Thanh liêm chính trực là gì

Lấy việc công làm trọng

Trong thời gian làm quan đại thần triều Nguyễn ở Huế, Bùi Bằng Đoàn nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Cụ được nhà Vua sủng ái, các quan trong triều kính trọng, nhân viên và quan chức dưới quyền ngưỡng mộ, nhân dân kính trọng, tin cậy. Theo GS.TS. Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cụ Bùi Bằng Đoàn nêu tấm gương tất cả vì việc công. Là quan phong kiến với nhiều chức vụ khác nhau, từ Tri huyện đến Tri phủ, Án sát, Tuần phủ tỉnh, Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội, rồi cao nhất là Thượng thư Bộ Hình [lo việc tư pháp của Nam Triều], Bùi Bằng Đoàn luôn lấy việc công làm trọng, ngày đêm lo lắng cho công việc.

Như khi làm Tri phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, chính Cụ Bùi Bằng Đoàn đề xuất và tổ chức thực hiện đắp con đê ngăn mặn Bạch Long - công trình trị thủy lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng về dân sinh và kinh tế nông nghiệp cho nhân dân địa phương. Nhờ có đê Bạch Long mà nông dân ở đây khai thác thêm hàng nghìn hécta đất đai phì nhiêu để trồng lúa, trồng dâu. Ghi nhớ công đức của Cụ, người dân địa phương đã làm lễ tế sống vị phụ mẫu chi dân trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức.

Hay năm 1925, trước việc báo chí phản ánh cảnh phu điền ở Nam Kỳ bị bóc lột dã man, Chính phủ Nam Triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào thanh tra các đồn điền cao su của Pháp tại Nam Kỳ. Là người công minh, liêm khiết, mẫn cán và tác phong làm việc cẩn trọng, khoa học, Bùi Bằng Đoàn đã tiến hành điều tra trực tiếp, thấu đáo tại 45 đơn vị đồn điền cao su thuộc các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Chợ Lớn và Gia Định. Nội dung điều tra tập trung vào việc tổ chức sản xuất, sử dụng lao động, nhất là người lao động ở các tỉnh Bắc Kỳ vào và đời sống người lao động thông qua tiền lương, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, số giờ lao động trong ngày, số tiền lãi của chủ đồn điền Kết thúc cuộc điều tra, Cụ đã viết báo cáo, kiến nghị dày 100 trang bằng tiếng Pháp, nêu trung thực, khách quan và đầy đủ những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Nhờ đó, nhà đương cục lúc bấy giờ đã chấp nhận giảm thiểu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su.

Trên cương vị Thượng thư Bộ Hình từ năm 1933 - 1945, Bùi Bằng Đoàn có nhiều sáng kiến cải cách tư pháp, trong đó có việc bãi bỏ nhiều quy định không phù hợp ở 17 tỉnh, đạo của Trung Kỳ. Đồng thời, Cụ đã tấu trình và được Vua chấp thuận việc biên soạn, ban hành một số luật mới có nội dung tiến bộ, tổ chức lại các tòa án, quy định cơ chế tư pháp tân tiến, xây dựng đội ngũ tư pháp có chất lượng, nhất là thẩm phán

An dân, giữ nghiêm kỷ cương phép nước

Cái cốt lõi trong con người Cụ Bùi Bằng Đoàn là lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng; đã không làm quan [chế độ cũ], làm cán bộ của Nhà nước mới thì thôi, nhưng đã làm thì làm có trách nhiệm, làm việc mẫn cán với tư cách là thành viên tích cực. Chỉ riêng việc Cụ cho treo biển ở công sở Không nhận quà biếu cũng như cấm người nhà nhận quà biếu, khi đã trót nhận vì lý do gì đó [có thể không cố ý] thì người thân phải trực tiếp đem đi trả, cũng đủ thấy nhân cách rất đáng học tập ở Cụ.

GS.TS. Mạch Quang Thắng

Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay đánh máy bức thư trân trọng mời Bùi Bằng Đoàn tham gia việc nước. Từ một vị quan thanh liêm, chính trực, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, khâm phục, kính trọng tài đức, lý tưởng lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào vận mệnh nước nhà, Bùi Bằng Đoàn đã nhận lời tham gia Ủy ban Kiến thiết Quốc gia, Ban Cố vấn riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rồi trở thành Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Trên cương vị và trọng trách nào, Cụ Bùi Bằng Đoàn cũng thể hiện là người thanh liêm, chính trực, mẫn cán, một lòng đi theo cách mạng.

Chúng ta biết rằng ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong khi đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, thì ở các địa phương xuất hiện tình trạng ức hiếp dân, ỷ thế, lạm dụng mua bán quyền lực, làm cho dân oán. Vì thế, vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này là phải an dân, giữ vững kỷ cương, phép nước, làm cho trên dưới một lòng, mọi người dân, mọi tầng lớp đều đồng sức, đồng lòng tin tưởng vào Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hăng hái góp sức mình vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Và Ban Thanh tra đặc biệt đã ra đời, chỉ gồm 2 thành viên là Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận [khi đó là Bộ trưởng Bộ Canh Nông].

Ngay khi tham gia Ban Thanh tra đặc biệt, Bùi Bằng Đoàn đã quán triệt sâu sắc những ý kiến chỉ đạo của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nghiên cứu kỹ đơn, thư của các tầng lớp nhân dân và các nhân sĩ trí thức từ khắp nơi gửi về. Khi về các địa phương điều tra tình hình để giải quyết đơn thư của quần chúng, Bùi Bằng Đoàn gặp gỡ trực tiếp để nghe những người bị bắt và bị tạm giữ ở tỉnh trình bày và đề đạt nguyện vọng. Sau khi xem xét, nghiên cứu đầy đủ các tình tiết, Ban Thanh tra đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo địa phương và quyết định trả tự do cho hơn một phần ba trong số hơn 60 người đang bị giam giữ. Cách làm việc của Ban Thanh tra hợp tình hợp lý, hợp lòng dân, lấy lại được niềm tin của dân đối với Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong khoảng một năm từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946, Ban Thanh tra đặc biệt chủ yếu thanh tra ở một số tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nội dung thanh tra có cả tham ô, những người bị bắt kêu oan, những việc làm sai trái của cán bộ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, cả Chủ tịch tỉnh. Tuy chỉ mới là những hoạt động bước đầu của Ban Thanh tra, quyền hạn lớn, trách nhiệm nặng nề, còn nhiều khó khăn về kinh nghiệm, lực lượng, tổ chức, nhưng Bùi Bằng Đoàn đã làm tròn nhiệm vụ, góp phần giữ yên lòng dân, tăng cường được sức mạnh đoàn kết dân tộc. Khi Ban Thanh tra đặc biệt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ làm tròn sứ mệnh của thanh tra theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh về liêm khiết, thưởng phạt nghiêm minh, là thể hiện nhân cách theo đầy đủ ý nghĩa của từ này, bao gồm đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm với nước, với dân - PGS.TS. Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề