phạm pháp luật [kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật] muốn đi vào cuộc sống, áp dụng vào thực tế thì cần đến hoạt động “thực hiện pháp luật”. Hay nói cách khác, thực hiện pháp luật được hiểu là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện.

Hiện nay, thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức như sau:

1. Tuân thủ pháp luật;

2. Thi hành [chấp hành] pháp luật;

3. Sử dụng [vận dụng] pháp luật;

4. Áp dụng pháp luật.

TIÊU CHÍ

TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

THI HÀNH

PHÁP LUẬT

ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT

SỬ DỤNG

PHÁP LUẬT

Khái niệm

Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm.

Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép.

Bản chất

Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.

Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.

Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

->Mang tính quyền lực nhà nước.

Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”

Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.

Ví dụ

Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm.

Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.

Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.

Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của A.

Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền.

Khi đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể

Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Mọi chủ thể

Hình thức thể hiện

Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán.

Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc.

Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền.

Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

Bắt buộc thực hiện

Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Tuân thủ pháp luật là gì? Chi phí tuân thủ pháp luật là gì? Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật là gì? Một số giải pháp cụ thể để giảm chi phí tuân thủ pháp luật? Chi phí tuân thủ pháp luật và giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật?

Các quy phạm pháp luật [kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật] muốn đi vào cuộc sống, áp dụng vào thực tế thì cần đến hoạt động “thực hiện pháp luật”. Hay nói cách khác, thực hiện pháp luật được hiểu là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện. Hiện nay, thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức, trong đó có tuân thủ pháp luật. Vậy tuân thủ pháp luật là gì? Chi phí tuân thủ pháp luật  là gì và giải pháp nào giúp giảm chi phí tuân thủ pháp luật?

1. Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật, trong đó tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Chẳng hạn, sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra.

Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể [hành động hoặc không hành động] được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Ngoài tuân thủ pháp luật, có ba hình thức thực hiện pháp luật khác bao gồm:

– Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu;

– Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Ví dự: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.

2. Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Chi phí tuân thủ pháp luật [TTPL] được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp [DN], người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của PL. Chi phí TTPL bao gồm:

[1] Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà DN, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của PL, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính [TTHC] với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác [ví dụ: lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…].

[2] Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà DN, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo PL.

[3] Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà DN, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.

[4] Chi phí rủi ro pháp lý [nếu có]: chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội KD mà DN, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định PL dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.

[5] Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng [ví dụ: điện thoại, điện năng], trả thuế, …  hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

3. Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Chỉ số chi phí TTPL [gọi tắt là chỉ số B1] là một trong những chỉ số nằm trong mục Quản trị theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] được thể hiện thông qua chỉ số: “Burden of government regulation”.

Chỉ số B1 có thể được hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận [thông qua trả lời câu hỏi khảo sát] về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho DN trong tuân thủ những quy định của PL [làm phát sinh chi phí TTPL: chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức], được xếp theo thang bậc đánh giá tính từ mức 01 [kém nhất] đến mức 07 [tốt nhất].

Đối tượng và số lượng DN tiến hành khảo sát để xếp hạng chỉ số B1 là các DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của 03 ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ của năm trước đó. Các DN được khảo sát phải phù hợp tiêu chí rõ ràng được Diễn đàn kinh tế thế giới đặt ra  [ví dụ: DN phải có từ 20 lao động trở lên, phải theo cơ cấu vùng miền phù hợp, trong số DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào GDP]. Thời gian Diễn đàn kinh tế thế giới khảo sát thường bắt đầu từ tháng 11 của năm trước đến tháng 5 của năm sau. Việc khảo sát được tiến hành theo phương thức gửi bảng hỏi tới các DN được lựa chọn thuộc đối tượng phù hợp nêu trên, các DN trả lời  trực tiếp bảng hỏi khảo sát qua mạng internet [khảo sát online].

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh vì nếu gánh nặng chi phí TTPL mà các DN phải gánh chịu lớn do quy định PL phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định PL không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các DN. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành PL không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội KD của DN. Điều này gây tốn kém cho DN, cản trở các DN đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế – xã hội [KT-XH].

4. Một số giải pháp cụ thể để giảm chi phí tuân thủ pháp luật

Để giảm chi phí TTPL, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 [theo GCI 4.0], trước mắt cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành PL, cụ thể sau đây:

– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cần đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật, qua đó, tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019. Các  cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật với hoạt động tổ chức thực thi pháp luật, theo đó, thường xuyên, kịp thời phối hợp trong nắm bắt, tổng hợp các quy định của pháp luật có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, đồng thời, rà soát tổng hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó tuân thủ, bất hợp lý để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

– Thứ hai, thực hiện cập nhật  kịp thời, đầy đủ và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chú trọng tuyên truyền các quy định mới, để các doanh nghiệp nắm được các quy định mới của các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để  ngoài việc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, doanh nghiệp còn tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu; phát động trong các doanh nghiệp thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, viên chức, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, nhưng “ưu tiên” ngoài quy định của pháp luật. Xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng các tài liệu về tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của ngành, địa phương mình.

– Thứ ba, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

– Thứ tư, tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật. Bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt để tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời , công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thẩm quyền kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp; chủ động tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để doanh nghiệp tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

– Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm việc công khai các thủ tục hành chính, cập nhật thường xuyên, kịp thời các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng, trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tại nơi làm việc của các hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp.  Cải tiến quy trình giải quyết các thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Không tự đặt thêm điều kiện đầu tư kinh doanh trái quy định của pháp luật. Tăng cường, thúc đẩy chia sẽ dữ liệu, tăng cường phối hợp trong nội bộ ngành, địa phương mình và giữa các ngành, địa phương; Thường xuyên quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác phối hợp giữa các đơn vị hữu quan  trong xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm sự chính xác, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả trong quy định của các văn bản pháp luật và trong thực tiễn thi hành pháp luật hành đối với các doanh nghiệp.

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi về tuân thủ pháp luật là gì, Chi phí tuân thủ pháp luật và giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề