Từ Đà Nẵng đi Huế có bị cách ly không

Ngày 11-6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến tối ngày 10-6, sau 28 ngày không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 nào trong cộng đồng tại địa phương nên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành thông báo về một số biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh để xác lập trạng thái bình thường mới trong sinh hoạt và thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Thừa Thiên – Huế vẫn duy trì việc cách ly tập trung với người từ vùng dịch chưa qua 28 ngày. Đồng thời, tiếp tục yêu cầu các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản lưu niệm dọc tuyến quốc lộ 1 [hầm Hải Vân - cầu vượt Thủy Phù tại km 842 - đường tránh Huế - vòng xuyến vào phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà - địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị] tạm dừng hoạt động.

Các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự... tiếp tục được yêu cầu tạm dừng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim, pub beer; hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; các giải thi đấu thể thao; các bãi tắm biển trên địa bàn tỉnh chưa được phép mở cửa trở lại.

Trạm Giám sát dịch tễ phòng, chống dịch Covid-19 đặt tại phía Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo SGGP về cơ sở để Thừa Thiên - Huế vẫn áp dụng quy định cách ly tập trung 21 ngày đối với công dân đến hoặc trở về từ vùng dịch Đà Nẵng, bà Trần Thị Hoài Trâm, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Theo Quyết định số Quyết định 07/2020/QĐ-TTg ngày 26-2-2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để làm căn cứ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Theo đó, bệnh Covid-19 có thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày; thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày [thời gian được tính từ ngày trường hợp phát hiện mắc bệnh mới nhất được cách ly tại cơ sở y tế].

Theo ghi nhận, với chủ trương "siết chặt bên ngoài, nới lỏng dần bên trong" để phòng dịch cũng như khôi phục kinh tế của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 nên ngày 11-6, tỉnh này vẫn duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh dọc trên tuyến quốc lộ 1. Trong đó, những người đi từ vùng có dịch do Bộ Y tế công bố về Thừa Thiên - Huế đều phải cách ly 21 ngày. Riêng người đi xe máy từ Đà Nẵng muốn qua Huế sẽ được lực lượng chức năng trung chuyển bằng xe tải và xe khách từ đèo Hải Vân qua tỉnh này.

Cùng với đó, để không cản trở việc lưu thông hàng hóa, Thừa Thiên - Huế duy trì kênh đăng ký trực tuyến. Tài xế xe chở hàng hóa từ Đà Nẵng muốn đến Thừa Thiên - Huế phải đăng ký trước và chờ được chính quyền địa phương phê duyệt. Việc kiểm tra sẽ diễn ra ở các trạm kiểm dịch đặt tại thị trấn Lăng Cô [huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế]. Khi đăng ký thì lái xe phải ghi rõ địa điểm giao nhận hàng ở Thừa Thiên - Huế để lực lượng chức năng kiểm tra hành trình. Nếu khai báo sai nơi giao nhận hàng sẽ bị xử phạt. Riêng với những xe chở khách, xe chở hàng đi qua mà không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thì vẫn được qua trạm kiểm dịch như bình thường.

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế đối với bệnh nhân và người nhà ngoại tỉnh

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Bác sĩ Phạm Như Vĩnh Tuyên, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh viện đã gửi công văn đến các cơ sở khám chữa bệnh khác về vấn đề chuyển tuyến người bệnh trong thời gian dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại.

Theo đó, hạn chế tối đa việc chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Huế khi diễn biến vượt quá năng lực chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh.

Đối với các trường hợp bệnh nhân ngoại tỉnh phải đăng ký trực tuyến qua mạng tại website tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khamchuabenh hoặc gọi điện đến số 1900 1075 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký tái khám theo hẹn và thông báo đến các chốt kiểm soát để được đến khám bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Các bệnh nhân sau khi được chấp thuận đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế sẽ được bệnh viện bố trí xe đón lúc 10 giờ hằng ngày tại chốt phía Nam [Thị trấn Lăng Cô] hoặc mỗi ngày 2 lần tại chốt phía Bắc [Thị trấn Phong Điền] để đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 và 16 giờ chiều xe đưa trả về lại các chốt để về lại địa phương [nếu không điều trị nội trú].

Trường hợp cấp cứu, chuyển tuyến đến Bệnh viện Trung ương Huế, các cơ sở y tế liên hệ trực lãnh đạo bệnh viện với điều kiện trên giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng bệnh, dịch tễ và các yếu tố nghi mắc Covid-19 của người bệnh và người nhà đi kèm.

"Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 vẫn tiếp nhận khám, điều trị bình thường với việc sàng lọc, phân luồng người bệnh nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh và cán bộ y tế”, bác sĩ Tuyên cho biết.

VĂN THẮNG

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời một số biện pháp y tế đối với người đến/trở về Huế theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Anh
Theo đó, người đến/trở về từ các địa phương cấp độ 1 [vùng xanh]: Khuyến cáo có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR; tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương; xét nghiệm sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. 

Người đến/trở về từ các địa phương cấp độ 2 [vùng vàng]: Khuyến cáo có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. 

Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 [có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng]: Tự theo dõi sức khoẻ, giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương. Xét nghiệm sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ 7 ngày sau thời gian giám sát y tế. Xét nghiệm, sàng lọc theo kế hoạch của cơ quan y tế. 

Đối với người đến/trở về từ vùng cấp độ 3 [vùng cam]: Yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương]: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày; xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3 và ngày 7 bằng RT-PCR.  

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày sau khi hoàn thành cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú; xét nghiệm 4 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3, ngày 7 và ngày 14 bằng RT-PCR. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống khai báo y tế trực tuyến để giúp người đến/trở về Huế khai báo y tế dễ dàng, thuận tiện.

Đối với người đến và về từ vùng cấp độ 4 [vùng đỏ]: Yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc người được công bố khỏi bệnh COVID-19: Giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, tiếp tục theo dõi sức khoẻ 7 ngày; xét nghiệm 3 lần vào các ngày thứ 1 bằng test nhanh kháng nguyên; ngày 3 và ngày 7 bằng RT-PCR.  

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương, thực hiện xét nghiệm 4 lần trong quá trình cách ly vào các ngày thứ 1, 3, 7, 14 bằng RT-PCR. Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, giám sát y tế tại nơi cư trú/lưu trú 7 ngày và thực hiện xét nghiệm 2 lần trong thời gian giám sát vào ngày thứ 3 bằng test nhanh kháng nguyên, ngày thứ 7 bằng RT-PCR. Sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú đủ 28 ngày kể từ ngày về địa phương. 

Việc giám sát y tế, cách ly y tế tại nơi cư trú/lưu trú chỉ được thực hiện khi địa điểm cư trú/lưu trú đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, phê duyệt điều kiện bảo đảm giám sát y tế, cách ly y tế nơi cư trú/lưu trú theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp người thực hiện công tác, công vụ, đoàn ngoại giao, các nhà đầu tư và các trường hợp thực sự cần thiết khác yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính có giá trị trong 72 giờ; thực hiện khai báo y tế, quét mã QR; có văn bản báo cáo và được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phê duyệt phương án phòng, chống dịch cụ thể.

Trước khi đến/trở về Huế, công dân chỉ khai báo y tế trước khi qua chốt mà không cần đợi phê duyệt như trước đây. Theo đó, tất cả các công dân trước khi qua chốt phải khai báo y tế trực tuyến. Trong trường hợp công dân không khai báo được thì lực lượng tại chốt hỗ trợ khai báo, tất cả đều vận hành tại địa chỉ: //qr.thuathienhue.gov.vn.

Tiếp theo, công dân sẽ trình mã QR tại các máy quét ở chốt. Nhân viên y tế phụ trách xác nhận người qua chốt, kiểm tra kết quả trên màn hình, xác định cấp độ vùng dịch của người về theo 4 cấp độ của Bộ Y tế và lựa chọn hình thức cách ly, giám sát, theo dõi, hoặc không áp dụng phù hợp với từng cấp độ.

Nhật Anh


Video liên quan

Chủ Đề