Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị phạt hành chính bao nhiêu?

Công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự [NVQS] phải thực hiện theo đúng quy định về đăng ký, khám sức khỏe khi có giấy gọi…để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự

Theo quy định, công dân nam đủ 17 tuổi trở lên thuộc diện đăng ký NVQS lần đầu. Khi nhận được Lệnh gọi đăng ký NVQS công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký NVQS. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo Điều 4 Nghị định 120/2013 [sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022].

Cụ thể, phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký NVQS lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký NVQS.

Phạt tiền từ 8-10 triệu đồng khi có hành vi không đăng ký NVQS lần đầu [trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên]; không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định; không đăng ký NVQS bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến NVQS theo quy định; không thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định; không thực hiện đăng ký NVQS tạm vắng theo quy định.

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký NVQS.

Ngoài ra, công dân không được đăng ký NVQS khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự

Khi nhận được lệnh gọi khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân có nghĩa vụ có mặt đúng thời gian, địa điểm khám sức khỏe ghi trong giấy gọi khám sức khỏe thực hiện NVQS.

Trường hợp không có mặt hoặc có các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

Trong đó, lý do chính đáng được xác định là một trong các lý do như người có nghĩa vụ bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng… theo Điều 5 Thông tư 95/2014 của Bộ Quốc phòng.

Vi phạm quy định về nhập ngũ

Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022 quy định, công dân không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.

Trường hợp có hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe NVQS đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định thì mức phạt là 40-50 triệu đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ hai trường hợp đã nêu ở trên.

Ngày 6/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [gọi tắt là Nghị định 37].

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, lĩnh án 6 tháng tù giam4 tháng tù giam vì trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Đắk Lắk đã phỏng vấn Đại tá LÊ MỸ DANH, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh.

Đại tá Lê Mỹ Danh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh. Ảnh: Q.Anh

♦ Xin đồng chí cho biết Nghị định 37 có những điều chỉnh như thế nào về mức phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự?

Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, ngày 6/6/2022 của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Ngày 5/8/2022, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BQP hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu [hợp nhất giữa Nghị định số 120 và Nghị định số 37], qua đó, văn bản đã quy định các mức xử phạt mang tính răn đe hơn nhiều so với quy định các mức xử phạt cũ.

Cụ thể, phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc; không đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú; không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng. Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ hai trường hợp quy định nêu trên sẽ phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

Động viên thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2022. Ảnh: Q.Anh

♦ Được biết hiện nay, khá nhiều công dân nhập ngũ thuộc đối tượng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Vậy, xin đồng chí cho biết quyền lợi của người thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với các trường hợp này sau khi hoàn thành nhiệm vụ?

Quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự được thể hiện khá rõ tại Nghị định 37. Trong đó, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng [quy định cũ phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng] đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc. Đồng thời, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ đã xuất ngũ trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm ở cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

Nghị định 37 có hiệu lực thi hành từ ngày 22/7/2022, có nghĩa là sẽ được áp dụng ngay trong mùa tuyển quân năm 2023. Vậy hiện nay các cơ quan, đơn vị địa phương đã áp dụng nghị định này như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ thưa đồng chí?

Sau khi Nghị định số 37 được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2022, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Cơ quan thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ và tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Hiện nay, cơ quan quân sự cấp huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện ngay vào nhiệm vụ đầu tiên là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện. Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Nghị định số 37 sẽ phát huy hiệu quả, để công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ tại các địa phương đi vào nền nếp, đạt hiệu quả tích cực trong chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển quân hằng năm.

Trốn nghĩa vụ quân sự lần đầu bị phạt gì?

Phạt từ 02 triệu đồng – 04 triệu đồng: Như vậy, hiện nay không có quy định về “trốn nghĩa vụ lần đầu” nhưng nếu “trốn” nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ bị phạt vi phạm hành chính đến 04 triệu đồng.

Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu?

sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng. Tương tự đối với các hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập hoặc không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng cũng sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng.

Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn trách nhiệm nghĩa vụ quân sự là gì?

+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; + Phạm tội trong thời chiến; + Lôi kéo người khác phạm tội. Như vậy, người nào trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù với mức phạt cao nhất lên đến 5 năm.

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là gì?

Khoản 1 Điều 332 BLHS năm 2015 đã khái niệm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.

Chủ Đề