Trường phái lý thuyết là gì

Khách hàng: Chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi hiện nay có bao nhiêu trường phái về lý luận quản lý và nội dung của các trường phái này là gì?

Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Hiện nay, các trường phái về lý luận quản lý có thể kể đến là: trường phái kinh nghiệm, trường phái quan hệ giữa người với người, trường phái hành vi quần thể, trường phái hệ thống hiệp tác xã hội, trường phái hệ thống kỹ thuật xã hội, trường phái quyết sách, trường phái hệ thống, trường phái toán học, trường phái lý luận quyền biến, trường phái vai trò giám đốc, trường phái kinh doanh [hoặc quản lý quá trình làm việc, quản lý theo chức năng].

1. Trường phái quản lý theo quá trình làm việc

Trường phái này coi quản lý là quá trình những người làm việc trong một tập thể tổ chức cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Trường phái này thường được gọi là trường phái nghiên cứu kiểu truyền thống hoặc nghiên cứu một cách phổ cập, do Fayol sáng lập. Mục đích của họ là xác định, phân tích chức năng của nhân viên quản lý, kết hợp với thực tiễn quản lý.

2. Trường phái quan hệ giữa người với người

Trường phái này coi quản lý là mối quan hệ giữa người với người để nghiên cứu. Họ cho rằng, công tác quản lý không thể không thông qua con người để làm tốt công việc. Trường phái này sử dụng tâm lý học và tâm lý học xã hội để nghiên cứu vấn đề quản lý nhân sự.

3. Trường phái hành vi quần thể

Trường phái này được tách ra từ trường phái hành vi con người, vì vậy nó có quan hệ mật thiết với trường phái quan hệ giữa con người với con người, thậm chí dễ bị nhầm lẫn với nhau, nhưng điều quan tâm chủ yếu của nó là hành vi của con người trong quần thể chứ không phải là mối quan hệ giữa người với người. Cơ sở của nó là xã hội học, nhân chủng học và tâm lý học chứ không phải là tâm lý học cá nhân. Đặc điểm của trường phái này là coi trọng việc nghiên cứu hành vi quần thể, phương thức văn hóa và hành vi của quần thể nhỏ đến hành vi của quần thể lớn.

Nó thường được gọi là “khoa học về hành vi của tổ chức”. Danh từ “tổ chức” ở đây có thể là công ty, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, bệnh viện hoặc bất kỳ loại hình, hệ thống tổ chức nào của một quần thể trong một ngành và có khi dùng để biểu thị quan hệ hợp tác giữa người với người theo phương pháp của Barnard. Còn tổ chức chính thức là một tổ chức có chung một mục đích, do các thành viên tự thành lập. Thậm chí Argyris còn dùng từ tổ chức để khái quát “mọi hành vi của tất cả những người tham gia vào một sự nghiệp tập thể”.

4.Trường phái kinh nghiệm

Trường phái này cho rằng, quản lý là nghiên cứu kinh nghiệm, là sử dụng các phương án hoặc nghiên cứu theo kiểu so sánh đế giảng dạy và rút ra những kết luận về quản lý.

Tiền đề cơ bản của trường phái này là thống qua thành tích và hiệu quả của nhà quản lý để tìm hiểu sâu hơn hiệu quả của các phương pháp quản lý.

5. Trường phái hệ thống hiệp tác xã hội

Trường phái này mang đậm phong cách xã hội học. Xã hội học đã tiên hành công tác nghiên cứu như thế nào thì nó cũng tiến hành công tác nghiên cứu như vậy. Nó xác định tính chất quan hệ văn hóa của các loại đoàn thể xã hội, đồng thời tìm cách kết nối những mối quan hệ đó vào một thể thống nhất.

Người sáng lập ra trường phái này là Barnard. Ông là một nhà tư tưởng có tài hùng biện. Ông đã trình bày quá trình quản lý một cách căn bản và đưa ra lý luận về hợp tác. Ông cho rằng, cá nhân cần phải thông qua hợp tác để khắc phục sự hạn chế của bản thân và tính cục bộ của một tổ chức về các mặt sinh vật, vật lý, xã hội,... Từ tổng thể của hệ thống hợp tác, ông đã phát hiện mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức chính thức. Khái niệm tổ chức chính thức của ông không giống với khái niệm thông thường về tổ chức của những người làm công tác quản lý thực tế. Ông cho rằng, mọi người có thể cung cấp thông tin cho nhau, đồng thời tự giác cống hiến cho hệ thống hợp tác vì mục đích chung.

6.Trường phái hệ thống kỹ thuật xã hội

Người sáng lập ra trường phái này là Torist cùng các đồng sự của ông ở Viện Nghiên cứu Davistok [Anh]. Thông qua nghiên cứu, họ đã phát hiện các vấn đề nảy sinh trong phương pháp khai thác mỏ than của nước Anh và thấy rằng, nếu chỉ phân tích phương diện xã hội trong xí nghiệp là không đủ mà còn cần phải chú ý phương diện kỹ thuật của nó. Tác phẩm của trường phái này chủ yếu tập trung vào việc trình bày hệ thống kỹ thuật như sản xuất, công tác văn phòng, con người và các quan hệ trong công việc. Vì vậy, nó đặc biệt chú ý tới các vấn đề của những công trình công nghiệp. Lý luận của trường phái này tuy không bao hàm tất cả các vấn đề quản lý như một số người tôn sùng nó thường nói, nhưng nó đã đóng góp quan trọng cho thực tiễn quản lý.

7. Trường phái phương pháp hệ thống

Trường phái này nhấn mạnh phương pháp hệ thống trong việc nghiên cứu, phân loại, diễn đạt và lý giải tư tưởng quản lý một cách hiệu quả nhất.

Cái gọi là hệ thống, trên thực chất là một nhóm sự vật có mối liên hệ qua lại hoặc dựa vào nhau để tồn tại hoặc một thể thống nhất, phức tạp hình thành bởi sự tổ hợp những sự vật ấy. Những sự vật đó có thể giống như các linh kiện trong máy nổ của xe ô tô, cũng có thể giống như các bộ phận tạo thành cơ thể con người, cũng có thể giống như những khái niệm quản lý được tổng hợp một cách hoàn chỉnh. Nguyên tắc, lý luận và phương pháp là những cái thuộc về lý thuyết. Mặc dù chúng ta đã đề ra cho lý luận quản lý những giới hạn nhất định để có thể quan sát và phân tích một cách rõ ràng hơn, nhưng tất cả các hệ thống đều có tác động qua lại với môi trường xung quanh và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

8. Trường phái lý luận về quyết sách

Trường phái này tập trung phân tích, tìm hiểu ai là người đưa ra quyết sách, ra quyết sách như thế nào và toàn bộ quá trình để từ các phương án có khả năng tuyển chọn, rút ra được một phương án khả thi nào đó. Lý luận kinh tế, đặc biệt là lý luận về sự lựa chọn của người tiêu dùng là nền tảng tri thức của trường phái này trong việc nghiên cứu vấn đề quản lý.

9.Trường phái toán học

Trường phái này coi quản lý như một mô thức toán học và hệ thống của quá trình. Công việc nghiên cứu của trường phái này có cả sự đóng góp của các nhà vận trù học và các nhà khoa học về quản lý. Họ cho rằng, quản lý hoặc quyết sách đều có thể dùng ký hiệu toán học, quan hệ toán học để thể hiện.

10. Trường phái lý luận quyền biến

Trường phái này nhấn mạnh, công việc thực tế của người quản lý phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh.

Tư tưởng quyền biến trong quản lý gần giống với tư tường quản lý theo hoàn cảnh, thường được sử dụng rộng rãi. Nhưng có học giả còn cho rằng, cần phải phân biệt hai tư tưởng đó. Quản lý theo hoàn cảnh có nghĩa là, người quản lý làm việc gì đều phải căn cứ vào hoàn cảnh, còn quản lý quyền biến có nghĩa là, giữa sự biến đổi của hoàn cảnh và đối sách quản lý có một mối quan hệ qua lại tích cực.

Theo quan điểm quản lý quyền biến, nhà quản lý có thể căn cứ tình hình cụ thể của một dây chuyền lắp ráp để xác định một hình thúc tổ chức thích ứng với nó, đã được quy phạm hóa cao độ, đồng thời phải nghĩ đến tác động qua lại giữa chúng với nhau.

11. Trường phái vai trò giám đốc

Đây là một trường phái mới nhất, được các nhà nghiên cứu về quản lý, các nhà quản lý thực tế coi trọng và mở rộng. Trường phái này chú yếu thông qua việc quan sát hoạt động thực tiễn của giám đốc dể làm rõ nội dung vai trò của giám đốc. Từ lâu, nhiều người đã nghiên cứu công việc thực tế của giám đốc, song việc phát triển nó thành một luận thuyết như mọi người đều biết thì chỉ có Henry Mintzberg.

Koong cho rằng, mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có cống hiến nhất định của họ. Nhưng trong việc nghiên cứu công tác quân lý, chúng ta không thể lẫn lộn nội dung và phương tiện. Chúng ta không nên đánh đồng lĩnh vực quan hệ nhân quần với lĩnh vực quản lý, không nên coi quyết sách hoặc phương pháp toán học là trọng điểm rồi cho rằng đó là toàn bộ lĩnh vực cần phân tích.

Tóm lại, mỗi trường phái đều cung cấp cho các nhà quản lý những kiến giải và phương pháp có ích, nhưng cuối cùng chúng chỉ là công cụ chứ không phải là trường phái. Nói cách khác, trường phái quá trình quản lý vẫn là trường phái chính thống. Ông còn cho rằng, nguyên nhân tạo thành hỗn loạn rất nhiều. Có vấn đề về ngữ nghĩa, tức là việc sử dụng một số danh từ và hàm ý của chúng không thống nhất [như lãnh đạo, tổ chức, quản lý, quyết sách...]. Có những giả thiết đế chứng minh. Có sự hiểu nhầm đối với khái niệm “nguyên tắc”. Có thiên kiến phe phái... Nếu những vấn đề đó được giải quyết thì cái rừng về lý luận quản lý cũng sẽ được giải quyết.

Kết quả trực tiếp của luận văn của ông là:

Năm 1962, trường Đại học California đã tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề này. Tại cuộc hội thảo đó, Fayol đã đưa ra ý kiến phản đối luận điểm về tính phổ biến của quản lý. Ông nói, có 3 tổ chức được công nhận là quản lý tốt nhất, đó là Công ty Dầu mỏ Xin xi mi phan, giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và Đảng Cộng sản. Nếu theo những nguyên lý mang tính phổ biến thì có thể thay đổi tổng giám đốc hoặc quan chức cao cấp của 3 tổ chức đó. Nhưng như vậy thì rõ ràng là hoang tưởng. Do đó, tính phổ biến và tính khả biến trong quản lý sẽ bị phủ định. Fayol cho rằng, công việc của một giám đốc cũng có lúc mâu thuẫn với kinh nghiệm thực tế của ông ta. Các nhà doanh nghiệp Mỹ khống thể làm quan chức chính phủ. Các quân nhân Mỹ đi vào giới công nghiệp là vì điều đó có lợi cho việc ký được hợp đồng, chứ không phải là vì họ có nhiều năng lực quản lý.

E J. Roethlisberger cho rằng, nếu mọi người chú ý thích đáng đến những giải thích của các nhà nghiên cứu về kết quả thực nghiệm thì không khó đạt được lý luận quản lý nói chung. Theo R. Schlaifer thì thuyết quyết sách không phải và không thể là một bộ phận của lý luận quản lý. Ngay từ đầu, H. Simon đã không đồng ý với cách nói “rừng lý luận” của Koong. Từ đầu chí cuối, ông đã kiên trì ý kiến cho rằng, trong khoa học quản lý, về căn bản, không tồn tại cái gọi là rừng lý luận, không tồn tại sự hỗn loạn về ngữ nghĩa. Ngược lại, quản lý là một môn khoa học giàu sức sống, đang trong quá trình phát triển.

Theo cách nhìn của ông, lý luận quản lý vừa tiếp thu lý luận hệ thống vừa bổ sung cho lý luận hệ thống. Việc nghiên cứu hệ thống phức tạp này đòi hỏi sự tham gia của các nhà lý luận về quyết sách, các nhà nghiên cứu về khoa học hành vi... và trong tương lai, khoa học quản lý có thể sẽ là sự tổng hợp của nhiều luận thuyết. Cuối cùng, Koong đã đưa ra một ý kiến trung dung chủ trương rằng, bản thân quản lý là một môn khoa học, nhưng đồng thời cũng được sự giúp đỡ của rất nhiều môn khoa học khác thông qua thành quả nghiên cứu của các môn khoa học ấy. Ông mong rằng, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sẽ trở thành những hạt nhân của khoa học quản lý và hy vọng rằng, việc nghiên cứu quá trình quản lý sẽ dẫn đến một học thuyết chung về quản lý.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và Biên soạn]

Video liên quan

Chủ Đề