Trong hệ thống tài chính ngân sách nhà nước giữ vai trò nền tăng

Tài chính là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều hiện nay. Có nhiều vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Hệ thống tài chính là một trong số đó và thực chất thuật ngữ hệ thống tài chính có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính được biết đến chính là mạng lưới [hệ thống] các trung gian tài chính [ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm] và thị trường tài chính [thị trường cổ phiếu, trái phiếu] mà ở đó diễn ra việc tham gia giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau [tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu] có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn [tài trợ tín dụng]. Hệ thống tài chính hoạt động ở cấp quốc gia và toàn cầu. Hệ thống tài chính nói chung bao gồm các dịch vụ, thị trường và thể chế tài chính phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp mối liên kết hiệu quả, tối ưu và thường xuyên giữa các nhà đầu tư và người gửi tiền.

Nói một cách khác, hệ thống tài chính có thể được biết đến là nơi tồn tại của việc trao đổi phương tiện tài chính [tiền tệ] trong khi có sự phân bổ lại vốn [cơ cấu dòng vốn] vào các khu vực cần thiết [thị trường tài chính, doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng] để tận dụng tiềm năng của lý tưởng của tiền tệ và việc luân chuyển, sử dụng để nhận được lợi ích từ chúng. Toàn bộ cơ chế này được gọi là hệ thống tài chính. Các trung gian tài chính và thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chúng là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng.

Các trung gian tài chính và thị trường tài chính vẫn luôm luôn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của trung gian tài chính và thị trường tài chính đó chính là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng.

Nhìn chung, ta nhận thấy rằng các chủ thể là những người tiết kiệm muốn đầu tư vốn của họ vào những nơi an toàn và rủi ro thấp, có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt [ tức dễ sử dụng tiền của mình], có lợi tức cao để bảo vệ giá trị thực tế của các khoản tiết kiệm và đem lại thu nhập thường xuyên. Các chủ thể là nguời đầu tư nhìn chung muốn có các khoản vốn vay với số lượng khác nhau nhằm mục đích để đáp ứng nghĩa vụ về vốn và tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong điều kiện có tính bất định và rủi ro cao. Các định chế tài chính ra đời thực chất cũng đã góp phần điều hòa những yêu cầu này theo 3 cách chủ yếu được nêu cụ thể dưới đây, đó chính là:

– Thu hút các khoản tiết kiệm nhỏ của nhiều người, qua đó có được số tiền lớn để tài trợ cho các dự án đầu tư lớn.

– Nắm giữ cơ cấu tài sản đa dạng và cho vay vào nhiều mục đích khác nhau để nhằm mục đích từ đó các chủ thể sẽ có thể thu được hiệu quả quy mô lớn, lợi nhuận cao, trong khi vẫn phân tán được rủi ro.

– Kết hợp nguồn lực của nhiều người tiết kiệm để có thể từ đó cung cấp cả vốn ngắn hạn và dài hạn cho nhiều chủ thể là những người đầu tư.

2. Ý nghĩa, đặc trưng và phân loại hệ thống tài chính:

Ý nghĩa của hệ thống tài chính:

Một hệ thống tài chính được tổ chức tốt và vận hành trơn tru, hiệu quả là một điều kiện rất quan trọng trong một nền kinh tế hiện đại có tính chuyên môn hóa cao như trong thời đại hiện nay.

Đặc trưng của hệ thống tài chính:

Hệ thống tài chính hiện nay cũng được phân loại thành hai bộ phận chính cụ thể đó chính là thị trường tài chính và trung gian tài chính.

Trên thị trường tái chính, người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp tới những người có nhu cầu vay vốn.

Ví dụ cụ thể ta có thể kế đến như thị trường trái phiếu công ty. Tổng công ty dầu khí Việt Nam có thể bán trái phiếu ra công chúng để nhằm từ đó có thể tài trợ cho việc xây thêm nhà máy lọc dầu mới, và các cá nhân như chúng ta có thể sử dụng phần tiết kiệm dành được để mua những trái phiếu này.

Hình thức này cũng còn được gọi là tài chính trực tiếp. Mua cổ phiếu cũng là một hình thức tài chính trực tiếp.Các thành phần của hệ thống tài chính.

Hệ thống tài chính bao gồm các thành phần chính cụ thể như:

– Tài chính công [gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách] là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính doanh nghiệp là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Thị trường tài chính [gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn] là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính quốc tế là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính hộ gia đình, cá nhân là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính các tổ chức xã hội.

– Tài chính trung gian [bao gồm tín dụng, bảo hiểm].

Các thành phần này đều có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.

Cấu trúc của hệ thống tài chính:

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn bao gồm các cơ quan, tổ chức cụ thể như sau: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại.

Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạo ra, bên cạnh đó thì nó cũng là nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Trong hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn này có mối liên hệ thường xuyên với nhau thông qua những mối quan hệ nhất định.

Một vài khái niệm khác có liên quan:

Trung gian tài chính:

Cụ thể chúng ta có thể kế đến như ngân hàng, các quỹ tín dụng, các quỹ tương hỗ. Các tổ chức trung gian tài chính này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giữa những người có tiết kiệm với những người có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, mối liên kết ở đây gián tiếp thông qua các trung gian tài chính.

Ví dụ: các chủ thể sẽ có thể gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng dưới dạng tiền gửi, và ngân hàng có thể dùng số tiền của bạn để cho một doanh nghiệp nào đó vay. Do vậy hình thức này còn được gọi là tài chính gián tiếp.

Mặc dù dòng vốn bản chất sẽ đi từ bạn là người có tiết kiệm tới doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng trên danh nghĩa người vay tiền của các chủ thể đó sẽ là các trung gian tài chính chứ không phải các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, và người cho doanh nghiệp vay cũng là các trung gian tài chính chứ không phải bạn.

Ngân sách Nhà nước:

Ngân sách Nhà nước gắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, bên cạnh đó thì gân sách Nhà nước cũng được xem là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. Trong điều kiện của nền Kinh tế thị trường. Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô của nền kinh tế – xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để có thể thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp.

Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội:

Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Hoạt động tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biện pháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước.

Vai trò của Tài chính công có thể được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ tập trung nguồn lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường. Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu ngay.

1. Khái niệm tài chính công

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành ở các cấp từ địa phương đến trung ương. 

Không chỉ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế, đáp ứng các nhiệm vụ nhà nước cần thực hiện mà tài chính công còn có vai trò động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính trong xã hội.

2. 3 vai trò quan trọng của tài chính công

2.1. Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp ứng bởi TCC, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước. Vai trò của tài chính công được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: 

Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính

  • Đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời kỳ phát triển.
  • Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động.
  • Mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, trong đó, tính bắt buộc và không hoàn trả là nét đặc trưng. 

Phân phối các nguồn tài chính

  • Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được vào tay Nhà nước cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý.
  • Nhằm vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước
  • Bảo đảm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Kiểm tra giám sát

  • Đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
  • Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

2.2. Vai trò trong hệ thống tài chính

Dựa trên cách tiếp cận về cơ cấu sở hữu và khu vực kinh tế có thể chia hệ thống tài chính quốc dân thành hai bộ phận: Tài chính của khu vực Nhà nước và tài chính khu vực phi Nhà nước. 

Chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước

Sự chi phối đó được thể hiện trên hai mặt của quá trình phân phối các nguồn tài chính.

  • Một mặt, Tài chính phi Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các khoản thu của TCC để tạo lập các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đóng góp cho việc thực hiện các nhu cầu chung của xã hội.
  • Mặt khác, với quy mô lớn của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, TCC có thể đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tạo thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế phi Nhà nước, đồng thời có thể thực hiện sự trợ giúp về tài chính cho khu vực kinh tế này duy trì và đẩy mạnh hoạt động.
Chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước

Hướng dẫn các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

Hoạt động của TCC luôn gắn liền và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, do đó, các hoạt động thu, chi của TCC là tấm gương phản ánh các định hướng phát triển đó

Tác dụng hướng dẫn các hoạt động thu, chi trong hoạt động kinh tế xã hội của khu vực phi Nhà nước.

Chẳng hạn chính sách thuế có tác dụng hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư của Nhà nước có tác dụng “châm ngòi” thu hút đầu tư và hướng dẫn đầu tư của khu vực phi Nhà nước…

Điều chỉnh các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

Thông qua hoạt động kiểm tra của TCC có thể phát hiện những điểm bất hợp lý, những sự chệch hướng của các hiện tượng thu, chi trong các hoạt động phân phối nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của tài chính phi Nhà nước.

Đòi hỏi và có biện pháp hiệu chỉnh các quá trình kể trên đảm bảo cho các nguồn tài chính vận động đúng hướng và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng.

2.3. Vai trò thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô

Do vị trí đặc biệt của mình, tài chính Nhà nước trở thành công cụ đóng vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu đã định của kinh tế vĩ mô. 

Vai trò kinh tế của tài chính Nhà nước

Tài chính Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội 

Vai trò này được phát huy nhờ vào việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính Nhà nước trong hoạt động thực tiễn. Bằng việc tạo lập, phân phối và sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý các quỹ tiền tệ của Nhà nước, TCC tác động tới việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của toàn xã hội, từ đó tác động tới sự phát triển kinh tế – xã hội.

Thông qua công cụ thuế với các mức thuế suất khác nhau và ưu đãi về thuế, TCC có vai trò định hướng đầu tư; điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng phát triển của Nhà nước cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ; kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngành hoặc theo sản phẩm…

Thông qua hoạt động phân phối các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là quỹ Ngân sách Nhà nước, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi nhọn, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cần nâng đỡ khuyến khích [qua biện pháp trợ giá, trợ cấp…].

Tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế – xã hội, đảm bảo các tỷ lệ cân đối của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng.

Trong công cuộc xây dựng kinh tế, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nh Việt Nam, việc sử dụng các biện pháp tài chính để phát huy vai trò kinh tế của TCC nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế toàn diện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế được coi là mối quan tâm hàng đầu của chính sách sử dụng tài chính của Nhà nước.

Vai trò xã hội của tài chính công

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. 

Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của TCC để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng trong phân phối và góp phần giải quyết những vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô.

Trong việc thực hiện công bằng xã hội, thông thường tài chính công được sử dụng để tác động theo hai hướng: Giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp nhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

Công cụ thuế được sử dụng với chức năng tái phân phối thu nhập. ở đây các biện pháp thuế thường được sử dụng là: đánh thuế luỹ tiến vào thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hoá mà những người có thu nhập cao mới có khả năng tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn. Những biện pháp đó nhằm điều tiết bớt thu nhập của họ.

    • Để nâng đỡ các thu nhập thấp

Công cụ thuế được sử dụng theo hướng giảm thuế cho những hàng hoá thiết yếu, thường do những người có thu nhập thấp sử dụng và sử dụng phần lớn; Đồng thời sử dụng công cụ chi Ngân sách vào việc trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu và trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội theo các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô, vai trò của TCC được thể hiện chủ yếu qua các hoạt động chi tiêu – sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước.

Các quỹ tiền tệ này được sử dụng để tài trợ cho phát triển các dịch vụ công cộng như văn hoá, giáo dục, y tế, đặc biệt là dịch vụ Nhà ở, tài trợ cho việc thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội; hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp…

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với sự nảy sinh và tồn tại tất yếu những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về mặt xã hội, việc sử dụng các biện pháp tài chính để phát huy vai trò xã hội của TCC nhằm đảm bảo xây dựng một xã hội văn minh lành mạnh là điều rất cần được quan tâm thoả đáng.  

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô.

Sự phát triển ổn định của một nền kinh tế được đánh giá trên nhiều tiêu chí như: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững; duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao; thực hiện được cân đối cán cân thanh toán quốc tế; hạn chế sự tăng giá đột ngột, đồng loạt và kéo dài tức là cầm giữ được lạm phát ở mức vừa phải…

Để góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế, các biện pháp của TCC được sử dụng nhằm đảm bảo yêu cầu của các tiêu chí kể trên. Trong hệ thống các biện pháp của TCC, có thể nhận thấy các biện pháp được sử dụng thường xuyên như:

  • Tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hoá và tài chính nhằm đề phòng và ứng phó với những biến động của thị trường
  • Tạo lập quỹ bình ổn giá
  • Tạo lập và sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm…

Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, để khống chế và đẩy lùi lạm phát, các biện pháp của TCC thường được sử dụng như:

  • Cắt giảm chi tiêu Ngân sách, tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư
  • Vay dân qua con đường phát hành công trái, tín phiếu Kho bạc Nhà nước hoặc sử dụng công cụ tín dụng và lãi suất để thu hút lượng tiền mặt trong lưu thông làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ tiền – hàng…

3. Nội dung của tài chính công

3.1 Theo chủ thể quản lý trực tiếp

Chủ thể quản lý trực tiếp chính là những đơn vị sẽ giữ vai trò lãnh đạo và điều hành trực tiếp việc duy trì hoạt động của các đơn vị này.

  • Tài chính công tổng hợp: Tài chính công tổng hợp gồm 2 bộ phận: Ngân sách nhà nước và các Quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách. Chúng có vai trò trong việc sử dụng các quỹ công nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế, xã hội. 
  • Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước: Nguồn tài chính ở đây được sử dụng để duy trì hoạt động của của bộ máy nhà nước và cũng như cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc chức năng của các cơ quan đó. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước.
  • Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập : Có nhiệm vụ thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thủ trưởng các đơn vị là đơn vị quản lý trực tiếp.

3.2. Theo nội dung quản lý

  • Ngân sách nhà nước : Hoạt động của Ngân sách nhà nước nhằm duy trì việc hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ các chức năng của Nhà nước. Đặc trưng cơ bản là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước. 
  • Tín dụng nhà nước : Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa nhà nước với các tác nhân khác, thường được sử dụng để hỗ trợ Ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết. Tính đặc trưng của hình thức tín dụng nhà nước là mang tính tự nguyện và có hoàn trả.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về vai trò của tài chính công đối với nhà nước và nền kinh tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: để được tư vấn và giải đáp.

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề