Từ 0 đến 9 có bao nhiêu số lớp 1

Các bạn có biết có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số tự nhiên hay không? Vậy các bạn hãy cùng Studytienganh.vn tìm hiểu những số tự nhiên có 3 chữ số và những kiến thức liên quan nữa nhé! Hãy kéo xuống bên dưới để theo dõi bài viết này nhé!

1. Câu hỏi: Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số

  • A. 890 số
  • B. 900 số
  • C. 980 số
  • D. 555 số

Đáp án: B. 900 số

[Hình ảnh minh họa về chủ đề toán học]

Tại sao lại có 900 số các bạn có biết không nhỉ?

Trước hết các bạn phải xác định số nhỏ nhất có ba chữ số và số lớn nhất có ba chữ số đó là 100 và số lớn nhất là 999.

Dãy số trên là dãy số liên tiếp, có khoảng cách giữa hai số là 1 đơn vị.

Từ đó ta có thể tính được số hạng của dãy số trên là: 

[999−100]:1+1=900 [số hạng]

hoặc ta có thể tính bằng công thức: số cuối trừ số đầu +1 

Từ đó ta có đáp án có 900 số hạng là số tự nhiên có 3 chữ số

2. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau

Câu hỏi: Ta có thể viết được bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số khác nhau?

A. 648

B. 678

C. 748

D. 847

Đáp án: A. 648

[ Hình ảnh minh họa các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau ]

Cách giải: 

Gọi số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau là: abc.

Ta có,

Chữ số a có 9 cách chọn chữ số từ 1 đến 9 [khác chữ số 0]

Với mỗi cách chọn của a, ta sẽ có có 9 cách chọn chữ số b từ 0 đến 9 [khác chữ số a],

Mỗi cách chọn chữ số b, ta có có 8 cách chọn chữ số c [khác chữ số a, chữ số b]

Từ đó ta có tất cả 9.9.8  = 648 số có 3 chữ số khác nhau.

Vậy có 648 số có 3 chữ số khác nhau.

Ta có 9 cách chọn chữ số hàng trăm [bỏ số 0, từ 1 đến 9]

Có 9 cách chọn chữ số hàng chục ứng với mỗi cách chọn ở hàng trăm [bỏ số vừa chọn ở hàng trăm]

Với mỗi số hàng chục, ta có 8 cách chọn số ở hàng chục [bỏ số vừa chọn ở hàng chục và hàng trăm].

Vậy ta có số chữ số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau là: 

9.9.8 = 648 chữ số.

Đáp số: 648 chữ số

3. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số mà trong mỗi số có chữ số 1?

Câu hỏi: Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số mà trong đó mỗi số có chữ số 1:

A. 678

B. 478

C.234

D. 252

Đáp án: D. 252 số

Bài giải:

Ta đếm các số tự nhiên có ba chữ số rồi bớt đi các số ba chữ số không chứa chữ số 1.

Số tự nhiên có ba chữ số là : 100, 101, ... , 999, bao có 900 số   [1]. 

Trong các số trên, số không chứa chữ số 1 có dạng abc

Trong đó a có 8 cách chọn [từ 2 đến 9], 

b có 9 cách chọn [từ 0 đến 9 nhưng khác 1], 

c có 9 cách chọn [ từ 0 đến 9 và phải khác 1]

=> Có : 8.9.9 = 648 [số]   [2].

Từ [1] và [2] Vậy số lượng số tự nhiên có 3 chữ số mà trong đó có chữ số 1 là : 900 - 648 = 252 [số].

Ta thêm chữ số 0 vào dãy 1, 2, ... , 999 thành dãy mới 000, 001, ... , 999 để đếm số được dễ dàng.

Vậy có thể tính được có 252 số tự nhiên có 3 chữ số mà trong đó có chữ số 1 trong đó. 

Trên đây là những kiến thức giúp các bạn biết có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số và những kiến thức liên quan. Mong rằng bài viết của Studytienganh.vn có thể giúp bạn có những kiến thức mới mẻ và thú vị nhé!

Nằm trong chuỗi bài viết "Học toán thật thích", POMATH trân trọng giới thiệu tới quý phụ huynh và học sinh bài viết "Học toán thật thích số 1 - Làm quen với số tự nhiên từ 0 đến 9"


Chủ đề này nhằm giúp các bé hiểu được ý nghĩa của các số tự nhiên. Mỗi số là đại diện cho số lượng vật của một tập hợp nào đó. Số 1 ứng với tập hợp có 1 đồ vật, số 2 ứng với tập hợp gồm 2 đồ vật, ….Các bé cần biết thiết lập sự tương ứng giữa số và đồ vật cùng loại rồi khác loại để trừu tượng hóa những thuộc tính vật chất, chỉ giữ lại “số lượng”.


Mục đích của Ví dụ là dạy học về số 1. Trong mỗi bức tranh là hình ảnh khác nhau nhưng lại chỉ cùng một số lượng là số 1: một bông hoa, một chú lợn, một ông mặt trời, một hộp quà ... Phụ huynh hướng dẫn trẻ nối tất cả các bức tranh còn lại với số 1.


Cũng giống như ở Ví dụ 4, mục đích của Ví dụ là dạy trẻ số 2. Mỗi bức tranh là những hình ảnh khác nhau, có thể cùng đối tượng [mũ len, người] hoặc cũng có thể khác đối tượng [con cua và con tôm, su hào và súp lơ] nhưng cùng biểu thị số lượng giống nhau, đó là số 2.


Việc dạy học các số còn lại cũng có thể được thực hiện tương tự. Phụ huynh có thể đưa ra các bức tranh để trẻ nhận dạng về số lượng, từ đó giới thiệu về số tương ứng. Một điều lưu ý, đó là song song với việc giới thiệu về các số tự nhiên, nên cho trẻ luyện tập các bài tập nhằm phân biệt về giá trị của các số.


Ví dụ đưa ra các bức tranh thể hiện các số lượng khác nhau nhằm phân biệt số 1 và số 2. Có một điều đáng lưu ý trong bài toán này đó là có những bức tranh nối với số 1 hay số 2 đều có thể chấp nhận được. Ví dụ như ở bức tranh phía ngoài cùng bên dưới. Nếu như coi đơn vị là đôi gang tay thì phải nối bức tranh này với số 1, nhưng nếu coi đơn vị là chiếc gang tay thì lại phải nối với số 2 mới là hợp lý. Do đó, khi gặp phải những tình huống như thế này, phụ huynh nên kết hợp với việc vấn đáp trẻ. Đáp án của trẻ chỉ được chấp nhận là đúng khi trẻ đưa ra được lời giải thích hợp lý.


Cách tiếp cận các số tự nhiên được trình bày như trên là tiếp cận theo quan điểm phân lớp. Ngoài ra, có thể có cách tiếp cận khác thông qua mối quan hệ về giá trị giữa các số. Sơ đồ tiếp cận các số theo cách này được mô tả đơn giản như sau:


Đối với những số tự nhiên từ 2 đến 5, có thể cho trẻ tiếp cận theo quan điểm phân lớp. Tuy nhiên, đối với các số từ 6 đến 9, việc so sánh về số lượng theo tương ứng 1 – 1 dễ làm cho trẻ bị rối, do đó nên lựa chọn cách tiếp cận thứ hai.


Ở vùng khoanh tròn bên trong bức tranh, phụ huynh hướng dẫn trẻ đếm và điền số 5. Sau đó giới thiệu cho trẻ: Có 5 chú chó đang nô đùa, thêm một chú chó từ bên ngoài chạy vào, ta được 6 chú chó. Sau đó viết số 6 tương ứng với bức tranh bên ngoài.


Với cách này, khi hiểu được mối quan hệ giá trị giữa các số, trẻ sẽ thực hiện thao tác đếm một cách dễ dàng hơn. Đồng thời đây cũng là các hoạt động tiền đề để chuyển sang hoạt động làm tính với các con số.


Sự ra đời của các số tự nhiên được xuất phát từ nhu cầu đếm số lượng, trong khi hoạt động đếm luôn bắt đầu từ 1. Đó chính là lý do dẫn đến sự ra đời muộn của số 0. Số 0 với ý nghĩa là không có gì, giá trị không đã giúp hoàn thiện hệ thống số tự nhiên và việc biểu diễn các số thông qua các hệ cơ số.


Tuân theo đúng tiến trình của lịch sử, trẻ được tiếp cận với số 0 sau khi biết đến các số đếm từ 1 đến 9, với ý nghĩa là không có gì.


Bài toán tạo ra một tình huống để trẻ tiếp cận với số 0 và ý nghĩa của nó. Ở bức tranh đầu tiên, phụ huynh hướng dẫn trẻ đếm số chuối mà chú khỉ đang có và điền số vào ô trống tương ứng. Ở bức tranh thứ hai chú khỉ này đã ăn hết cả 3 quả chuối. Như vậy chú không còn quả chuối nào cả, tức là chú có 0 quả chuối. Phụ huynh giới thiệu cho trẻ số 0 và hướng dẫn trẻ viết số 0 vào ô trống tương ứng.



Chủ Đề