Không biết đâu mà lần là gì

Showing 1-12

Start your review of Không biết đâu mà lần

Jun 18, 2019 Hà Đặng rated it liked it

This review has been hidden because it contains spoilers. To view it, click here. Đây là một cuốn sách viết về giáo dục mà cũng không hẳn mang tính giáo dục. Nếu những ai không làm nghề giáo thì sẽ thấy những giáo viên chúng tôi "hâm lắm". Chúng tôi phải hi sinh nhiều điều, nhiều thứ để mang con chữ đến cho các em nhỏ. Chúng tôi dành tuổi thanh xuân của mình ở những nơi xa xôi không tiện nghi như thành phố. Chưa hết, chúng tôi còn bị vướng mắc ở nhiều điều đáng bận tâm của ngành giáo dục. Nói chung, chúng tôi cũng khổ lắm... :]
Bình thường đã tự thấy khổ rồi, nhưng đọc cuốn s

Đây là một cuốn sách viết về giáo dục mà cũng không hẳn mang tính giáo dục. Nếu những ai không làm nghề giáo thì sẽ thấy những giáo viên chúng tôi "hâm lắm". Chúng tôi phải hi sinh nhiều điều, nhiều thứ để mang con chữ đến cho các em nhỏ. Chúng tôi dành tuổi thanh xuân của mình ở những nơi xa xôi không tiện nghi như thành phố. Chưa hết, chúng tôi còn bị vướng mắc ở nhiều điều đáng bận tâm của ngành giáo dục. Nói chung, chúng tôi cũng khổ lắm... :] Bình thường đã tự thấy khổ rồi, nhưng đọc cuốn sách này xong còn thấy nghề này khổ hơn. Giọng văn của tác giả trong cuốn sách này không dễ chịu như "Trên đồi, mở mắt và mơ". Hầu như là cách nói bóng gió. Và tôi thì không quá thích điều đó. Nó-quá-J.K.Rowling!

Nếu bạn rảnh thì có thể đọc nó. Còn không thì thôi. :]

...more

Giang rated it liked it
Jun 10, 2018

Thanh Hùng marked it as to-read
Apr 02, 2018

Hảo Tú marked it as to-read
May 24, 2018

Quốc Cường marked it as to-read
Jun 20, 2020

Anh Tuan marked it as to-read
Jul 04, 2021

Có một thế hệ 'Không biết đâu mà lần'

Cập nhật ngày: 28/07/2014

Không biết đâu mà lần [Văn Thành Lê, NXB Trẻ] mang đậm dấu ấn của một tự truyện hơn là một câu chuyện hư cấu. Tự truyện của một thầy giáo mới ra trường, từ đồng ruộng chiêm trũng xứ Bắc, học trường đại học hiu hắt miền Trung, “nhảy dù” vào phương Nam đầy ảo tưởng.

Tự truyện không của riêng một thầy giáo trẻ. Không biết đâu mà lần nâng nhân vật của mình lên thành đại diện của một thế hệ, thành tâm thế thời đại. Người đi trước ôn lại mình. Kẻ đến sau tìm thấy mình. Có những chi tiết, hoàn cảnh, nhân vật khiến người đọc cảm tưởng mình là cánh diều no gió, cố bứt khỏi bàn tay tác giả đang cầm giữ dòng suy tưởng miên man. Thi thoảng, người đọc lại thấy chính mình đang hớt hải trong lo âu và háo hức cầm cuộn dây mà chạy, mà tung hê, mà lèo lái cho câu chuyện bay lên. Ít nhiều, Không biết đâu mà lần tạo ra một cuộc bập bênh đa chiều. 

Tâm thế của nhân vật Anh có những suy nghĩ của lớp trẻ ngày nay. Đã bắt đầu dám phủ nhận áo xống ngụy trang, cho dù vẫn phải ngụy trang áo xống như tắc kè hoa mỗi khi bước ra đường gió bụi. Đã dám lên tiếng, ẩu đả lề thói đố kỵ, thủ thân, sống mòn, cho dù mới chỉ là những phát ngôn kiểu status ẩn dưới một nickname hoạt họa nào đó.

“Những buổi chiều thẫn thờ chẳng biết cất rảnh rỗi vào đâu,… Anh lại thương lũ học trò… bảnh mắt đã bị nhồi nhét muốn sặc sụa chữ, muốn ngộ độc lời”. Anh và thế giới nhân vật tưởng như đầy màu sắc, thực ra chỉ có một màu nào đó pha loãng bằng bi hài kịch theo nhiều nồng độ và nhiều cách thức khác nhau. Họ dấn tới, nhanh hoặc chậm, như một bầy robot đã mặc định chương trình, ngày càng cô đơn, chỉ có thể dừng và ngã khi khô dầu cạn nhớt hết pin.

Để bù đắp sự thiếu hụt đầy lý do của tuổi trẻ, Anh hồ hởi, đôi lúc ngây ngô, hiến dâng cho người đọc những chi tiết mang tính kinh nghiệm của người ta chứ không phải của mình. Nghe nói thế này, họ bảo thế kia, nơi ấy từng như vậy…

Không biết đâu mà lần thách thức, kêu gọi độc giả tự kiểm nghiệm, tự suy xét, tự định hướng. Nội dung và nghệ thuật, Văn Thành Lê đạt bước ngoặt lớn bắt nguồn từ sự thiếu hụt. Phải chăng, vốn liếng ăm ắp trong ba lô trên vai thế hệ căng tràn sức sống, niềm tin và lý tưởng thời nay chính là sự thiếu hụt?

Đáng lẽ, một Văn Thành Lê nào đó phải viết tác phẩm này sớm hơn nữa. 140 trang đủ để gọi là một truyện dài. Vâng, dài không có nghĩa là để phủ nhận những cái ngắn hơn. Đặc biệt, khi cuốn sách đủ sức gọi tên một thế hệ Không biết đâu mà lần.

Văn Thành Lê sinh năm 1986 tại Thanh Hóa, hiện sống và làm việc tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Không biết đâu mà lần [phát hành tháng 6/2014] là cuốn sách thứ 6 của anh.

Theo Trịnh Sơn
Thể thao & Văn hóa

Bìa sách Không Biết Đâu Mà Lần

– Chế độ bảo hành cùng cách thức vận chuyển sản phẩm này thế nào?. Dù sao đi chăng nữa mọi chuyện cũng đã kết thúc rồi.

Văn của Văn Thành Lê luôn gây ấn tượng với tôi ngay từ khi biết anh, từ truyện ngắn đến truyện dài. Ngòi bút không quá sắc sảo nhưng hóm hỉnh và vui tươi lạ. “Không biết đâu mà lần” nói về vấn đề giáo dục – một chủ đề nghe có vẻ khô khan nhưng thật sự qua con mắt của tác giả nó nhẹ nhàng và nghịch ngợm rất lạ mà người đọc vẫn nắm bắt được những vấn đề của thời cuộc trong ngành. Nhìn chung đây là 1 quyển sách khá, đọc giải trí nhưng vẫn có điều để suy ngẫm. Tuy nhiên cái điệp khúc “Không biết đâu mà lần” của tác giả cứ lặp đi lặp lại ở cuối mỗi chương nhiều khi cứ thấy gượng ép và lắm lúc không có duyên.

Độc giả Huỳnh Minh nhận xét về tác phẩm Không Biết Đâu Mà Lần

– Kích thước sản phẩm này ?. KHông thể như vậy!

Tác giả cuốn sách này là một thầy giáo và nội dung của tác phẩm cũng xoay quanh chuyện trường, chuyện dạy học và những mối quan hệ liên quan đến. Có những chuyện dường như ta đã biết hoặc từng nghe thấy. Qua tác phẩm này, tác giả đã phản ánh chúng ở một góc độ trào phúng, vui nhộn hơn nhưng không kém phần trăn trở, nặng lòng. Cách viết “tưng tửng” của tác giả có vẻ không kiêng dè bất cứ ai, bất cứ chuyện gì, từ chuyện thầy hiệu trưởng, đến chuyện “đổi chác” để được thuận đường sự nghiệp. Thật tiếc nếu như những thầy giáo, cô giáo như nhân vật chính trong tác phẩm, có tâm với nghề, không trụ lại được với công việc đào tạo thế hệ mai sau như thế.

Độc giả Lương Chi nhận xét về tác phẩm Không Biết Đâu Mà Lần

– Sản phẩm này có dễ dùng không ?. Trời đất ơi

Câu chuyện được kể bằng một giọng văn rất trẻ, rất hài, đọc vào có hơi vô duyên nhưng lại thấy cuốn hút với ngôn ngữ có vần điệu, cùng với cách chơi chữ, dựng tình huống làm cho người đọc phải cười ra nước mắt, nhưng đó là một sự thật khá đau đối với một phần thế hệ trẻ. Và lối thoát ở đâu vẫn là một dấu hỏi, với nhân vật Anh – một người thầy trong truyện thì có lẽ hướng ngoại cũng là một giải pháp.
Bìa sách đẹp, giấy xốp vàng, chữ in rõ nhưng font nhỏ, không có lỗi đánh máy, có bookmark.

Độc giả Ánh Mura nhận xét về tác phẩm Không Biết Đâu Mà Lần

Các câu hỏi liên quan đến sản phẩm hư hỏng, cần đổi trả, v. Tôi đã nghĩ đến điều đó!v . Tôi đã nghĩ đến điều đó!. Tôi đã nghĩ đến điều đó!. Làm gì vậy chứ? vui lòng truy cập trang hỗ trợ //hotro. Làm gì vậy chứ?tiki. Trời!Nghĩ cái gì vậy!vn. Trời!Nghĩ cái gì vậy!

Sau khi đọc cuốn Châu Luch thứ 7 của anh Văn Thành Lê, mình quyết đinh lên tiki đặt cuốn này. Dù cách viết có hơi khác cách anh viết truyện ngắn, nhưng truyện của anh Lê vẫn có sức hút lạ kì. Lời văn đơn giản, pha chút hài hước. Đặc biệt nhan đề được nhấn đi nhân lại ở mỗi chương như nhấn mạnh với bạn đọc “chả biết đâu mà lầ” về những thứ đã diễn ra, sẽ diễn ra. Đề tài không thực sự mới, nhưng tác giả đã không làm nó thêm cũ kĩ, mà làm nó có phần mới mẻ hơn.

Sách về giá cả thì khá mềm + chất giấy khá ok!

Video liên quan

Chủ Đề