Tứ thiền bát định là gì

MỤC LỤC
  1. VÒNG LẪN-QUẨN TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH THÔNG CẢ TIỂU-THỪA VÀ NGOẠI ĐẠO
    1. Kinh Đại Bát Niết-Bàn 26. Phẩm Di Giáo Thứ Hai Mươi Sáu ______________________________

VÒNG LẪN-QUẨN TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH
THÔNG CẢ TIỂU-THỪA VÀ NGOẠI ĐẠO

[Tác giả Hương Trần đăng 8/9/2015]

________________________________

Tứ Thiền: Catur jhanasTheo Kinh Phúng Tụng [Sangiti Sutta] trong Trường Bộ Kinh, trong chuỗi Tứ Pháp có Tứ Thiền:

  1. Sơ Thiền: Ở đây vị Tỳ Kheo ly dục, ly ác pháp hay bất thiện pháp để chứng và trú vào sơ thiền [trong đó những ham muốn say mê, và một số tư tưởng bất thiện như dâm dục, ác ý, bạc nhược, lo lắng, bồn chồn, và nghi ngờ đều bị loại bỏ], ngồi kiết già tu tập nhất tâm, từ từ tâm của vị ấy đạt đến một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
  2. Nhị Thiền: Ở đây vị Tỳ Kheo, diệt tầm và tứ, chứng và trú vào nhị thiền [tất cả những hoạt động tinh thần bị loại bỏ, tĩnh lặng và nhất điểm tâm phát triển], một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tâm nhất tỉnh.
  3. Tam Thiền: Ở đây vị Tỳ Kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú trong Tam Thiền. Trong giai đoạn nầy cảm nghĩ hỷ lạc là một cảm giác tích cực, cũng biến đi, trong khi khuynh hướng hỷ lạc vẫn còn thêm vào sự thanh thản trong tâm.
  4. Tứ Thiền: Ở đây vị Tỳ Kheo xả lạc, xả khổ, diệt tất cả những hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú vào Tứ Thiền, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnhTất cả những cảm giác, cả đến hạnh phúc hay không hạnh phúc, vui và phiền não, cũng biến đi, chỉ còn lại sự tĩnh lặng thanh tịnh và tỉnh thức.

Tứ Thiền Bát Định: Tứ thiền trong cõi Trời Sắc Giới và bát định [bốn trong Sắc Giới và bốn trong Vô Sắc Giới]..

Cả 4 Thiền Sắc và Tứ Thiền Vô Sắc điều có Niết-Bàn, thông cho cả ngoại Đạo; duy A-la-hán đạt Diệt Tận Định tức Ngũ Thiền [diệt phiền não trong tam giới] thì vượt quá hàng ngoại Đạo.

>>> Diệt Tận Định tức Diệt Thọ Tưởng Định: Diệt Tận ĐịnhĐịnh Tam muội, làm cho tâm và tâm sở của LỤC THỨC [không hề nói đến Ý Căn Thức [manavijna] và A-lại-da Thức [Alayavijnana] cũng như Vô-Cấu Thức [Amalavijnana] hay Bạch Tịnh Thức hay Vô-Lượng Thức] dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng.

Đây là một trong những phương thức thiền cao nhất của Tiểu-Thừa Giáo dẫn tới định tâm [tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào.

Đây là phép định của bậc Thánh Tiểu-Thừa.

Khi vào phép Diệt Tận Định tức Diệt Thọ Tưởng Định nầy thì tâm trí vượt tới cõi Vô Sắc Giới [Arupadhatu], truớc khi đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, rồi đắc quả Phật và nhập Niết Bàn.

Chữ Phật ở đây là A-la-hán [Arhat], còn thiếu 9 danh-hiệu mới là bậc Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.

[xem Kinh Đại Phương TIện Phật Báo Ân, Kinh Đại Bát Niết Bàn Tập 2]

Tứ Quả A La Hán: sự thấy biết của các bậc nầy gồm thâu một Đại Thiên Thế Giới, tức gồm một ngàn trung thiên thế giới, 84.000 kiếp về trước và 84.000 kiếp về sau. Quá nữa thì không hiểu thấu. Sự thấy biết nầy không hơn Tiên Nhơn Hòang-Xích !

Theo Kinh Lăng Già [Lankavatara Sutra] có 4 lọai Thiền [Dhyana]:

  1. Quán Sát Nghĩa Thiền: Thiền định nhằm quán sát ý nghĩa.
  2. Ngu Phu Hành Thiền: Thiền định do phàm phu thực hành [Dhyana
    practiced by the ignorant] .
  3. Như Như Thực Pháp Thiền: Thiền định dựa vào Như Như.
  4. Như Lai Thiền: Thiền định tính thuần của Như Lai.

Hai cách Thiền sau là của chư Thượng-Địa Bồ-Tát và chư Phật Thế-Tôn.

Chính vì vậy, đức Phật đã BÁC-BỎ, nhưng KHÔNG HỦY-DIỆT Tứ Thiền, Bát Định của ngoại Đạo; nên trong 12 năm ròng rã Ngài đã giúp vô số ngoại Đạo nhập Tăng-Đòan, tu hành đắc A-la-hán quả theo Phật-Giáo.

Đây là điều cơ-bản mà hành-giả phải nắm rõ khi học Giáo-Nghĩa Đại-Thừa.

Vì lý do nầy người tu theo Đại Thừa Giáo hay Kim Cang Đại Thừa Giáo chỉ sót thương người tu theo Nhân Thừa, Thiên Thừa và Nhị Thừa chớ không phỉ-báng họ.

Kinh Đại Bát Niết-Bàn
26. Phẩm Di Giáo Thứ Hai Mươi Sáu
______________________________

Phật bảo A Nan: Lúc Ta chưa thành Phật thị hiện vào trong pháp ngoại đạo của Uất Đầu Lam Phất [Udraka-ramaputra: Uất Ðầu Lam, một trong các đạo sư mà thái tử Sĩ Ðạt Ða đã đến hỏi đạo sau khi Ngài xuất gia và trước khi Ngài thành Phật. Uất Ðầu Lam Phất cũng chính là thầy dạy của năm anh em Kiều Trần Như trước kia], tu học tứ thiền bát định.

Từ khi Ta thành Phật đến nay BÁC BỎ những pháp ấy khuyến dụ lần lần các phái ngoại Đạo, cuối cùng đến ông Tu Bạt Đà La, cho họ đều vào Phật Đạo.

Đức Như Lai dùng đuốc đại trí đốt tràng tà kiến, như đem lá cỏ khô ném vào trong ngọn lửa lớn.

Om Mani Padme Hum //www.facebook.com/110397320314103/posts/238146857539148

Tags: chánh niệmĐạo sưĐức Phậthạnh phúcHương Trầntam giớitâm tríthanh tịnhthiền địnhtích cựctinh thầntu hànhtu tậpxuất gia

Video liên quan

Chủ Đề