Từ 16 đến 18 tuổi là tuổi gì năm 2024

Chào Ban tư vấn, em có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Em thắc mắc không biết khi nào được xem là trẻ em, khi nào được xem là vị thành viên, khi nào là thành niên. Do đó nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp em. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn!

Minh Anh - anh*****@gmail.com

Căn cứ pháp lý:

- Điều 20, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015;

- Điều 1 Luật Trẻ em 2016;

Tiêu chí Độ tuổi Trẻ em Dưới 16 tuổi Vị thành niên Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Thành niên Từ đủ 18 tuổi trở lên

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.

- Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Cho tôi hỏi chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định thế nào? - Quế Trân [Tiền Giang]

Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Nguyên tắc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Nguyên tắc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Điều 12 như sau:

- Các biện pháp phải bảo đảm thực hiện chính sách được quy định tại các Luật, Bộ luật.

- Bảo đảm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên công khai, minh bạch theo quy định pháp luật,

- Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo khi thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên.

- Nhà nước, chính quyền địa phương, gia đình và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện phù hợp với khả năng và lứa tuổi.

2. Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Điều 26 như sau:

- Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

- Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

3. Quy định về phổ cập giáo dục với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Quy định về phổ cập giáo dục với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Điều 14 như sau:

- Biện pháp thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:

+ Tuyên truyền, thông tin về chính sách phổ cập giáo dục để vận động thanh niên chưa được phổ cập tích cực tham gia học tập, phổ cập giáo dục;

+ Rà soát, thống kê, xây dựng kế hoạch tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên;

+ Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục cho thanh niên.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên, đặc biệt thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia phổ cập giáo dục;

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, triển khai tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên chưa hoàn thành phổ cập giáo dục.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động thanh niên chưa hoàn thành trung học cơ sở tích cực tham gia thực hiện phổ cập giáo dục;

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ rà soát, thống kê số lượng thanh niên chưa được phổ cập; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục;

+ Chủ động bố trí ngân sách địa phương thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, triển khai các hoạt động, chương trình, kế hoạch, tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo pháp luật ngân sách hiện hành.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

+ Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và gia đình thông tin, Tuyên truyền, vận động cho thanh niên học tập, phổ cập giáo dục;

+ Bố trí cơ sở vật chất, trường lớp, giáo viên và các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục.

- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm quyền cho thanh niên được học tập, phổ cập giáo dục.

-Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa được phổ cập giáo dục có nghĩa vụ tham gia học tập hoàn thành phổ cập giáo dục.

Con gái 18 tuổi gọi là gì?

Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên. Người thành niên [trên 18 tuổi] là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Năm nay 18 tuổi là sinh năm bao nhiêu?

Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Theo đó, người từ đủ x tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật thứ x của người ấy. Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2019.

Dưới 16 tuổi được hiểu như thế nào?

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Độ tuổi của thành niên Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Chủ Đề